Tình hình nghiên cứu bệnh ghẻ mò bao lông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, triệu chứng lâm sàng và bệnh tích của chó mắc bệnh mò bao lông do demodex SPP tại phòng khám samyang animal clinic và biện pháp phòng trị (Trang 32)

2.3.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

Demodex canis được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1842 bởi Simon, mô

tả lần đầu tiên bởi Leydig vào năm 1859, tiếp theo là Mégnin (1877) và được mô tả chi tiết bởi Sokolovskii và French. Con ghẻ cái thường dài hơn con đực. Ngoài ra kích thước của ghẻ đực có thể rất khác nhau. Con cái trưởng thành có tổng chiều dài cơ thể là 177 - 265 µm và con đực có tổng chiều dài cơ thể là 146 - 251

µm với D.canis và viêm da liên quan đến ghẻ này đã được thảo luận trong hơn

500 ấn phẩm kể từ khi chúng được phát hiện.

Demodex injai (Desch và Hillier, 2002) lần đầu tiên được báo cáo vào năm 1997. Những con ghẻ này có thân hình dài và mảnh, với tổng chiều dài cơ

thể gấp hơn hai lần chiều dài của loài ghẻ D. canis.

Demodex cornei được phát hiện đầu tiên bởi Mason, được mô tả chi tiết

trong thế kỷ 20. Demodex cornei có thân ngắn và rộng, tổng chiều dài cơ thể của

chúng là 93 - 165 µm. Tuy nhiên, một số dữ liệu phân tử cho thấy D. cornei có lẽ

chỉ là một biến thể hình thái của D. canis. Ngày nay, các mô tả về hình thức cơ thể

được mô tả ở những con chó từ Ba Lan, Argentina, Ấn Độ và Thái Lan.

Ngoài nang lông và tuyến bã nhờn, Demodex canis còn được phát hiện có

mặt trong tuyến bạch huyết (El-Gindy, 1952), trong các mô (French Fe, 1964).

Theo Izdebska J.N (2010), có ba loài Demodex đã được tìm thấy: D.

canis, D. cornei và D. injai trên mẫu bệnh phẩm da của 39 con chó khỏe mạnh.

D. canis đã được tìm thấy trong da của 17 chó (tỷ lệ gần 42%) chưa có biểu hiện

triệu chứng, với cường độ lớn nhất trên mí mắt và trên miệng. D. injai đã được

tìm thấy trên 2 con chó bị tổn thương da (tỷ lệ gần 5%), trong khi đó D. cornei đã

được phát hiện ở 3 con chó (tỷ lệ trên 7%). Một trong những con chó này xuất

hiện sự đồng nhiễm của cả hai loài D. corneiD. canis là cao nhất.

Theo CAPC (2015), hình thái của ba loài Demodex spp. gây bệnh trên

chó: D. injai thân dài, mảnh, tổng chiều dài là 330 - 370 µm, D. canis thân hơi

dày, tổng chiều dài là 180 - 210 µm, D. cornei thân ngắn, tổng chiều dài là 90 -

140 µm.

Theo Sakulploy R and Sangvaranond A (2010) cho biết: có 3 loài

Demodex mà có thể gây ra bệnh ghẻ Mò bao lông ở chó, D. canis gây viêm nang

lông và mụn nhọt ở chó, D. injai gây ra da nhờn của chó, D. cornei có thể gây ra

bệnh ngứa trên da chó.

Theo Rojas M. de et al. (2012), Mò bao lông chó là một bệnh nặng ngoài

da và rất phổ biến ở chó. Chó có thể bị ảnh hưởng bởi ba loài Demodex, gây ra các triệu chứng lâm sàng. Ba loại hình thái của Demodex đã được phân lập từ những con chó Tây Ban Nha. Nghiên cứu hình thái và đặc điểm sinh học quan sát thấy có ba loài Demodex với một số đặc điểm khác biệt và có thể được xác

định là D. canis, D. injai D. cornei. Mò bao lông chó là một bệnh da liễu ký

sinh dưới da phổ biến gây ra bởi Demodex ssp.. Đa số các trường hợp lâm sàng

của chó mắc bệnh là do Demodex canis gây nên (Sakulploy R and Sangvaranond

A, 2010; Singh S.K et al. 2011).

Theo Fondati A et al. (2010), D. canis đã tồn tại với số lượng ít trên da

của hầu hết các con chó khỏe mạnh và đưa ra kết luận: dựa trên những kết quả

nghiên cứu của chúng tôi, ước tính tỷ lệ những con chó khỏe mạnh có D. canis

trong da không vượt quá ngưỡng 5,4%, với mức độ tin cậy 95%. Dựa trên những

công bố trước đây và kết quả nghiên cứu, Fondati A đề xuất rằng, mặc dù D.

suất tìm thấy D. canis ở chó bình thường là thấp.

Theo Frank Elwood French Jr, 1962, Demodex giai đoạn ấu trùng có 3 đôi chân, giai đoạn trưởng thành có 4 đôi chân, hoàn toàn phù hợp với tác phẩm chuyên khảo của Hirst (1919) và Sokolovskii (1952).

Ravera I et al. (2013) cho biết: Demodex có mặt trong da của tất cả các

con chó, không phân biệt với độ tuổi, giới tính, giống hoặc lông ngắn hay dài. Tuy nhiên, số lượng Demodex trong một con chó khỏe mạnh là rất ít. DNA Demodex được khuếch đại từ tất cả 20 điểm da nghiên cứu, không có khác biệt đáng kể về mặt thống kê. Sử dụng real-time PCR tìm Demodex, mặc dù số lượng

rất thấp, nhưng đã được tìm thấy D. canis trong những vùng da bình thường của

chó khỏe mạnh.

Theo S. Sivajothi et al. (2013), 32 con chó có vấn đề về da liễu được phát

hiện mắc bệnh Mò bao lông. Trong những trường hợp này, Mò bao lông đã được xác nhận bằng kiểm tra lâm sàng, kiểm tra bằng kính hiển vi các vết trầy xước

thu thập từ các tổn thương. Phát hiện thấy hai loại ghẻ là D. canis D. cornei,

chúng được xác định dựa trên môi trường sống và hình thái học. Phép đo vi mô được thực hiện trên 320 con ghẻ của hai loại Demodex khác nhau được thu thập

từ tất cả các trường hợp, trong đó xác định được Demodex canis có chiều dài cơ

thể trung bình là 211,81 ± 14,86 μm và chiều rộng trung bình là 37,68 ± 0,31 μm. Demodex cornei có chiều dài trung bình của nó là 137,15 ± 37,72 µm và chiều rộng trung bình là 38,28 ± 0,19 µm. Chiều dài của toàn bộ cơ thể và đuôi của cả hai loại ghẻ khác nhau có ý nghĩa thống kê nhưng kích thước hàm và chân không khác nhau đáng kể.

Tamura Y et al. (2001) cho biết: trong thời gian từ năm 1997 đến 1999, tỷ

lệ Demodex canis đã được xác định ở 150 con chó. Trong hai con chó, đã tìm

thấy hai loài Demodex khác nhau là Demodex canis và loài khác. Các loài

Demodex không xác định đã có một số đặc điểm hình thái khác nhau.

Theo Ordeix L et al. (2009), Demodex canis đã được tìm thấy trong lớp

dưới da của con chó Fox terrier wirehaired ở những vùng da bị rụng lông và da nhờn. Tiến hành kiểm tra mô học ở chó cho thấy tuyến bã nhờn tăng sinh lymphoma periadnexal - plasmacytic ở vùng da bị viêm. Theo dõi Demodex trên con chó bị bệnh, đã có bảy con chó được chữa khỏi sau 2 - 7 tháng điều trị bằng ivermectin. Sinh thiết da được lặp đi lặp lại sau khi điều trị ký sinh trùng trong

hai con chó đã điều trị và thấy sự xuất hiện của tuyến bã tăng sinh lympho - plasmacytic periadnexal nơi viêm da nhẹ và không có ký sinh trùng. Dựa trên những phát hiện trong hàng loạt trường hợp này, các giống terrier có thể có nguy

cơ cao đối với sự phát triển của D. injai gây ra bệnh rụng lông và da nhờn.

Hillier A và Desch C.E (2002) cho biết: Demodex canis đã được phát hiện

trong 4 con chó qua phương pháp cạo sâu dưới da và soi trên kính hiển vi.

Theo Badescu A.C et al. (2013), nghiên cứu 120 con chó bị bệnh có triệu

chứng lâm sàng, được chẩn đoán từ tháng 1 năm 2012 đến tháng 12 năm 2012,

Demodex canis được tìm thấy qua phương pháp cạo sâu dưới da và soi trên kính

hiển vi. Kết quả: tổng tần suất nhiễm ký sinh trùng trong nhóm nghiên cứu là 40,83%. Không tìm thấy mối tương quan có ý nghĩa thống kê với giới tính hay tuổi tác của chó.

Tsai Y-J et al. (2011) cho biết: Demodex canis đã được tìm thấy ở chó từ

các khu vực phía bắc của Đài Loan. Một phân tích các mẫu liên quan cho biết, tỷ

lệ nhiễm D. canis là 7,2% (73/1013). Tỷ lệ nhiễm cao nhất vào mùa đông, với tỉ

lệ trung bình là 12,5% (32/255). Tỷ lệ nhiễm dao động không đáng kể theo tháng, giới tính, tuổi tác và giống (P<0,05).

Sivajothi S et al. (2013) cho biết: trong thời gian hai năm nghiên cứu về da

liễu chó tại Bệnh viện Trường Đại học Khoa học thú y Tirupati, 32 con chó có vấn

đề về da liễu đã phát hiện có ghẻ Mò bao lông. Tỷ lệ nhiễm D. canis là 56,25%.

Fiorucci Fogel và Paradis (2015) cho biết: 18 con trong tổng số 23 con chó

(78%) đã tìm thấy Demodex canis trong da, trong khi đó 5 con chó (22%) là

Demodex cornei. Như vậy, số lượng Demodex canis luôn cao hơn Demodex cornei.

Theo Sastre N et al. (2012), các trình tự của ba loài Demodex giống hệt

nhau, trình tự bản sắc của D. canis là 99,6% và 97,3% giống với hai chuỗi D.

canis có sẵn tại ngân hàng gen. Các trình tự phân lập của D. cornei đều giống hệt

nhau cho thấy bản sắc 97,8%, 98,2% và 99,6% so với phân lập D. canis. Các

trình tự của hai mẫu D. injai cũng giống hệt nhau và cho thấy bản sắc 76,6% so

với trình tự D. canis. Kết luận D. canisD. injai là hai loài khác nhau, với một

khoảng cách di truyền 23,3%. Có khả năng D. cornei thân ngắn là một hình thái

biến thể của D. canis.

Theo Chen Y-Z et al. (2012) cho biết: tổng cộng có 3977 con chó được

phố Quảng Châu từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2009. Kết quả cho thấy 977 (chiếm 24,57%) chó dương tính với bệnh da liễu và 130 con (chiếm 13,31%) của những con chó có bệnh về da dương tính với nhiễm Demodex. Tỷ lệ theo mùa cho thấy cao nhất là tháng ba (4,15%) và thấp nhất là tháng mười hai (1,39%). Tỷ lệ nhiễm ở chó đực (3,67%), cao hơn so với những con chó cái (2,74%). Chó từ 1 - 5 tuổi có tỷ lệ nhiễm cao hơn với các độ tuổi khác. Điều tra này cho thấy tỷ lệ nhiễm Demodex chó ở các vùng lân cận thành phố Quảng Châu của Trung Quốc, chiếm 13,31% các trường hợp bệnh da liễu.

Ali MH et al.. (2011) cho biết: tổng cộng 48 con chó hoang (27 đực và 21

cái) đã được kiểm tra, trong đó có 30 (62,5%) đã bị nhiễm một hoặc nhiều loài

ghẻ. Hai loài ghẻ đã được xác định là Sarcoptes scabieicanis Demodex canis.

Tỷ lệ nhiễm ở chó 1 - 2 tuổi (68,9%) cao hơn so với con chó trên 2 - 4 tuổi (52,6%). Mức độ gây bệnh của ghẻ có ý nghĩa (P<0,05) ở con chó đực (66,6%) cao hơn so với con chó cái (57,1%). Những con chó gầy yếu và sức đề kháng kém có biểu bệnh cao (75,7%) so với con chó khỏe mạnh bình thường (33,3%). Tỷ lệ gây bệnh của ghẻ theo vị trí trên cơ thể chó có ý nghĩa (P<0,05), ở mõm (68,1%), tiếp theo khuôn mặt và cổ (66,6%), bụng (58,3%) và thấp nhất ở đùi và háng (40,0%).

Theo De Rojas M et al. (2012) nghiên cứu phân tử về ba hình thái của ghẻ

Demodex ở chó cho thấy mức độ biến đổi giữa các loài khác nhau và nguồn gốc địa lý. Mục đích của nghiên cứu này là đánh giá tính hữu ích của các dấu hiệu phân tử DNA ty thể trong việc thiết lập mối quan hệ phát sinh gen và giải quyết các câu hỏi về phân loại học ở ghẻ Demodex. Các nghiên cứu phân tử dựa trên sự khuếch đại và giải trình tự của gen 16S rDNA và cytochrom oxydase I. Kết quả cho thấy rằng cytochrom oxydase I là một công cụ hữu ích để giải quyết các câu hỏi phân loại khác nhau ở cấp độ loài và quần thể và để suy ra mối quan hệ phát sinh gen ở các loài Demodex. Tuy nhiên, rDNA ty thể 16S dường như là một dấu hiệu tốt để so sánh ở cấp độ giao thoa. Hơn nữa, từ khoảng cách di truyền và dữ

liệu phân kỳ, tác giả đề xuất rằng D. canis, D. injai D. cornei là đa hình của

cùng một loài.

2.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước

Theo Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996) cho biết: Mò bao lông Demodex

non, lông ngắn, gầy yếu, dễ mẫn cảm, nhất là khi chó bị sốt ho do virus. Mò bao lông cũng thấy trên da con vật khỏe, đặc biệt là những chó già. Vài tác giả cho

rằng mò D. canis là ký sinh trùng thường thấy và thật ra gặp trên tất cả chó nhưng

chỉ gây ra lở loét cho một số chó khi sức khỏe giảm hoặc khi da xây sát. D. canis

Cũng tìm thấy trên da người.

Theo Nguyễn Văn Thanh và cs. (2012), căn bệnh do cái ghẻ có tên là

Demodex canis gây ra, ghẻ ký sinh ở bao lông (màng bọc xung quanh chân lông)

hoặc trong tuyến mỡ dưới da của chó.

Theo Bùi Khánh Linh và cs. (2014), Mò bao lông thường ký sinh ở nang lông và gây viêm da, bệnh xảy ra quanh năm, ở mọi giống chó và tỷ lệ bệnh mắc tăng dần theo lứa tuổi. Tỷ lệ nhiễm bệnh ở chó ngoại (82,3%) cao hơn chó nội

(17,6%). Trong tổng số 136 ca bệnh về D. canis thì có tới 50 ca bệnh nằm trong

giai đoạn trên 36 tháng tuổi, chiếm 36,76%. Tiếp theo chó trong độ tuổi 12 - 36 tháng tuổi có 36 ca, chiếm 26,47%, chó ở độ tuổi 6 - 12 tháng tuổi có tỷ lệ mắc 19,85%, tiếp theo chó ở độ tuổi 2 - 6 tháng tuổi với tỷ lệ mắc là 11,03% và thấp nhất là chó trong độ tuổi dưới 2 tháng tuổi với tỷ lệ mắc là 5,88%. Như vậy, chó

PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3.1.1. Đối tượng nghiên cứu

- Các giống chó khác nhau ở mọi lứa tuổi có biểu hiện bệnh ngoài da,

được đưa đến khám tại phòng khám thú y Samyang animal clinic, số 29 N7A Nguyễn Thị Thập, Hà Nội.

- Demodex spp. thu thập tại địa điểm nghiên cứu.

3.1.2. Phạm vi nghiên cứu

a. Phạm vi thời gian: tháng 9/2018 - tháng 9/ 2019.

b. Phạm vi không gian: phòng khám thú y Samyang animal clinic, số 29 N7A Nguyễn Thị Thập, Hà Nội.

3.2. HÓA CHẤT VÀ DỤNG CỤ

a. Hóa chất:

Muối NaCl 0,9%, dung dịch sát khuẩn povidone 10%, dung dịch nhuộm Diff - Quick, thuốc tê…

b. Dụng cụ

Dao cạo, kính hiển vi, lam kính, la men, găng tay, gạc vô khuẩn, chỉ khâu, gang tay vô khuẩn, ống chống đông máu, syring 1ml, 3ml, 5ml, dầu soi kính, máy xét nghiệm sinh hóa máu, máy ly tâm, bộ kit sinh hóa máu…

3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.3.1. Khảo sát tình hình dịch tễ bệnh Mò bao lông ở chó tại phòng khám thú y Samyang animal clinic trong bốn năm 2016, 2017, 2018 và 2019 thú y Samyang animal clinic trong bốn năm 2016, 2017, 2018 và 2019

- Xác định tỷ lệ mắc bệnh ngoài da trên chó mang đến khám tại bệnh

viện Samyang animal clinic.

- Xác định tỷ lệ chó mắc bệnh do Demodex spp. theo lứa tuổi.

- Xác định tỷ lệ chó mắc bệnh do Demodex spp. theo tính biệt.

- Xác định tỷ lệ chó mắc bệnh do Demodex spp. theo kiểu lông.

- Xác định tỷ lệ chó mắc bệnh do Demodex spp. theo mùa vụ.

3.3.2. Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý bệnh Mò bao lông ở chó

Xác định các đặc điểm bệnh tích và triệu chứng lâm sàng bệnh Mò bao lông ở chó tại địa bàn Hà Nội.

3.3.3. Biện pháp phòng và điều trị bệnh ghẻ Mò bao lông ở chó

a. Biện pháp phòng bệnh Mò bao lông

b. Biện pháp điều trị bệnh Mò bao lông

3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4.1. Phương pháp theo dõi và thu thập thông tin

Thông tin chó đến khám tại phòng khám thú y Samyang animal clinic được lấy ngẫu nhiên, bao gồm tất cả các giống chó, ở mọi lứa tuổi được đưa đến khám tại cơ sở. Thông tin được lưu lại toàn bộ nhờ phần mềm IntoVet - cho phép theo dõi và quản lý bao gồm số hiệu, tên, tuổi, giống, tính biệt, dịch vụ đã sử dụng và các bệnh, thuốc đã từng điều tri.

3.4.2. Phương pháp hồi cứu

Dựa vào thời gian nghiên cứu và địa điểm nghiên cứu tiến hành thu thập thông tin chó đến khám tại phòng khám thú y Samyang animal clinc trong vòng 3 năm 2016, 2017, 2018. Toàn bộ thông tin khách hàng sử dụng dịch vụ phòng khám được theo dõi bằng phần mềm IntoVet. Số liệu thu thập được sẽ được xử lý bằng phần mềm thống kê Excell và phân tích SAS 9.1.3.

3.4.3. Phương pháp quan sát và đánh giá vùng da tổn thương

Xác định bệnh tích thông qua tổn thương ở da bằng phương pháp đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, triệu chứng lâm sàng và bệnh tích của chó mắc bệnh mò bao lông do demodex SPP tại phòng khám samyang animal clinic và biện pháp phòng trị (Trang 32)