Biện pháp phòng và điều trị bệnh mò bao lông trên chó

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, triệu chứng lâm sàng và bệnh tích của chó mắc bệnh mò bao lông do demodex SPP tại phòng khám samyang animal clinic và biện pháp phòng trị (Trang 54)

4.3.1. Biện pháp phòng bệnh Mò bao lông

Ngoài các yếu tố bên ngoài như nhiệt độ, độ ẩm ảnh hưởng đến sức khỏe của cún thì các yếu tố về dinh dưỡng, điều kiện chăm sóc cũng ảnh hưởng rất nhiều. Bên cạnh đó, do đặc điểm khí hậu miền Bắc nước ta là khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều kéo dài, một số giống chó ngoại thích nghi kém với khí hậu này rất dễ bị stress, kèm theo sức đề kháng cũng bị ảnh hưởng mạnh đây là cơ hội để Demodex có cơ hội phát triển và gây bệnh, do vậy công tác phòng bệnh đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Tiến hành theo dõi ảnh hưởng của biện pháp phòng bệnh Mò bao lông trên 10 cá thể chó trong 5 tháng, từ tháng 10 năm 2018 đến tháng 2 năm 2019.

Biện pháp 1: 5 cá thể chó khám tổng quát định kỳ hàng tháng, bao gồm kiểm tra lông da và soi da.

Bảng 4.8. Kết quả theo dõi phòng bệnh Mò bao lông trên chó bằng biện pháp khám tổng quát định kỳ hàng tháng.

Chỉ tiêu theo dõi

Cá thể 1 (Poodle - 13 tháng) Cá thể 2 (Poodle - 23 tháng) Cá thể 3 (Bichon - 27 tháng) Cá thể 4 (Phốc sóc - 15 tháng) Cá thể 5 (Shihtzu - 11 tháng) Tình trạng sức khỏe trước phòng bệnh Lông, da Bình thường Nấm tại đuôi và 2 chân sau Tai có vi khuẩn cocci Bình thường Tai có vi khuẩn cocci và nấm 2 chân sau Soi Demodex - - - - - Tình trạng sức khỏe sau 5 tháng khám tổng quát định kỳ Lông, da Bình thường Bình thường Bình thường Bình thường Bình thường Soi Demodex - - - - - (Ghi chú: - : âm tính)

Biện pháp 2: 5 cá thể chó sử dụng thuốc Advocate phòng các bệnh có liên quan đến nội, ngoại ký sinh trùng.

Bảng 4.9. Kết quả theo dõi phòng bệnh Mò bao lông trên chó bằng biện pháp Chỉ tiêu theo dõi

Cá thể 1 (Phốc sóc -11 tháng) Cá thể 2 (Poodle - 17 tháng) Cá thể 3 (Poodle - 24 tháng) Cá thể 4 (Corgi - 7 tháng) Cá thể 5 (Husky - 6 tháng) Tình trạng sức khỏe trước phòng bệnh Lông, da Bình thường Kẽ chân trước và gốc đuôi có vết nấm Bình thường Có ve tập chung ở 4 chân, hai bên má, tai Lông xơ, da có vảy gàu (chủ mới nhận nuôi) Soi Demodex - - - - - Tình trạng sức khỏe sau 5 tháng nhỏ Advocate Lông, da Bình thường Bình thường, khỏi nấm Bình thường Bình thường, không còn ve Da hết vảy gàu, lông bóng, mượt Soi Demodex - - - - - (Ghi chú: - : âm tính)

Từ kết quả trên, tôi đề xuất một số giải pháp phòng bệnh Mò bao lông trên chó như sau:

- Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ chuồng trại, nơi nuôi nhốt chó. Chó luôn tắm rửa sạch sẽ (định kì 1 - 2 lần/tuần), không tắm quá nhiều vì sẽ làm mất đi lớp dầu bảo vệ tự nhiên của lông, da.

- Định kỳ đưa cún đi kiểm tra sức khỏe tổng quát, 1 lần / tháng. Nếu chó có biểu hiện ngứa, rụng lông hay trầy sước ở da nên cho chó đi khám sớm nhất.

- Sử dụng đúng loại sữa tắm dành cho từng dòng chó (không dùng xà phòng, sữa tắm của người thay thế), những cá thể có da nhạy cảm cần sử dụng sữa tắm chuyên dụng, có độ pH phù hợp, an toàn cho da. Da bị viêm, nhiễm nấm cần dùng sữa tắm đặc trị.

- Tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng nâng cao sức đề kháng của chó với các bệnh nói chung và bệnh Mò bao lông nói riêng thông qua chế độ ăn uống, tập luyện, phơi nắng. Thực hiện công tác tiêm phòng vaccine đầy đủ và định kì hàng năm. Phòng các bệnh về nội, ngoại ký sinh trùng bằng Advocate.

- Thường xuyên mở lớp tập huấn, tuyên truyền về bệnh kí sinh trùng nói chung và bệnh Mò bao lông gây ra trên chó nói riêng và biện pháp phòng trị cho đội ngũ Thú y cơ sở và người nuôi chó.

4.3.2. Biện pháp điều trị bệnh Mò bao lông

Hiện nay, có rất nhiều sản phẩm được đưa ra thị trường dán mác điều trị ghẻ Mò bao lông và với mỗi một cơ sở thú y đều có quy trình điều trị riêng. Do vậy, trong nghiên cứu này không tiến hành thử nghiệm hiệu lực của các loại thuốc điều trị bệnh mà để đảm bảo hiệu quả điều trị được cao nhất, biện pháp điều trị bệnh được thực hiện như đã nêu trong phần phương pháp điều trị bệnh.

Kết quả điều trị bệnh Mò bao lông trên 4 cá thể mắc trong thời gian nghiên cứu tại phòng khám Samyang animal clinc được thể hiện trong bảng 4.10.

Bảng 4.10. Kết quả điều trị bệnh Mò bao lông trên chó

Loại thuốc Liều dùng Đường

đưa thuốc

Số con điều trị

Số con

khỏi Tỷ lệ khỏi Số tái nhiễm

Greentix (Amitraz) Pha 1ml / lit nước, 7 ngày/lần Tắm 4 4 100 0

Cephalexin 30mg/kgTT, 2 lần/ngày Uống Prednisolone 0,5mg/kgTT, 2 lần/ngày Uống Silymazin 10mg/kgTT, 2 lần/ngày Uống Advocate 0,1ml/kgTT, 2

lần/tháng Nhỏ da gáy

Từ bảng 4.10. cho thấy kết quả điều trị bệnh Mò bao lông tại phòng khám Samyang animal clincic rất cao, 100% các cá thể điều trị khỏi. Điều này cho thấy, Greentix với thành phần chính là Amitraz kết hợp với uống thuốc (Cephalexin, Prednisolone, Silymazin) và nhỏ Advocate cho hiệu quả điều trị tốt và không gây phản ứng phụ. Sau 2 - 4 tháng, lông đã mọc trở lại bình thường.

MỘT SỐ HÌNH ẢNH SAU ĐIỀU TRỊ

Trước khi điều trị

Sau điều trị

Hình 4.8. Kết quả điều trị sau 10 tuần ở chó Golden

Trước khi điều trị Sau khi điều trị

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN

1. Thành phần ghẻ gây bệnh Mò bao lông trên chó là loài Demodex

canis, tỷ lệ nhiễm Demodex chiếm 15,05%. Chó từ 1 - 3 tuổi bị nhiễm

Demodex là cao nhất. Tỷ lệ chó mắc bệnh ở giống đực chiếm tỷ thấp hơn so với tỷ lệ nhiễm ở chó cái, tỷ lệ chó mắc bệnh thuộc dòng chó lông dài cao hơn so với dòng chó lông ngắn, tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Bệnh Mò bao lông xảy ra rải rác ở hầu hết tất cả các tháng trong năm, tập trung chủ yếu vào mùa thu.

2. Triệu chứng lâm sàng bệnh Mò bao lông bao gồm: rụng lông, sẩn hồng ban, mụn mủ, tăng sắc tố và tổn thương có vảy, nằm trên mặt, khuỷu tay trước, khía cạnh của cổ, khớp quanh bụng và phù chân.

3. Đặc điểm bệnh tích của chó mắc bệnh Mò bao lông:

- Về mặt tế bào học: các tổn thương có dịch rỉ cho thấy bạch cầu trung

tính, hồng cầu, tế bào lympho, vi khuẩn staphylococcus và đại thực bào.

- Về sinh hóa máu: cho thấy thiếu máu, tăng bạch cầu trung tính và bạch

cầu ái toan, giảm albumin và tăng nồng độ globulin do liên quan viêm da mủ sâu. 4. Biện pháp phòng trị bệnh được đưa ra như sau: thường xuyên đưa thú cưng đi khám sức khỏe tổng quát định kỳ, thực hiện công tác vệ sinh và phòng bệnh cho thú cưng bằng sản phẩm Advocate. Khi chó mắc bệnh ghẻ Mò bao lông, cần điều trị sớm: cắt lông, vệ sinh vùng da bị ghẻ, kết hợp tắm với Greentix, uống thuốc phòng bệnh kế phát và nâng cao sức đề kháng cho thú cưng. Nhỏ Advocate 2 tuần/ lần, trong 1 tháng.

5.2. KIẾN NGHỊ

Dựa trên kết quả nghiên cứu về tình hình dịch tễ bệnh Mò bao lông và điều kiện khí hậu miền Bắc nước ta, khuyến cáo các nhà chăn nuôi, nhân giống chủ động trong công tác phòng bệnh, trước tiên về chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng đặc biệt trong các thời điểm giao mùa hay mưa nhiều, giai đoạn chó non và động dục vì đây là lúc cơ thể chó suy giảm sức đề kháng tạo điều kiện cho Demodex phát triển và gây bệnh.

Dựa trên kết quả điều trị bệnh Mò bao lông tại cơ sở cho hiệu quả, khuyến cáo người chăn nuôi có thể áp dụng phác đồ trong điều trị khi xác định chính xác nguyên nguyên gây bệnh.

Trên cơ sở các báo cáo đã được công bố, tiếp tục nghiên cứu các phác đồ điều trị mới cho hiệu quả cao, rút ngắn thời gian và chi phí cho người chăn nuôi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tiếng Việt:

1. Bùi Khánh Linh, Sử Thanh Long và Nguyễn Tuấn Anh. (2014). "Tình hình bệnh do demodex canis trên chó và xây dựng phác đồ điều trị". Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y. XXI. (4). tr. 75-80.

2. Nguyễn Văn Thanh, Vũ Như Quán và Nguyễn Hoài Nam (2012). Bệnh của chó, mèo. NXB Nông Nghiệp, Hà Nội. tr. 141.

3. Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996). Ký sinh trùng Thú y. NXB nông nghiệp, Hà Nội. tr.191-193.

II. Tài liệu tiếng Anh:

1. Ali MH, Begum N, Azam M.G and Roy B.C. (2011). "Prevalence and pathology of mite infestation in street dogs at Dinajpur municipality area ", J. Bangladesh Agril. Univ. 9(1). pp.111-119.

2. Aujla, R.S., Singla, L.D., Juyal, P.D. and Gupta, P.P., 2000. Prevalence and pathology of mange mite infestations in the dogs. J. Vet. Parasitol., 14. pp. 45-49. 3. Badescu A.C, Iancu LS. and Statescu L. (2013). "Demodex: commensal or

pathogen?", Rev Med Chir Soc Med Nat Iasi. 117(1). pp.93-189.

4. Ballari, Shashidhar, et al. "Pathology of canine demodicosis." Journal of Veterinary Parasitology. 23.2 (2009). pp. 179-182.

5. Barriga O.O, al-Khalidi N.W, Martin S and Wyman M. (1992). "Evidence of immunosuppression by Demodex canis", Vet Immunol Immunopathol. 32 (1- 2). pp. 37-46.

6. Caswell, J. L., et al. "A prospective study of the immunophenotype and temporal changes in the histologic lesions of canine demodicosis." Veterinary pathology . 34.4 (1997). pp. 279-287.

7. Chen Yi-Zhou, Lin Rui-Qing, Zhou Dong-Hui, Song Hui-Qun, Chen Fen, Yuan Zi- Guo, Zhu Xing-Quan, Weng Ya-Biao and Zhao Guang-Hui. (2012). "Prevalence of Demodex infection in pet dogs in Southern China ", African Journal of Microbiology Research. 6(6).pp 1279-1282.

8. De Rojas M, Riazzo C, Callejón R, Guevara D, Cutillas C. Molecular study on three morphotypes of Demodex mites (Acarina: Demodicidae) from dogs. Parasitol Res 111: 2165–2172, 2012.

9. Dongjie Cai, Qingfeng Zhang, Limei Zhang, Zhang Hongchao, Chí Tân Fu, Gaoming Anh, Guodong Liuvà Jianzhu Liu.(2014). "Prevalence of furmites in canine dermatologic disease in Henan, Hebei, Heilongjiang Provinces and Xinjiang Uygur Autonomous Region, China", Inter J Vet Sci. 3(1). pp. 29-32. 10. Dr. Michael Dryden, Zoology316: General parasitology, Spring Semester 2012,

Kansas State University.

11. EL-GINDY, H. The presence of demodex canis in lymphatic glands of dogs. Journal of the American Veterinary Medical Association, 1952, 121.906: 181-182.

12. Fiorucci, Fogel and Paradis. (2015). "Demodex cornei: podrían ser ácaros Demodex canis transformados, moribundos o muertos", Vet. Arg. XXXII(322).

13. Fondati Alessandra, De Lucia Michela, Furiani Nicla, Monaco Moira, Ordeix Laura and Scarampella Fabia. (2010). "Prevalence of Demodex canis-positive healthy dogs at trichoscopic examination", Vet Dermatol.21(2). pp. 51-146.

14. French JR: Biology and morphology of Demodex canis. Doctoral dissertation. Iowa State University of Science and Technology - Michigan: Frank Elwood; 1962, 108. 15. FRENCH, F. E. DEMODEX CANIS IN CANINE TISSUES. The Cornell

veterinarian, 1964, 54. pp. 270-290.

16. Henfrey, J.I., 1990. Canine demodicosis. In Practice, 12: 187-192.

17. Hillier A. and Desch C.E. (2002). "Large-bodied Demodex mite infestation in 4 dogs", J Am Vet Med Assoc. 220(5). pp. 7-623, 613.

18. Hillier A. and Desch C.E. (2002). "Large-bodied Demodex mite infestation in 4 dogs", J Am Vet Med Assoc. 220(5). pp. 7-623, 613.

19. Hirst, Stanley 1919. Studies on Acari. No. 1. The genus Demodex, Owen. British Museum (Natural History), [Studies] 1919. pp. 1-44.

20. Ivan Ravera, Laura Altet, Olga Francino, Mar Bardagí, Armand Sánchez and Lluís Ferrer, Development of a real-time PCR to detect Demodex canis DNA in different tissue samples, Parasitology Research, 108, 2, (305), (2011).

21. Izdebska J.N.(2010). "demodex sp. (acari, demodecidae) and demodecosis in dogs: characteristics, symptoms, occurrence", Bull Vet Inst Pulawy.54. pp. 335-338.

22. Jayagopala Reddy, N.R., Madhava Rao, P. and Yathiraj, S. 1992.

23. Kinga Gortel, Update on Canine Demodicosis, Veterinary Clinics of North America: Small Animal Practice, 36, 1, (229), (2006).

24. Kruger, T.F., Ackerman, S.B., Simmons, K.F., Swanson, R.J., Brugo, S.S., and Acosta, A.A. A quick, reliable staining technique for human sperm morphology. Arch

Androl. 1987. 18. pp. 275–277.

25. Leydig F: About hair follicle mites and itch mite. Arch Natur Berlin, 1859, 1: 338. 26. Leydig, Franz Ueber Haarsackmilben und Krâtzmilben. Archiv fur Naturgeschichte

25:338-354.

27. Mégnin, P. 1877. Memoire sur le Demodex folliculorum Owen. Journal de 11Anatomie et de la Physiologie Normales et Pathologiques de l'Homme et des Animaux 13. pp. 97-122

28. Mueller RS, Bensignor E, Ferrer L, et al. Treatment of demodicosis in dogs: 2011 clinical practice guidelines. Vet Dermatol 2012:23. pp. 86-96.

29. Mueller, R., and M. Shipstone. "Update on the diagnosis and treatment of canine demodicosis." Advances in Veterinary Dermatology 8 (2017): 206-209.

30. NaroAier TK. (2013). Animal health care veterinary, web:

http://animalhealthcareveterinary.blogspot.com/2009/06/mange-in-dogs.html 31. Nayak D.C, Tripathy S.B, Dey P.C, Ray S.K, Mohanty D.N, Parida G.S, Biswal S

and Das M. (1997). "Prevalence of canine demodicosis in Orissa (India)", Vet. Parasitol. 73. pp. 347-352.

32. Nedunchelliyan, S. "Skin pathology in demodectic mange in dogs." Indian J. Vet. Med. 9 (1989). pp. 54-55.

33. Noxon, James O. "UPDATE ON THE DIAGNOSIS AND MANAGEMENT OF DEMODICOSIS." College of Veterinary Medicine Iowa State University Ames, IA 50011-3619

34. Ordeix Laura, Bardagi Mar, Scarampella Fabia, Ferrer Lluis and Fondat Alessandra (2009). "Demodex injai infestation and dorsal greasy skin and hair in eight wirehaired fox terrier dogs", Vet Dermatol, 20(4). pp. 72-267.

35. Rodriguez-Vivas, R. I., et al. "Factors affecting the prevalence of mange-mite infestations in stray dogs of Yucatán, Mexico." Veterinary Parasitology 115.1 (2003). pp. 61-65.

36. Rojas Manuel de, Riazzo Cristina, Callejón Rocío, Guevara Diego and Cutillas Cristina. (2012). "Molecular study on three morphotypes of Demodex mites (Acarina: Demodicidae) from dogs", Parasitol Res. 111(5). pp. 72-2165.

37. S. Sivajothi, B. Sudhakara Reddy and V. C. Rayulu, Demodicosis caused by Demodex canis and Demodex cornei in dogs, Journal of Parasitic Diseases, 39, 4, (673), (2015). 38. Sakulploy R and Sangvaranond A. (2010). "Canine Demodicosis caused by

Demodex canis and short opisthosomal Demodex cornei in Shi Tzu dog from Bangkok Metropolitan Thailand", Kasetsart Veterinarians.20 (1). pp. 28-35.

39. Sastre N, Ravera I, Villanueva S, Altet L, Bardagi M, Sanchez A, Francino O, Ferrer L (2012) Phylogenetic relationships in three species of canine Demodex mite based on partial sequences of mitochondrial 16S rDNA. Vet Dermatol 23:509–e101.

40. Saari, Seppo, Anu Näreaho, and Sven Nikander. Canine Parasites and Parasitic Diseases. Academic Press, 2018.

41. Simon, G.1842. Ueber elne in den kranken und normalen Haarsâcken des Menschen lebende Milbe. Archlv fur Anatomie, Physiologie und Wissenschaftliche Medicin 1842. pp. 218-237.

42. Singh S.K, Kumar Mritunjay, Jadhav Krishnat and Saxena S.K. (2011). "An Update on Therapeutic Management of Canine Demodicosis", Veterinary World. 4(1). pp. 41-44.

43. Sivajothi, S., et al. "Morphometry of Demodex canis and Demodex cornei in dogs with demodicosis in India." International Journal of Veterinary Health Science and Research. 1.02 (2013). pp. 06-08.

44. Sokolovskii VA: Zheleznica (demodekoz) sobak i ee lechenie. (Canine demodicosis and its treatment) (In Russian). Abstract of PhD thesis. Harkov; 1952, 25.

45. Sudan V, Nabi SU and Vala J. (2013). "Concurrent Acarine and Mycotic Infestations in a Non Descript Male Dog and Its Successful Therapeutic Management ", J Vet Adv. 3(9). pp. 261-264.

46. Tamura Y, Kawamura Y, Inoue I, Ishino S: Scanning electron microscopy description of a new species of Demodex canis spp. Vet Dermatol 2001. 12. pp. 275-278.

47. Tsai Yu-Jen, Chung Wen-Cheng, Wang Lian-Chen, Ju Yu-Ten, Hong Chin-Lin, Tsai Yu-Yang, Li Yi-Hung and Wu Ying-Ling. (2011). The dog mite, Demodex canis: Prevalence, fungal co-infection, reactions to light, and hair follicle apoptosis, Journal of Insect Science 11:76 available online: insectscience.org/11.76.

III. Tài liệu Internet:

1. https://www.safarivet.com/

2. https://www.merckvetmanual.com/ 3. https://www.dogallergiesonline.com/ 4. https://capcvet.org/

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, triệu chứng lâm sàng và bệnh tích của chó mắc bệnh mò bao lông do demodex SPP tại phòng khám samyang animal clinic và biện pháp phòng trị (Trang 54)