Đầu tư và các hoạt động hợp tác nước ngoà

Một phần của tài liệu Luận văn: Vận tải hàng không và sự phát triển của thương mại Việt Nam ppt (Trang 33 - 35)

I. THƯƠNG MẠI VIỆT NAM NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

1. Vài nét về sự phát triển kinh tế Việt Nam

1.3. Đầu tư và các hoạt động hợp tác nước ngoà

Hiệu quả đầu tư và sức cạnh tranh còn thấp. Hiệu quả đầu tư thể hiện tổng hợp bằng hệ số ICOR. Nếu năm 1995, 1996 còn là 3,1 lần năm 1997

là 3,8 lần năm 1998 lên tới 4,7 lần và năm 1999 lên tới 5,5 lần. Năm 2000

là 4,0 lần tuy đã thấp hơn 1998 và 1999 nhưng vẫn còn cao hơn những năm 1997. Giá thành cao, năng suất lao động thấp, chất lượng kém, mẫu mã chậm thay đổi nên nhiều loại sản phẩm của ta có sức cạnh tranh thấp. Ta đã cam kết với AFTA ký hiệp định thương mại Việt – Mỹ, nộp dơn xin gia

nhập WTO, nếu không nâng cao sức cạnh tranh thì không những thua trên

sân người mà còn thua ngay trên sân nhà, thậm chí bị phá sản.

Về lượng vốn, có thể vui mừng nhận thấy tốc độ tăng lượng vốn của

năm 2000 (tính theo giá so sánh) cao hơn hẳn tốc độ tăng của năm 1999.

Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tăng 14,6% so với 5,9% năm trước,

trong đó khu vực ngoài quốc doanh nhờ áp dụng Luật doanh nghiệp tăng

cao lên tới 11,9% so với 0,4% năm trước, vốn tự có của các doanh nghiệp

25,2% so với 8,7%, vốn FDI thực hiện tăng 18,8% so với giảm 23,8%...Tỷ

lệ vốn đầu tư phát triển toàn xã hội so với GDP năm 2000 đã đạt 27,2% cao

hơn tỷ lệ 26% của năm 1999 và tỷ lệ 27% của năm 1998.

Tốc độ tăng vốn đầu tư phát triển theo mục tiêu năm 2001 còn cao

hơn năm 2000. Theo mục tiêu này tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội

tăng 20,4% trong đó vốn ngân sách Nhà Nước tăng 10,6%; vốn tín dụng

tăng 17,9%; vốn tự có của các doanh nghiệp nhà nước tăng 23,3%; vốn ngoài quốc doanh tăng 25,7%; vốn FDI thực hiện tăng 25,9%. Tỷ lệ tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội so với GDP đạt 30% tuy chưa bằng tỷ lệ

30,9% của năm 1997 nhưng đã cao hơn tỷ lệ 29,7% của năm 1995 và tỷ lệ

29,2% của năm 1996. Tỷ trọng chi đầu tư phát triển bằng nguồn vốn NSNN cấp đã giảm từ 31% xuống còn 28,4%; chi trả nợ giảm từ 14% xuống còn 12,6% trong tổng chi NSNN. Nguyên nhân là do số chi NSNN

cho đầu tư phát triển và trả nợ trong năm 2000 mặc dù có tăng so với năm 1999 (tương ứng tăng 2,8% và 3,8%) nhưng tốc độ tăng chậm hơn tốc độ tăng chi NSNN nói chung (+15,4%). Nói đến nguồn vốn đầu tư trước hết phải nói đến nguồn vốn, lượng vốn huy động và quan trọng hơn là hiệu quả

vốn đầu tư. Nguồn vốn bao gồm vốn nhà nước (từ nguồn ngân sách, nguồn vốn tín dụng, nguồn vốn tự có của các doanh nghiệp nhà nước trong đó có

nguồn vốn viện trợ của nước ngoài và vốn ODA); nguồn vốn ngoài quốc doanh (doanh nghiệp và dân cư trực tiếp đầu tư); nguồn vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài được thực hiện. Nguồn vốn nhà nước năm 2000 khá. Đóng góp lớn nhất vào tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội cũng như sự tăng lên của tổng vốn là nguồn vốn nhà nước. Đây là nguồn vốn chiếm

trên dưới 60% trong vài năm nay. Nguồn vốn ngân sách nhà nước tăng

14,2% và chiếm 23,8% tổng nguồn vốn đầu tư phát triển xã hội cao nhất trong trong các nguồn vốn. Nguồn vốn ODA được giải ngân năm 2000 tăng 2,5% so với 1999.

Nguồn vốn tự có của các doanh nghiệp Nhà nước chiếm 17,9% tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội và tăng 17,4% so với năm 1999. Nguồn vốn đầu tư ngoài quốc doanh năm 2000 tăng tới 38% và chiếm 23,4% tổng số vốn đầu tư phát triển toàn xã hội. Tỷ lệ vốn đầu tư phát triển so với GDP

đạt 27,9% tuy chưa bằng tỷ lệ trong các năm từ 1993 đến 1997 nhưng đã

cao hơn tỷ lệ của các năm 1998,1999.

S liu v vốn, cơ cấu các ngun vn t l so vi GDP và h s ICOR

Một phần của tài liệu Luận văn: Vận tải hàng không và sự phát triển của thương mại Việt Nam ppt (Trang 33 - 35)