Kịch bản của một số chủ đề giáo dục đã được tổ chức ở HĐNK

Một phần của tài liệu SKKN một số GIẢI PHÁP đổi mới HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA ở TRƯỜNG THPT DIỄN CHÂU 5 (Trang 31 - 35)

II. Một số giải pháp tổ chức các hoạt động giáo dục ngoại khóa tại trường THPT

2.4.Kịch bản của một số chủ đề giáo dục đã được tổ chức ở HĐNK

2. Các giải pháp cụ thể

2.4.Kịch bản của một số chủ đề giáo dục đã được tổ chức ở HĐNK

2.5. Phối hợp với gia đình, nhà trường và các tổ chức xã hội khuyến khích, tạo điều kiện để HS phát huy các năng lực, phẩn chất, kĩ năng đã được giáo dục ở các HĐNK

Gia đình là cái nôi, môi trường giáo dục đầu tiên, song giáo dục ở nhà trường có vai trò chủ đạo, còn xã hội chính là trường học lớn để con người rèn luyện, thích ứng và trưởng thành. Vậy muốn khuyến khích, tạo điều kiện để HS phát huy các năng lực, phẩm chất, kĩ năng đã được giáo dục thông qua HĐNK thì trước hết cần sự phối hợp, kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Đó là ba môi trường quan trọng tạo thành thế “chân kiềng” vững chắc trong giáo dục, hình thành và phát triển nhân cách con người nói chung cũng như phát huy các năng lực, phẩm chất, kĩ năng của HS nói riêng. Đối với HĐNK - mảnh đất phù hợp để phát triển nhiều kiến thức, kĩ năng quan trọng cũng như năng lực, năng khiếu của HS thì việc phối hợp giữa các bên chính là tiền đề cũng như là mục tiêu cần hướng tới.

2.5.1. Phối hợp với GV chủ nhiệm tạo điều kiện để HS phát huy các năng lực, năng khiếu và sở trường trong 10 phút đầu giờ và sinh hoạt cuối tuần

Thực tế hiện nay cho thấy thông thường các trường THPT trên toàn tỉnh đang thực hiện sinh hoạt 10 (15 phút) đầu giờ và tiết sinh hoạt cuối tuần. Nhưng nội dung sinh hoạt còn mang tính đơn điệu về hình thức, nghèo nàn về nội dung; sự quản lí giám sát của GVCN chưa được đầy đủ, vai trò cán bộ lớp chưa được phát huy nên chưa tạo được cái mới để lôi cuốn HS tham gia. Lí do này làm cho HS chưa có cơ hội phát triển các năng lực, năng khiếu và sở trường của bản thân.

Vì vậy chúng tôi nghĩ rằng, GVCN cần nắm bắt những đặc điểm, sở trường, năng khiếu của HS lớp mình; phối hợp với các tổ chức đoàn thể. Ở trường THPT Diễn Châu 5, Đoàn trường chịu trách nhiệm soạn thảo nội dung và xây dựng hình thức sinh hoạt 10 phút đầu giờ để các em có thể phát huy năng lực, năng khiếu và sở trường. Hình thức thực hiện: Cho các em tổ chức các buổi sinh hoạt được phê duyệt bởi Đoàn trường hoặc GVCN; tiếp thu, ghi nhận các ý kiến đóng góp của các em vào kế hoạch sinh hoạt của GVCN cũng như đưa các em vào ban soạn thảo của Đoàn trường.

2.5.2.Đổi mới hoạt động chào cờ thông qua lồng ghép nội dung của HĐNK

Qua khảo sát chúng tôi thấy rằng, tiết chào cờ đầu tuần mặc dù đã có nhiều đổi mới, tuy nhiên hiệu quả vẫn chưa cao. Nguyên nhân là hình thức chưa đa dạng, nội dung còn đơn điệu nên chưa thu hút được nhiều HS tham gia, chưa đặt HS vào vị trí trung tâm của quá trình giáo dục. Ví dụ như chủ đề tuyên truyền “Thanh niên với tổ quốc” chỉ có thuyết trình cho HS lắng nghe. Điều này làm cho HS cảm thấy nhàm chán, dẫn đến chất lượng của buổi tuyên truyền còn hạn chế về mặt hiệu quả.

Nhận thấy điều này, để tăng tính hiệu quả chúng tôi đã lồng ghép chương trình sân khấu hóa chủ đề “Thanh niên với tổ quốc” bằng hoạt cảnh “Tổ quốc gọi tên mình” “Thanh niên tình nguyện nhập ngũ khi tổ

30

quốc cần đến hi sinh vì độc lập dân tộc đến mẹ mất con và kết thúc hoạt cảnh là đất nước hoàn toàn độc lập” kết hợp các ca khúc cách mạng. Chính từ hoạt cảnh chúng tôi dàn dựng, đã thu hút được sự tập trung của HS. Nhiều HS và GV đã rơi nước mắt. Kết quả mang lại là HS và GV đã có sự lắng đọng về truyền thống yêu nước của dân tộc, sẵn sàng ngã xuống cho tổ quốc đứng lên của bao anh hùng liệt sỹ. Sự lắng đọng đó giúp HS biết trân quý truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.

2.5.3.Phối hợp với GV phụ trách hoạt động ngoài giờ lên lớp, hướng nghiệp lồng ghép các chủ đề HĐNK

Hoạt động ngoài giờ lên lớp và hướng nghiệp là hoạt động giáo dục có kế hoạch, có chủ đề cụ thể cho từng tháng, được thực hiện định kì một buổi 3 tiết trên tháng. Về nội dung, hoạt động giáo dục này cũng có nhiều nét tương đồng với HĐNK. Vì vậy, để tăng tính hấp dẫn cũng như tính giáo dục, mỗi năm như vậy nhà trường sẽ chọn một đến hai chủ đề để phối hợp với HĐNK. Chúng tôi tiến hành như sau:

- Phối hợp điều tra, tìm hiểu đặc điểm tình hình thực tế của nhà trường cũng như đặc điểm sở thích, năng khiếu của HS.

- Phối hợp lựa chọn nội dung/chủ đề gắn liền với mục tiêu của hoạt động ngoài giờ lên lớp và HĐNK.

- Phối hợp lựa chọn hình thức, thời gian và địa điểm tổ chức thực hiện. - Phối hợp lập kế hoạch, trình BGH phê duyệt.

- Phối hợp thực hiện theo kế hoạch được phê duyệt.

Ví dụ: Trong năm học 2020 - 2021, chúng tôi đã phối hợp thực hiện lồng ghép hoạt động ngoài giờ lên lớp, hướng nghiệp và HĐNK với chủ đề “Giáo dục An toàn giao thông” bằng hình thức sân khấu hóa tiểu phẩm dân ca Ví Dặm.

Kết quả đạt được là được sự đồng thuận và đánh giá cao của GV và HS. Nhiều HS đã thể hiện được năng khiếu, sở trường của mình. Đặc biệt sự kết hợp này không những mang lại hiệu quả cao về tính giáo dục mà còn rất hấp dẫn, lôi cuốn được nhiều người tham gia.

2.5.4. Trao đổi, phối hợp với gia đình nhằm tạo môi trường thuận lợi cho HS được thể hiện các năng lực, năng khiếu, sở trường

Để HS thể hiện và phát huy được sở trường, năng khiếu của mình, chúng tôi đã nghiên cứu và đưa ra quy chế phối hợp như sau:

- Phối hợp với BGH nhà trường, thông qua GVCN lớp và Hội nghị cha mẹ HS để phổ biến, tuyên truyền phụ huynh về vai trò HĐNK đối với sự phát triển của HS; lấy ý kiến phụ huynh ngay từ đầu năm học.

- Phối hợp với Ban đại diện cha mẹ HS để tổ chức nhiều sân chơi mới lạ, bổ ích cho HS tham gia.

Ví dụ: Năm 2019 - 2020 phối hợp với phụ huynh tổ chức “Hội trại, hội diễn văn nghệ, giải bóng chuyền” kỉ niệm 20 năm thành lập trường.

Kết quả là không những thu hút được nhiều HS tham gia ở các hoạt động bổ ích mà còn giúp các bậc sinh thành nhận biết rõ về sở thích và năng khiếu của con em mình, từ đó có những định hướng, tư vấn phù hợp.

2.5.5. Nhà trường thực hiện các điều kiện pháp lí để HS có thể tham gia các hội diễn, hội thi liên quan đến các chủ đề đã được tổ chức ở HĐNK

Hằng năm tại địa phương nơi trường đóng có tổ chức nhiều lễ hội, hội diễn như: Lễ hội Đền Cuông, hội diễn dân ca toàn huyện, các hội diễn nhân ngày lễ lớn. Nhận thấy những giá trị giáo dục cũng như việc phát triển năng khiếu cho HS mà những hoạt động này mang lại, Nhà trường luôn chủ động và có kế hoạch giới thiệu HS tham gia cũng như việc tập luyện. Nhằm tạo điều kiện pháp lí để HS tham gia, Nhà trường thực hiện như sau:

- Thứ nhất, họp chọn cử và ban hành quyết định về giám hiệu phụ trách chỉ đạo, đoàn thể chủ trì, nhóm GV hoặc GV thực hiện.

- Thứ hai, chọn cử đối tượng và lập kế hoạch tập luyện có xác nhận của BGH.

-Thứ ba, chọn cử GV hoặc nhóm GV đưa đón và ban hành quyết định.

- Thứ tư, hỗ trợ kinh phí tập luyện và tham gia hội diễn, lễ hội nhằm động viên khuyến khích HS.

- Thứ năm, tuyên dương những HS tham gia trước toàn trường.

Kết quả đạt được: Em Hoàng Thị Thu Hằng - Khóa 18, Nguyễn Thị Mỹ Thắm - Khóa 19 đạt giải cao tại Hội thi Thanh niên thanh lịch toàn huyện; đội dân ca trường đạt giải nhì toàn huyện; đặc biệt có em Cao Thị Khánh Linh 11A11 cùng đội dân ca của huyện dự thi cấp tỉnh và đạt giải nhất năm 2018.

2.5.6.Nhà trường thực hiện các điều kiện pháp lí để khuyến khích, động viên HS tham gia các hoạt động thiện nguyện, nhân đạo

Để tạo điều kiện pháp lí để khuyến khích, động viên HS tham gia các hoạt động thiện nguyện, nhân đạo trường chúng tôi thực hiện như sau:

- Về phong trào tình nguyện

+ Khuyến khích và cho HS đăng ký tham gia và có tuyên dương.

+ Duyệt đối tượng và ban hành quyết định cử HS tham gia các phong trào. - Về phong trào nhân đạo:

+ Chọn cử tổ chức đoàn thể chủ trì.

+ Tuyên truyền vận động bằng nhiều hình thức.

Ví dụ 1: Trường chúng tôi hằng năm đều tổ chức vận động phong trào nhân đạo như: “Tết vì HS nghèo”, phong trào “Sóng và máy tính cho em…” bằng hình

32

thức lồng ghép vào tiết chào cờ đầu tuần. Cụ thể là kể những mẫu chuyện gương về hoạt động nhân đạo và ý nghĩa cộng đồng, từ đó giúp HS hiểu rõ ý nghĩa và thực hiện.

Ví dụ 2: Về phong trào tình nguyện, thiện nguyện, trường chúng tôi chủ động phối hợp với địa phương hưởng ứng các hoạt động như: Tiếp sức mùa thi, Thanh niên với môi trường, trực chốt phòng chống Covid - 19, thắp nến tri ân,…

Kết quả về phong trào nhân đạo và tình nguyện, thiện nguyện của trường luôn luôn được HS hưởng ứng và được cấp trên đánh giá cao.

Một phần của tài liệu SKKN một số GIẢI PHÁP đổi mới HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA ở TRƯỜNG THPT DIỄN CHÂU 5 (Trang 31 - 35)