III. Hiệu quả của đề tài
5. Phạm vi và mức độ vận dụng
2.1. Với các cấp quản lí giáo dục
Giá trị giáo dục mà HĐNK mang lại đối với HS là rất lớn. Tuy nhiên, vì không có những quy định bắt buộc cũng như sự phụ thuộc nhiều vào các yếu tố khách quan như thời tiết và dịch bệnh nên đôi khi, nhiệm vụ này chưa được quan tâm đúng mức.
Do đó, để HĐNK đảm bảo sự ổn định, nhà trường cần lên một kế hoạch tổng thể cho từng năm học. Với từng chủ đề cụ thể, cần đa dạng phương án nhằm tránh trường hợp bị cắt xén hoặc trì hoãn bởi các yếu tố khách quan.
Ta cũng nhận thấy rằng việc rèn luyện kĩ năng và phát triển năng khiếu của HS rất thuận lợi thông qua HĐNK. Thế nên, nhà trường nên khuyến khích GVCN động viên HS lớp mình tích cực tham gia, và xem đó là một trong những kênh đánh giá hạnh kiểm.
Bởi không có những quy định ràng buộc về HĐNK nên tính sáng tạo của nhiệm vụ này là rất lớn, song cũng nảy sinh vấn đề ở chỗ vì không có tài liệu tham khảo nên các chủ đề còn phụ thuộc nhiều vào năng lực thực hiện từng nhà trường. Thế nên, để hoạt động này đảm bảo tính ổn định về chất lượng, thiết nghĩ Bộ GD & ĐT cần biên soạn tài liệu tham khảo để từng nhà trường thuận lợi hơn khi triển khai.
Cũng vì lí do trên, cộng với nhiệm vụ này thường xem là hoạt động 3, mà để thực hiện có hiệu quả một chủ đề thì hoàn toàn không dễ, cần sự đầu tư công sức, trí tuệ rất nhiều mà nhiều. Trách nhiệm thì cao song quyền lợi cũng như việc bình xét thi đua của hoạt động này vẫn còn đang bị xem nhẹ. Vì lí do đó, một số GV có vẻ không mặn mà khi thực hiện nhiệm vụ, có người còn biện lí do để thoái thác. Từ phân tích trên, thiết nghĩ các nhà trường và các cấp trên cần quan tâm hơn nữa cả mặt tinh thần và vật chất nhằm động viên, khen thưởng kịp thời các nhân tố nổi bật trong HĐNK.