Đối với các cấp chính quyền, các tổ chức chính trị, xã hội

Một phần của tài liệu SKKN một số GIẢI PHÁP đổi mới HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA ở TRƯỜNG THPT DIỄN CHÂU 5 (Trang 47 - 83)

III. Hiệu quả của đề tài

2.4.Đối với các cấp chính quyền, các tổ chức chính trị, xã hội

5. Phạm vi và mức độ vận dụng

2.4.Đối với các cấp chính quyền, các tổ chức chính trị, xã hội

Ta thấy rằng HĐNK chính là chiếc cầu nối giữa kiến thức trên sách vở và thực tiễn cuộc sống, là sự kết nối giữa lí thuyết với thực hành, giữa nhà trường với gia đình, xã hội. Vì lẽ đó HĐNK không thể thành công nếu thiếu đi sự hợp tác của các cấp chính quyền, các tổ chức xã hội.

Sau khi có kế hoạch tổng thể và kế hoạch chi tiết cho từng chủ để HĐNK, nhà trường cần chủ động trao đổi với các tổ chức chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội liên quan. Để rồi, chính quyền, các tổ chức chủ động cùng phối hợp với nhà trường một cách hiệu quả nhất trong việc giáo dục HS. Ở chiều ngược lại, sự phối hợp của chính quyền, các tổ chức cùng với nhà trường tạo ra sức mạnh, nguồn lực quan trọng và lan tỏa nhiều thông điệp mang tính giáo dục, nhân văn to lớn, chẳng hạn như thắp nến tri ân, mùa hè xanh, giờ trái đất, trực chốt phòng chống covid,…Sự phối hợp này còn giúp cho các phong trào không bị chồng chéo hay dàn trải.

Trên đây là những kinh nghiệm của chúng tôi được đúc kết từ quá trình phụ trách HĐNK và nghiên cứu đề tài. Tuy nhiên ở phạm vi nghiên cứu đề tài, cũng như thời gian và năng lực bản thân có hạn, nhiều nội dung còn mang tính chủ quan không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp chân thành của các cấp lãnh đạo, bạn bè đồng nghiệp để đề tài ngày càng được hoàn thiện hơn để từ đó được áp dụng có hiệu quả trong quá trình thực hiện HĐNK ở trường THPT.

D. PHỤ LỤC

1.Một số khảo sát thêm về việc tổ chức các chủ đề giáo dục ngoại khóa

Với mục đích kiểm tra tính hiệu quả và sự yêu thích của GV và HS về các chương trình HĐNK, chúng tôi đã khảo sát kết quả bằng phiếu thăm dò dưới dạng trắc nghiệm mở:

PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN VỀ VIỆC TỔ CHỨC CÁC CHỦ ĐỀ Ở HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA

Câu 1: Thầy cô (hoặc bạn) hãy nêu quan điểm của mình về một số HĐNK

đã tổ chức tại trường?

STT Tên chương trình Thích Không thích Ý kiến khác

1 HS thanh lịch 2 Cán bộ Đoàn giỏi 3 Rung chuông vàng 4 Tài trí học đường 5 Đối mặt 6 Chinh phục 7 Hoạt động thể thao 8 Hoạt động văn nghệ 9 Các trò chơi dân gian

Câu 2: Trong các chương trình trò chơi trí tuệ, thầy cô (bạn) thích nhất câu

hỏi ở lĩnh vực nào (chỉ được phép chọn tối đa 3 lĩnh vực)?

A.Chính trị.

B.Kiến thức SGK.

C.Kiến thức về pháp luật.

D.Kiến thức về sức khỏe sinh sản .

E.Kiến thức về vệ sinh môi trường.

F.Kiến thức về thể thao, điện ảnh, ca nhạc.

G.Câu hỏi về quê hương.

H.Ý kiến khác của thầy cô (bạn).

Câu 3: Theo thầy cô (bạn), trong năm học tới, nên tổ chức những chủ đề

nào ở HĐNK?

Kết quả được khảo sát vào cuối mỗi năm học. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát trên 50 thầy cô giáo và 120 HS ở 24 lớp thuộc khối 11 và khối 12. Chúng tôi

46

không khảo sát ở HS lớp 10 do các em chưa được theo dõi và tham gia trong một số chương trình như “Đối mặt” hay “HS thanh lịch”.

Kết quả thu được ở GV như sau:

Câu 1: STT Tên chương trình Thích (số người) Không thích (số người) Lí do chọn 1 HS thanh lịch (hoặc Nét đẹp nữ sinh) 13 37 2 Cán bộ Đoàn giỏi 3 47 3 Rung chuông vàng 39 11 4 Tài trí học đường 31 19 5 Đối mặt 46 4 6 Chinh phục 42 8 7 Hoạt động thể thao 46 4 8 Hoạt động văn nghệ 50 0 9 Trò chơi dân gian 43 7

Chúng tôi xin trích ra một số ý kiến ở một số chương trình về lí do thích hay không thích của GV:

Chương trình: HS thanh lịch” hay “Nét đẹp nữ sinh”

Lí do thích vì: Sân khấu hoành tráng, có nhiều phần thi hấp dẫn như các phần trình diễn trang phục; có nhiều người đẹp (cái đẹp ai chẳng thích).

Lí do không thích vì: Rất tốn kém quỹ lớp và tiền cá nhân (ý kiến này chủ yếu đến từ các thầy cô làm công tác chủ nhiệm); kết quả thu lại trong chương trình không cao; một số HS sau khi thi xong, đặc biệt HS được giải xem thường việc học mà chỉ lo ăn diện.

Chương trình Cán bộ Đoàn giỏi”

Lí do thích là phổ biến được kiến thức về Đoàn, rèn luyện được các kĩ năng cho cán bộ Đoàn ở các chi đoàn. Lí do không thích là: Nội dung đơn điệu, câu hỏi khô khan, các phần thi thiếu kịch tính và không hấp dẫn,…

Chương trình Rung chuông vàng

Lí do thích vì: Hoành tráng, phong phú về hình thức câu hỏi và nội dung câu hỏi, tạo ra sân chơi cho nhiều HS, nhiều lớp; trong chương trình có phần kịch, phần ca nhạc giải trí và phần cứu trợ hấp dẫn.

Lí do không thích vì: Kịch tích không cao (do một số người chơi nhìn được đáp án từ người khác hay từ khán giả), người dành chiến thắng trong một vài chương trình không thực sự nổi bật.

Chương trình “Đối mặt”

Lí do thích vì: Thời gian gọn, ít tốn kém, ít công chuẩn bị nên một năm tổ chức được nhiều số, nội dung câu hỏi đa dạng thể loại, tính đối kháng và tính chiến thuật cao, người dành chiến thắng xứng đáng,…

Lí do không thích vì: Câu hỏi luôn ở dạng nhiều đáp án nên chưa phản ánh được một số dạng câu một đáp án.

Chương trình Chinh phục

Lí do thích vì: Chương trình gọn, ít tốn kém, ít công chuẩn bị nên một năm tổ chức được nhiều số; nội dung đa dạng, đặc biệt là các câu hỏi về xã hội, sức khỏe sinh sản, pháp luật hay môi trường; người chiến thắng xứng đáng.

Lí do không thích vì: Kịch tính của chương trình không cao.

Như vậy, trong các sân chơi trí tuệ, chương trình được thầy cô yêu thích nhất là “Đối mặt” (92%), tiếp đến là “Chinh phục” (84%). Chương trình có số người thích ít nhất là “Cán bộ đoàn giỏi” (6%).

Câu 2:

Kết quả thu được như sau:

A. Chính trị: 13/50 (26%)

B.Kiến thức SGK: 14/50 (28%)

C. Kiến thức về pháp luật: 15/50 (30%)

D.Kiến thức về sức khỏe sinh sản: 34/50 (68%)

E.Kiến thức về vệ sinh môi trường: 26/50 (52%)

F.Kiến thức về thể thao, điện ảnh, ca nhạc: 10/50 (20%)

G. Câu hỏi về quê hương: 30/50 (60%)

H.Ý kiến khác của thầy cô (bạn): 4/50 (8%)

Các ý kiến khác của thầy cô gồm: Nên đưa thêm câu hỏi về hướng nghiệp, luật giáo dục, gương người tốt việc tốt hiện nay và nội quy nhà trường.

Câu 3: Theo ý kiến của thầy cô, các chương trình mới nên tổ chức là: “Tìm kiếm tài năng” hoặc “Thi hát dân ca”.

Kết quả thu được ở 120 HS như sau:

Câu 1:

STT Tên chương trình Thích Không

thích Lí do chọn

1 HS thanh lịch

48 2 Cán bộ Đoàn giỏi 7 113 3 Rung chuông vàng 78 42 4 Tài trí học đường 67 53 5 Đối mặt 106 14 6 Chinh phục 98 22 7 Hoạt động thể thao 107 13 8 Hoạt động văn nghệ 112 8 9 Trò chơi dân gian 84 36

Lí do thích hay không thích của HS cơ bản giống ý kiến của GV. Tuy nhiên, có sự khác biệt ở thầy cô và HS nằm là số phiếu thích chương trình “HS thanh lịch” của HS rất cao (chiếm 81%, so với 26% ở GV). Có những điểm chung trong hai kênh thăm dò này ở các sân chơi tri thức thì chương trình “Đối mặt” vẫn chiếm được cảm tình nhất (92% ở GV và 88% ở HS). Theo tìm hiểu của chúng tôi thì lí do là do nội dung của chương trình gọn, đa dạng về lĩnh vực, đặc biệt kịch tính cao trong các vòng chơi.

Câu 2: Kết quả nhận được từ 120 HS như sau:

A. Chính trị: 21/120 (17,5%)

B.Kiến thức SGK: 46 /120 (38%)

C. Kiến thức về pháp luật: 23/120 (19%)

D.Kiến thức về sức khỏe sinh sản: 63/120 (52,5%)

E.Kiến thức về vệ sinh môi trường: 48/120 (40%)

F.Kiến thức về thể thao, điện ảnh, ca nhạc: 92/120 (77%)

G. Câu hỏi về quê hương: 61/120 (51%)

H.Ý kiến khác của thầy cô (bạn): 2/120 (1%)

Hai ý kiến khác là: Nên có câu hỏi về các trường đại học và khả năng đầu ra ở một số trường (2 ý kiến này đều ở HS 12).

So sánh kết quả thăm dò ở HS và GV, ta thấy rằng: Có sự giống nhau cơ bản của 2 đối tượng ở một số lĩnh vực như sức khỏe sinh sản, vệ sinh môi trường hay quê hương. Đặc biệt, điều đáng mừng là sự quan tâm về sức khỏe sinh sản của HS rất cao (chỉ đứng sau lĩnh vực thể thao, điện ảnh hay ca nhạc). Qua đây cho thấy, vấn đề nhạy cảm này nếu chuyển tải bằng hình thức thích hợp, chắc chắn HS sẽ hết sức quan tâm. Điểm khác lớn nhất của GV và HS nằm ở kiến thức về thể thao, điện ảnh và ca nhạc (20% ở GV và 77% ở HS). Theo sự khảo sát thêm của chúng tôi,

thầy cô nghĩ phần khác quan trọng hơn và nên tuyên truyền, còn HS chọn nhiều vì đây là phần giải trí, các em thích hơn.

Câu 3: Từ phía HS, các em muốn có các HĐNK như thi các nhóm nhạc hay các hoạt động trải nghiệm.

Như vậy, qua cuộc khảo sát trên cho thấy, cơ bản ý kiến của GV và HS giống nhau. Sự khác nhau ở một số chương số chương trình hay lĩnh vực chủ yếu ở tư tưởng. Đối với GV thì muốn định hướng, tuyên truyền, còn với HS thì thích hay không thích.

Đây là một kênh rất quan trọng để Nhà trường xem xét, cân đối trong quá trình tổ chức các HĐNK.

2.Kịch bản của một số chủ đề đã triển khai ở HĐNK

Các chủ đề giáo dục được tổ chức ở HĐNK thì hết sức phong phú, đa dạng. Với mỗi chủ đề nhất định song ở từng năm học thì việc tổ chức cũng được thiết kế, biên tập sao cho phù hợp nhất với tình hình hiện tại. Dưới đây, chúng tôi xin trích một số số chủ đề giáo dục đã được tổ chức ở HĐNK.

2.1.Trích yếu một số kịch bản hoạt động trí tuệ

2.1.1.Kịch bản “Rung chuông vàng” “Tìm hiểu 75 năm truyền thống Quân

đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2020)” 1.Ổn định tổ chức

2.Chương trình văn nghệ

Nam: Xin nhiệt liệt chào mừng quý vị đại biểu, các thầy cô giáo và toàn thể các em học sinh! Lời đầu tiên cho phép tôi thay mặt cho BTC chương trình xin gửi tới các quý vị đại biểu, các thầy cô giáo và toàn thể các em học sinh lời kính chúc sức khỏe và lời chào trân trọng nhất!

Mở đầu chương trình hôm nay, kính mời các quý vị đại biểu, các thầy cô giáo và toàn thể các em học sinh cùng thưởng thức tiết mục nhảy sôi động do Đội văn nghệ nhà trường biểu diễn.

Tiết mục mở đầu chương trình văn nghệ chào mừng Hội thi Rung chuông vàng ngày hôm nay với một không khí rộn ràng, năng động chào đón các thí sinh. Xin chân thành cảm ơn!

3.Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu

Nữ: Kính thưa quí vị đại biểu Kính thưa các thầy cô giáo, thưa các em học sinh thân mến. Ngày hôm nay, chúng ta ở đây để kỉ niệm 76 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 31 năm ngày hội quốc phòng toàn dân, 31 năm ngày thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam. Những ngày cuối cùng kết thúc năm 2020 cũng là tròn 75 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và 45 năm ngày

50

Trải qua những biến thiên lịch sử, con đường đi lên của dân tộc Việt Nam đến nay vẫn còn không ít những gập ghềnh, gian khó, thế nhưng thật tự hào quân đội ta đã luôn đồng hành, trưởng thành cùng những thăng trầm của lịch sử đất nước như bản hùng ca đi cùng năm tháng.

Nam: Kính thưa quý vị đại biểu. Thưa các thầy cô giáo và toàn thể các em học sinh! Nhân dịp kỉ niệm 76 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

(22/12/1944 - 22/12/2020), với mong muốn tạo ra một sân chơi lành mạnh, bổ ích để học sinh thể hiện tài năng, trí tuệ, sự sáng tạo cũng nhưcó cơ hội giao lưu, học hỏi và chia sẻ những kinh nghiệm trong học tập cũng như trong cuộc sống, được sự nhất trí của BGH nhà trường, Đoàn trường THPT Diễn Châu 5 tổ chức cuộc thi Rung chuông vàng. Hi vọng thông qua cuộc thi các em sẽ hiểu biết thêm về truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam và ngày hội Quốc phòng toàn dân, về chủ quyền biển đảo, về Luật nghĩa vụ quân sự, hệ thống đào tạo lực lượng vũ trang, trách nhiệm của tuổi trẻ đối với Tổ quốc,…

Nữ: Về dự cuộc thi hôm nay, chúng ta rất vui mừng được đón tiếp các quý vị đại biểu. Tôi xin trân trọng giới thiệu: Cô giáo Phan Thị Thu Hương, phó bí thư chi bộ, hiệu trưởng nhà trường cùng các thầy cô trong Ban giám hiệu; các thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn học sinh yêu quý.

Nam: Để đánh giá kết quả hội thi một cách khách quan, thay mặt BTC tôi xin trân trọng giới thiệu Hội đồng cố vấn gồm:

- Các thầy cô thuộc bộ môn Lịch sử.

- Các thầy cô thuộc bộ môn Giáo dục quốc phòng.

Nữ: Về thành phần Ban giám sát xin trân trọng giới thiệu: Các thầy cô giáo trong Ban chấp hành Đoàn trường.

Nam: Và một thành phần không thể thiếu trong Hội thi, chúng tôi xin giới thiệu Đội cứu trợ gồm10 thầy, cô giáo của trường THPT Diễn Châu 5.

4.Thông qua tóm tắt thể lệ hội thi

Nữ: Sau đây tôi xin được thông qua tóm tắt thể lệ hội thi:

- Các thí sinh được ngồi vào một sàn thi đấu theo số báo danh và dùng bảng phấn để trả lời câu hỏi. Chương trình sẽ lần lượt đưa ra 20 câu hỏi chính. Các thi sinh có 15 giây suy nghĩ và trả lời vào bảng. Nếu trả lời đúng thì được tiếp tục ngồi trên thi đấu. Nếu sai sẽ bị loại và tự động rời khỏi sàn thi đấu. Trong chương trình, các thí sinh sẽ được hưởng quyền “trợ giúp” từ các thầy cô được cử tham gia cứu trợ. Ngoài ra thí sinh còn được hưởng quyền cứu trợ từ câu hỏi phụ.

Nam: Từ câu hỏi số 10 trở đi nếu thí sinh còn lại duy nhất không tự tin về câu trả lời của mình hoặc không có đáp án, thí sinh có thể ra tín hiệu cứu trợ để xin trợ giúp. Khi đó khán giả có thể trợ giúp một lần bằng cách phóng máy bay giấy đã

ghi câu trả lời vào trong sân thi đấu và thí sinh lựa chọn một đáp án mà mình cho là đúng để trả lời.

Thí sinh còn lại duy nhất trên sân đấu sẽ là người rung được chuông. Thí sinh không được mang tài liệu vào sân thi đấu. Thí sinh gian lận sẽ trực tiếp loại khỏi cuộc thi.

Nữ: Các bạn cổ động viên ơi, các bạn cũng sẽ có cơ hội để thử sức của mình nữa vì chương trình sẽ có 5 câu hỏidành cho khán giả, cổ động viên trả lời đúng sẽ được 1 phần quà của ban tổ chức. Ngoài ra, chúng ta sẽ được quyền tham gia cứu trợ cho bạn nếu được thí sinh thi đấu đề nghị.

Nam: Về cơ cấu giải thưởng sẽ bao gồm giấy chứng nhận và phần thưởng, cụ thể:

- Giải cá nhân: 1 giải Nhất, 1 giải Nhì, 1 giải Ba.

- Giải đồng đội: 1 Giải Nhất, 1 Giải Nhì, 1 Giải Ba.

5.Các chặng thi chính thức

Chặng thi thứ nhất

Nữ: Sau đây chúng ta sẽ bước vào chặng thứ nhất của cuộc thi. Chặng 1 của chương trình gồm 10 câu hỏi dưới dạng mở hoặc trắc nghiệm. Thí sinh có 15 giây để suy nghĩ và trả lời câu hỏi vào bảng. Thí sinh nào trả lời sai sẽ bị tạm loại khỏi lượt chơi. Nếu kết thúc chặng 1 hoặc khi chưa đến câu 10 mà số thí sinh trên sân thi đấu còn dưới 5 thí sinh thì Đội cứu trợ là các giáo viên chủ nhiệm sẽ thực hiện cứu trợ bằng cách tham gia một trò chơi vận động trong vòng 5 phút để cứu các thí sinh quay trở lại sân thi đấu.

Nam: Và sau đây chúng ta cùng dành một tràng pháo tay để chúc mừng 100

Một phần của tài liệu SKKN một số GIẢI PHÁP đổi mới HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA ở TRƯỜNG THPT DIỄN CHÂU 5 (Trang 47 - 83)