Vận chuyển hàng hoá

Một phần của tài liệu Luận văn: Vận tải hàng không và sự phát triển của thương mại Việt Nam ppt (Trang 55 - 57)

I. THƯƠNG MẠI VIỆT NAM NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

1. Vai trò của hàng không đối với sự phát triển thương mại ở Việt Nam

4.2. Vận chuyển hàng hoá

Song song với vận chuyển hành khách, các hãng hàng không Việt Nam cũng rất chú trọng đến việc vận chuyển hàng hoá. Khối lượng hàng hoá vận chuyển tăng từ 6148 tấn năm 1991 đến 35200 tấn năm 1995, tốc

độ tăng trung bình hàng năm là trên 53%. Trong đó lượng hàng hoá chuyên chở trên các tuyến quốc tế năm 1995 là 14600 tấn gấp 4,6 lần so với năm 1991. Lượng hàng hoá chuyên chở trên các tuyến nội địa năm 1995 là

20600 tấn gấp 7 lần năm 1991. Tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm là trên 50%. Năm 1996 tăng tới trên 47000 tấn. Ở một số tuyến bay quốc tế như tuyến bay tới Nhật Bản, Pháp có lúc thị phần chuyên chở hàng hoá của Viietnam Airlines chiếm xấp xỉ 50% .

Khối lượng hàng hoá chuyên ch bằng đường hàng không

Vận chuyển – nghìn tấn

Tổng số 35,2 50,1 44,6 42,5 44,8

Trong nước 20,6 27,8 24,6 23,0 24,0

Ngoài nước 14,6 22,3 20,0 19,5 20,8

Luân chuyển = triệu tấn.km

1995 1997 1998 1999 2000 Tổng số 99,4 120,2 117,1 106,5 113,2 Tổng số 99,4 120,2 117,1 106,5 113,2

Trong nước 36,2 31,2 30,0 26,0 27,2

Ngoài nước 63,2 89,0 87,1 80,5 86,0

Nguồn: Niên giám thống kê 2000

Tuy tăng mạnh trong những năm qua chuyên chở hàng hoá vẫn chưa

phải là một thế mạnh của hàng không Việt Nam. Khối lượng hàng hoá chuyên chở còn quá nhỏ bé và doanh thu từ chuyên chở hàng hoá cũng rất nhỏ trong tổng doanh thu của Vietnam Airlines. Mức tăng của lượng tải cung ứng còn tăng nhanh hơn nhiều do ngày càng có nhiều hãng hàng

không nước ngoài bay đến Việt Nam. Thực tế trên hầu hết các tuyến đường bay quốc tế Vietnam Airlines đều cung ứng một lượng tải kém hơn nhiều so với đối thủ cạnh tranh. Chẳng hạn từ Việt Nam đi Pháp cung ứng tải của hãng chỉ bằng 1/12 của Air France. Chuyên chở hàng hoá chủ yếu vẫn cùng với các máy bay chở khách, mới chỉ có một đường bay quốc tế thường lịch chuyên về vận chuyển hàng hoá là tuyến bay tới Phnômpênh (Campuchia), sử dụng TU134 và AN 30. Vietnam Airlines cũng mới chỉ ký 2 hợp đồng liên doanh chuyên chở hàng hoá với 2 hãng hàng không Korean Air và Asiana Airlines (Hàn Quốc).

Lượng hàng hoá vận chuyển bằng đường hàng không phụ thuộc vào các yếu tố sau:

- Tăng trưởng kinh tế: biểu hiện bằng tốc độ tăng trưởng GDP. Tuy nhiên chỉ những hàng hoá gọn nhẹ, đắt tiền và cần vận chuyển nhanh mới đi

bằng đường hàng không (kể cả hàng vận chuyển nội địa và quốc tế). - Phát triển xuất nhập khẩu: cũng chỉ là những hàng cần kíp và gọn nhẹ

mới đi bằng đường hàng không (hàng vận chuyển quốc tế).

- Tăng cường du lịch: cũng làm tăng lượng vận tải hàng hoá bằng đường hàng không.

Mặc dù gặp khó khăn nhưng với khả năng thích ứng và các chỉ tiêu kinh tế như tăng trưởng GDP giữ ở mức 9% cho đến năm 2000, kim ngạch xuất khẩu tăng 10 – 15%/ năm, trong giai đoạn ngắn hạn (1999 – 2000) thị trường không tải Việt Nam đã phục hồi và tăng trưởng 9% với tổng lượng vận chuyển đạt 7 triệu lượt khách và 160 nghìn tấn hàng vào năm 2000. Giai đoạn 2000 – 2010 nhu cầu vận chuyển hàng không sẽ gia tăng cùng

với sự gia tăng của GDP trong đó tốc độ gia tăng của nhu cầu sẽ lớn hơn

tốc độ tăng của GDP. Theo dự báo với tốc độ tăng trưởng GDP của Việt

Nam giai đoạn 2000 – 2010 là 7,5 – 8%/ năm thì tốc độ tăng trưởng của thị trường không tải là 8,5 – 9%/ năm đối với hành khách và 11 – 13%/ năm đối với hàng hoá. (Nguồn: Báo cáo tổng quát thị trường vận tải hàng không Việt Nam đầu năm 1999 – Cục hàng không dân dụng Việt Nam)

Một phần của tài liệu Luận văn: Vận tải hàng không và sự phát triển của thương mại Việt Nam ppt (Trang 55 - 57)