Kết quả so sánh trước và sau khi đổi mới HĐNK

Một phần của tài liệu SKKN một số GIẢI PHÁP đổi mới HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA ở TRƯỜNG THPT DIỄN CHÂU 5 (Trang 38)

III. Hiệu quả của đề tài

2. Kết quả so sánh trước và sau khi đổi mới HĐNK

Về phía GV

- Số liệu so sánh GV trả lời và đánh giá cao ý nghĩa giáo dục của HĐNK (số liệu giữa bảng 1a và bảng 1b với 40 GV được hỏi).

+ Nâng cao năng lực GV, đáp ứng chuẩn nghề nghiệp GV THPT trong bối cảnh đổi mớinền giáo dục theo hướng hiện đại tăng từ tăng từ 70% đến 82,5%.

+ Tăng hứng thú học tập, rèn luyện cho HS thông qua các lĩnh vực khoa học và đời sống tăng từ 87,5% đến 90%.

+ Là hình thức quan trọng để phát triển toàn diện nhân cách cũng như hình thành và phát triển các kĩ năng mềm, phẩm chất, năng lực giữ nguyên 92,5%.

+ Là một tiêu chí lựa chọn và bồi dưỡng HS giỏi, HS năng khiếu tham gia các kì thi sáng tạo, văn nghệ, thể thao,…tăng từ 65% đến 70%.

- Số liệu so sánh GV có được tập huấn hay tham gia lớp bồi dưỡng để tổ chức HĐNK ở trường THPT hay không (số liệu giữa bảng 2a và bảng 2b với 40 GV được hỏi).

+ Học ở trường đại học vẫn giữ nguyên là 40%.

+ Được tham gia các lớp tập huấn do cấp trên tổ chức tăng từ 30% đến 62,5%.

+ Tìm hiểu qua các sách tham khảo tăng từ 17,5% đến 70%. + Tìm hiểu, học tập từ mạng internet tăng từ 72,5% đến 100%.

+ Trao đổi với đồng nghiệp trong và ngoài trường tăng từ 80% đến 85%. - Số liệu so sánh GV cho rằng việc tổ chức HĐNK được thực hiện theo kế hoạch với hình thức đa dạng và nội dung phong phú có xu hướng tăng từ 37,5% đến 100% (số liệu giữa bảng 3a và bảng 3b với 40 GV được hỏi).

- Số liệu so sánh GV xác định yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục của HĐNK ở trường THPT (số liệu giữa bảng 4a và bảng 4b với 40 GV được hỏi).

+ HĐNK chưa hấp dẫn, không lôi cuốn được nhiều người tham gia giảm từ 77,5% xuống 12,5%.

+ Khó khăn về thời gian, địa điểm và kinh phí tổ chức giảm từ 40% xuống 37,5%.

+ Áp lực của chương trình học nội khóa giảm từ 70% xuống 45%.

Về phía HS

- Số liệu so sánh HS trả lời HĐNK tổ chức có định kỳ có xu hướng tăng từ 45,6% đến 93,8 % (số liệu giữa bảng 5a và bảng 5b với 160 HS được hỏi).

36

- Số liệu so sánh HS cảm nhận về các chủ đề được tổ chức ở HĐNK (số liệu giữa bảng 6a và bảng 6b với 160 HS được hỏi).

+ Thích tất cả các chủ đề có xu hướng tăng từ 53,1% đến 93,8%.

+ Có chủ đề thích, có chủ đề không thích giảm từ 91,9% xuống 12,5%. - Số liệu so sánh nguyên nhân không thích một số chủ đề giáo dục ở HĐNK

(số liệu giữa bảng 7a và bảng 7b với 160 HS được hỏi)

+ Sự nghèo nàn về nội dung hay thiếu tính mới mẻ đã giảm đi rõ rệt từ 56,9% xuống còn 18,8%.

+ Hình thức tổ chức đơn điệu, trùng lặp giảm từ 57,5% xuống 15,6%. + Không phù hợp với sở thích, xu hướng của thế hệ trẻ giảm từ 71,3% xuống 20%.

+ Áp lực học của chương trình nội khóa giảm từ 38,8 xuống 26,9%.

Ngoài ra sau khi sử dụng đề tài vào thực nghiệm, để khẳng định thêm hiệu quả của đề tài chúng tôi tiến hành khảo sát 150 HS ở cả ba khối với nội dung:

Phiếu khảo sát thái độ học tập của HS sau khi triển khai đổi mới HĐNK

Họ và tên HS: ... Lớp ... Hãy trả lời câu hỏi dưới đây bằng cách đánh dấu x vào ô trống trong bảng có câu trả lời phù hợp với em

Nội dung đánh giá Thích Không thích Không thay đổi trong nhận thức và hành vi Thay đổi tích cực trong nhận thức và hành vi

Cảm nhận của em khi được tham gia các hoạt động giáo dục trong chương trình HĐNK?

Kết quả thu được như sau:

Nội dung đánh giá Thích Không thích Không thay đổi trong nhận thức và hành vi Thay đổi tích cực trong nhận thức và hành vi

Cảm nhận của em khi được tham gia các hoạt động giáo dục trong chương trình HĐNK? 135/150 (90%) 15/ 150 (10%) 96/ 150 (64%) 54 / 150 (36%)

Về phía GV, tiến hành khảo sát một số GV đã thực hiện nhiệm vụ HĐNK với nội dung sau:

Phiếu khảo sát ý kiến của GV sau khi thực hiện các chủ đề của HĐNK

Họ và tên GV: ... Nhờ thầy/cô trả lời câu hỏi dưới đây bằng cách đánh dấu (x) vào ô trống trong bảng có câu trả lời phù hợp với thầy/cô.

Nội dung đánh giá

Dễ thực hiện và có hiệu quả Khó thực hiện và hiệu quả không cao Tiếp tục thực hiện và nhân rộng Không tiếp tục sử dụng Tiếp tục sử dụng và có cải tiến

Ý kiến của thầy cô khi tham gia thực hiện đổi mới HĐNK?

Kết quả thu được như sau:

Trường Năm học Kết quả Dễ thực hiện và có hiệu quả Khó thực hiện và hiệu quả không cao Tiếp tục thực hiện và nhân rộng Không tiếp tục sử dụng Sử dụng có cải tiến THPT Diễn Châu 5 2020 - 2021 27/36 90,4% 9/36 9,6% 25/36 90,4% 4/36 4,8% 5/36 4,8% 3.Phân tích kết quả so sánh -Về phía HS

Qua số liệu thống kê, với việc áp dụng các giải pháp đổi mới HĐNK, chúng tôi nhận thấy các em vô cùng hứng thú với nội dung này và hình thức, phương pháp giáo dục đa dạng, linh hoạt, tạo môi trường cho HS được hoàn thiện, phát triển nhân cách và năng lực bản thân, đặc biệt là được rèn luyện về kĩ sống, có nhiều cơ hội để bộc lộ các sở trường, năng khiếu của bản thân.

-Về phía GV

Phần lớn GV tham gia thực hiện các giải pháp đổi mới HĐNK đều thống nhất cao và đồng thuận ý kiến tiếp tục sử dụng và nhân rộng hơn.

Như vậy, kết quả trên cho thấy việc xác định đúng hình thức và phương pháp để tổ chức HĐNK là việc vô cùng quan trọng. Nếu biết phát huy hiệu quả,

38

HĐNK chính là hình thức giáo dục gắn lí thuyết với thực hành, gắn nhà trường với địa phương, kết nối bục giảng và thực tiễn đời sống. Sau mỗi chủ đề được đổi mới, hứng thú học tập của HS được gia tăng; hiểu biết và rèn luyện về kĩ năng của HS được mở rộng và nâng cao; phẩm chất nhân cách của người học ngày càng hoàn thiện. Bản thân GV cũng được sáng tạo và làm mới mình trong nghề, mong muốn được cống hiến nhiều hơn cho sự nghiệp trồng người. Với những kết quả đó, chúng tôi có thể khẳng định rằng đề tài “Một số giải pháp đổi mới HĐNK ở trường THPT Diễn Châu 5” đã thực sự góp phần vào việc đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng giáo dục. Những đổi mới này góp phần không nhỏ vào phong trào xây dựng trường học hạnh phúc.

4.Những kết quả đạt được

Áp dụng đề tài nghiên cứu về “Một số giải pháp đổi mới HĐNK ở trường THPT Diễn Châu 5” đã góp phần tạo nên những kết quả đáng tự hào sau:

4.1. Về chất lượng học lực Xếp loại Xếp loại Năm học Sĩ số HS Tốt Khá TB Yếu Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 2017 - 2018 1612 29 2 937 58 627 39 19 1 2018 - 2019 1563 27 2 916 59 587 38 22 1 2019 - 2020 1502 55 4 798 53 610 41 39 3 2020 - 2021 1417 99 7 849 60 460 32 9 1

Từ bảng tổng hợp về học lực của HS toàn trường trong 4 năm học gần đây cho ta những thông tin quan trọng sau:

- Số HS giỏi toàn diện có chuyển biến mạnh mẽ. Nguyên nhân theo chúng tôi tìm hiểu và khảo sát cho thấy các em đã chuyển dần từ học lệch sang đều các môn học hơn. Trước đây, có những em điểm số trung bình trên 8,0 nhưng không được HS giỏi toàn diện do có một môn nào đó dưới 6,5 hoặc một trong hai môn văn, toán dưới 8 điểm. Thế nhưng trong 2 năm học gần đây, số HS có điểm số như thế đã giảm đáng kể.

- Số HS khá cũng có xu hướng tăng, đặc biệt trong năm học 2020 - 2021. - Số HS yếu và trung bình cũng có xu hướng giảm.

Nguyên nhân của kết quả này do các em đã chú ý nhiều hơn đến tất cả các môn học, đặc biệt ở các môn học xã hội.

Xếp loại Năm học Sĩ số HS Tốt Khá TB Yếu Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 2017 - 2018 1612 1038 64,5 488 30 79 5 6 0,5 2018 - 2019 1563 1085 69 370 24 94 6 12 1 2019 - 2020 1502 1043 69 389 26 56 4 13 1 2020 - 2021 1417 1063 75 301 21 43 3,5 6 0,5

Qua bảng tổng hợp hạnh kiểm của toàn trường trong 4 năm học vừa qua ta thấy ý thức của HS trường THPT Diễn Châu 5 đã có sự chuyển biến rất rõ ràng. Đặc biệt trong năm học (2020 - 2021), hai loại hạnh kiểm đáng quan tâm nhất là tốt và yếu đều có sự tiến bộ vượt bậc. Số liệu làm chúng tôi lạc quan nhất trong năm học này là số HS xếp hạnh kiểm yếu chỉ còn 6 em.

4.3. Về kết quả thi tốt nghiệp, đại học - cao đẳng hay thi HS giỏi cấp tỉnh, hội khỏe phù đổng, hội thao quốc phòng - an ninh hội khỏe phù đổng, hội thao quốc phòng - an ninh

- Số HS đậu tốt nghiệp của trường: 100% trong 2 năm học (2017 - 2018)

(2020 - 2021), các năm còn lại đều trên 98%.

- Những năm từ 2015 trở về trước, do nhu cầu công việc nên HS đổ xô học theo khối A, B. Một số em dù có năng lực ở khối C, D nhưng vì tác động khách quan nên quyết định bỏ khối mình yêu thích, kết quả đạt được rất thấp. Với mục đích làm sinh động các kiến thức trong sách giáo khoa, đặc biệt với các môn xã hội, khơi dậy niềm đam mê các môn học xã hội, các câu hỏi của các sân chơi trí tuệ luôn có một số lượng câu hỏi thuộc các lĩnh vực này phong phú. Hiệu ứng của nó là nhiều HS đã yêu thích các môn này hơn và tự tin trong quyết định của mình trong khối thi C, D. Kết quả những khối thi này cũng tăng lên đáng kể.

- Với một số trường THPT hiện nay, chọn đội tuyển HS giỏi các môn xã hội rất khó khăn, đặc biệt như môn Giáo dục công dân, vì nó không hỗ trợ nhiều trong thi đại học của các em sau này. Tuy nhiên, sau khi nhà trường tổ chức các sân chơi với sự phong phú câu hỏi thuộc lĩnh vực xã hội, nhiều em đã hào hứng và tự tin tham gia học đội tuyển. Kết quả HS giỏi của trường ở các môn học xã hội luôn ở tốp cao trong tỉnh, đặc biệt với môn Giáo dục công dân. Cụ thể như trong 3 năm học gần đây, 9 HS tham gia môn này đều đậu, trong đó có 2 em đạt giải nhì, 2 em đạt giải ba.

- Từ việc được rèn luyện ở các sân chơi thể thao tại trường, nhiều HS đã đạt thành tích cao tại Hội khỏe Phù Đổng cấp tỉnh. Cụ thể:

+ Hội khỏe Phù Đổng lần thứ XVIII - 2018: Đào Quang Thái 12A8, Trương Công Thứ 11A1, Trần Thị Trà 11A7, Đinh Thị Liên 10A11 đạt giải Nhất môn đẩy gậy; Cao Văn Ngọc 12A10 giải Nhất nhảy cao nam, ngoài ra còn có nhiều em đạt giải Nhì và giải Ba.

40

+ Hội khỏe Phù Đổng lần thứ XIX - 2020: Nguyễn Thị Quốc 12A1 giải Nhất nhảy cao nữ, Nguyễn Đức Thiệu 12A4, Đặng Thị Thúy Lan 11A10 giải Nhất môn bơi.

- Tại Hội thao an ninh quốc phòng cấp tỉnh năm học 2020 - 2021, đội tuyển của nhà trường cũng vinh dự là 1 trong 20 đội tuyển có thành tích cao, được biểu dương.

4.4. Về việc khám phá tri thức, giáo dục đạo đức và rèn luyện kĩ năng sống, năng khiếu sống, năng khiếu

- Tạo được môi trường gần gũi, thân thiện giữa thầy và trò trong nhà trường. - Qua các sân chơi trí tuệ đã phát huy năng lực tư duy, vốn hiểu biết của cả thầy và trò.

- Ý thức, lễ phép và sự tự tin của HS có sự chuyển biến rõ rệt.

- Hiệu quả cao trong việc ôn tập kiến thức đã học hay phổ biến, tìm hiểu về các kiến thức cuộc sống hàng ngày hay pháp luật, vệ sinh môi trường, sức khỏe,... Cụ thể như HS đã có ý thức tiết kiệm hơn trong việc sử dụng điện, nước hay gìn giữ vệ sinh chung.

- Làm sinh động các kiến thức trong sách vở.

- HS có nhiều cơ hội rèn luyện các năng khiếu như ca nhạc, múa, đóng kịch, biểu diễn võ thuật, hội họa,…

- Số HS bị kỉ luật ngày càng có xu hướng giảm. Đặc biệt như trong học kì 2 của năm học 2019 - 2020, Hội đồng kỉ luật của Nhà trường không phải xử lí kỉ luật HS nào.

- Trong 2 năm học gần đây, số HS có thai lúc đang đi học đã có xu hướng giảm, đặc biệt trong năm học 2020 - 2021.

4.5.Về công tác phong trào, thiện nguyện, nhân đạo, lao động công ích

Từ việc lên kế hoạch tổng thể và kế hoạch chi tiết các chủ đề HĐNK, sự kết hợp chủ động và tích cực với chính quyền, các tổ chức chính trị, xã hội tại địa phương, công tác phòng trào, thiện nguyện, nhân đạo, lao động công ích của nhà trường đã thu được nhiều kết quả đáng tự hào.

Về công tác phong trào, Nhà trường đã hoàn toàn có kế hoạch chủ động để tham gia các hội thi, cuộc thi do cấp trên tổ chức và có kết quả cao. Chẳng hạn như năm học (2017 - 2018), em Lương Thị Thảo (lớp 12A2, khóa 18) đạt giải Ba cuộc thi An toàn giao thông quốc gia; năm 2019 em Cao Thị Lan Anh (lớp 12A11, khóa 19) đạt giải Ba Hội thi Tiếng hát làng Sen; năm 2017 và 2018, HS của trường đều đạt giải Nhì hội thi Thanh niên thanh lịch toàn huyện Diễn Châu, năm học 2019 - 2020, đội dân ca của trường dành được giải Nhì trong Hội thi Tiếng hát dân ca toàn huyện,…

Về hoạt động thiện nguyện, nhân đạo, sau khi thấm nhuần tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách từ các buổi tuyên truyền và các buổi giáo dục giá trị sống, toàn thể HS nhà trường luôn có ý thức cao trong các hoạt động thiện nguyện, nhân đạo. Cụ thể, 100% đoàn viên thanh niên nhà trường mua tăm, bút bi ủng hộ Hội người mù, Hội nạn nhân chất độc da cam, Tết sum vầy, ủng hộ một số

HS có hoàn cảnh khó khăn hay bị bệnh hiểm nghèo, tai nạn,… Những phong trào này không những giúp HS nhận thức được đầy đủ ý nghĩa nhân văn của nó mà còn giúp Nhà trường chủ động với nhiều phương án giáo dục, chẳng hạn như việc học trực tuyến một số đợt ở các năm học (2019 - 2020, 2020 - 2021 và 2021 - 2022).

Về lao động công ích, HS của trường đã hưởng ứng nhiệt tình các đợt phát động của huyện đoàn Diễn Châu hay đoàn xã như làm thủy lợi, dọn vệ sinh khu vực Đền Cuông, Khu nghĩa trang liệt sĩ huyện Diễn Châu, biển Cửa Hiền, biển Diễn Thành,… Các hoạt động này không những mang ý nghĩa về bảo vệ môi sinh, môi trường, uống nước nhớ nguồn mà còn khơi gợi tinh thần trách nhiệm và ý thức tập thể.

5.Phạm vi và mức độ vận dụng

5.1. Phạm vi ứng dụng

Cho đến nay, đề tài “Một số giải pháp đổi mới HĐNK ở trường THPT Diễn Châu 5” được chúng tôi ứng dụng tại trường THPT Diễn Châu 5 đã được 5 năm học. Nói chung, sau khi Hội đồng cốt cán nhà trường thẩm định, triển khai kế hoạch, toàn thể GV nắm bắt được tinh thần và hào hứng để thực hiện nhiệm vụ. Tùy theo sự đặc thù của từng năm học, đặc biệt với tình hình dịch bệnh trong vài năm trở lại đây nên cách thức thực hiện các chủ đề giáo dục được phê duyệt cũng rất đa dạng. Toàn thể HS nhà trường đều nhận thấy các buổi HĐNK là những trải

Một phần của tài liệu SKKN một số GIẢI PHÁP đổi mới HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA ở TRƯỜNG THPT DIỄN CHÂU 5 (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)