Cạnh tranh với các phương tiện giao thông vận tải khác

Một phần của tài liệu Luận văn: Vận tải hàng không và sự phát triển của thương mại Việt Nam ppt (Trang 80 - 82)

I. THƯƠNG MẠI VIỆT NAM NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

2. Năng lực cạnh tranh của hàng không Việt Nam

2.3. Cạnh tranh với các phương tiện giao thông vận tải khác

Một đối thủ cạnh tranh rất đáng quan tâm của ngành hàng không trên các tuyến bay nội địa chính là các loại phương tiện giao thông khác gồm

đường sắt và đường bộ. - Đường sắt

Các tuyến đường st chính

Tên tuyến Chiều dài (km) Khổ rộng đường ray Hà Nội – Hồ Chí Minh 1726 1,0

Hà Nội – Thái Nguyên 76 1,0 Hà Nội – Hải Phòng 102 1,0 Hà Nội – Lào Cai 293 1,0

Hà Nội - Đồng Đăng 169 1,0

Yên Viên – Hạ Long 168 1,453

Gần đây ngành đường sắt có những cố gắng rất lớn để nâng cấp dịch vụ đường sắt. Số lượng hành khách cũng như hàng hoá của ngành đường sắt ngày một tăng là một trong những đối thủ cạnh tranh lớn của vận tải

hàng không do ngành đường sắt có cước phí rẻ hơn và tính linh hoạt cao

hơn

Mạng lưới đường bộ phân bố khá hợp lý có cả đường trục chạy dọc

đất nước tuy nhiên chất lượng đường bộ của ta còn thấp, nhiều đường

không thông xe qua được 4 mùa, mặt đường hiện tại phần lớn là ghồ ghề. Vận tải đường bộ có ưu thế hơn hẳn các hình thức vận chuyển khác ở tính

cơ động, linh hoạt tuy nhiên phần lớn các phương tiện đều qua nhiều năm

sử dụng, chất lượng xe thấp, thiết bị an toàn không đảm bảo.

Khối lượng hành khách vn chuyển phân theo ngành đường

Đơn vị: triệu người

Ngành đường 1997 1998 1999 2000 Đường sắt 9,3 9,7 9,3 9,7 Đường bộ 548,0 584,8 624,7 655,7 Đường sông 124,7 127,8 126,3 130,2 Đường biển 0,9 0,8 0,5 0,9 Đường hàng không 2,6 2,6 2,7 2,8

Nguồn: Niên giám thống kê 2000

Như vậy ngành đường bộ chiếm ưu thế áp đảo trong chuyên chở

khách nội địa. Ngành hàng không chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Tuy nhiên trong chuyên chở khách quốc tế thì ngành hàng không chiếm ưu thế tuyệt đối. Còn trong vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu thì ưu thế đó lại thuộc về đường biển. Gần đây ngành hàng không đang nỗ lực trong việc phát triển vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không tuy nhiên điều này còn là một thách thức lớn đối với hàng không Việt Nam do cơ sở vật chất và kỹ

thuật của chúng ta chưa cho phép. Như vậy hàng không muốn trở thành một phương tiện vận tải đắc lực phục vụ cho sự phát triển của thương mại

trong nước cũng như quốc tế thì cần tự phát triển mình, phát huy những lợi thế của mình trong chuyên chở đặc biệt là chuyên chở hàng hoá. Hàng không sẽ có lợi thế cạnh tranh so với các phương tiện vận tải khác và trở

thành sự lựa chọn của các hợp đồng buôn bán trong và ngoài nước, cùng phát triển với sự phát triển của nền thương mại khi nó khắc phục được những nhược điểm vốn có như giá cước cũng như khối lượng vận chuyển bằng cơ sở vật chất tối ưu hơn.

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA HÀNG

KHÔNG VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Luận văn: Vận tải hàng không và sự phát triển của thương mại Việt Nam ppt (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)