Thương mại thập kỷ

Một phần của tài liệu Luận văn: Vận tải hàng không và sự phát triển của thương mại Việt Nam ppt (Trang 37 - 42)

I. THƯƠNG MẠI VIỆT NAM NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

2. Thương mại thập kỷ

Suốt quá trình một thập kỷ đổi mới phát triển kinh tế thị trường ở nước ta vừa qua, thay vì cung giữ vai trò quyết định nhịp độ tăng trưởng kinh tế trong nửa đầu thập kỷ, thì trong nửa cuối thập kỷ cầu đã vươn lên

chiếm giữ vai trò đó. Sự tăng lên của sức mua các thị trường trong năm

2000 chính là yếu tố có ý nghĩa quyết định trong việc đạt được thành tựu nổi bật hàng đầu, chặn đà giảm sút nhịp độ tăng trưởng kinh tế trong bốn

kinh tế – xã hội đề ra cho năm 2000. Nhìn một cách tổng thể thương mại trong thập kỷ vừa qua đã có những sự tăng trưởng vượt bậc trên cả ba mặt: * Thứ nhất xuất khẩu năm 2000 tăng gấp 5,95 lần so với năm 1990 hay tăng bình quân 19,52%/năm. Nếu so với mức tăng gấp đôi của GDP trong cùng kỳ tức là nhịp độ tăng trưởng bình quân là 7,2%/ năm, thì xuất khẩu

tăng nhanh gấp 2,71 lần.

* Thứ hai ở phía đầu ra của nền kinh tế, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụở thị trường trong nước trong cùng kỳ cũng tăng cao hơn gấp 6,44 lần hay tăng bình quân 20,47%/năm. Như vậy so với nhịp độ tăng trưởng bình quân là 7,2%/ năm của GDP thì tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ ở thị trường trong nước còn tăng nhanh hơn gấp 2,84 lần. * Thứ ba ở phía đầu vào của nền kinh tế trong cùng kỳ kim ngạch nhập khẩu tăng nhanh hơn so với xuất khẩu gấp 6,36 lần hay tăng bình quân

20,33%/năm. Thế nhưng điều rất quan trọng là ở chỗ trong vòng 10 năm đó xu hướng tăng rất nhanh của nhập siêu lên đến đỉnh điểm năm 1996 đã kết thúc.

Tình hình buôn bán diễn ra sôi nổi cả trong và ngoài nước đã tạo đà

cho vận tải nói chung và vận tải hàng không nói riêng phát triển. Ngược lại sự phát triển vượt bậc của thương mại trong những năm qua cũng có sự đóng góp đáng kể của ngành hàng không đóng vai trò là phương thức vận chuyển hiện đại đưa hàng hoá đến nơi tiêu dùng một cách nhanh chóng và an toàn.

Mặc dù vậy nếu xem xét một cách cụ thể hơn có thể thấy nền thương

mại nước ta trong 10 năm đổi mới còn bộc lộ những điểm yếu rất cơ bản. Nhịp độ phát triển của thị trường trong nước hầu như vẫn diễn biến theo xu

hướng chậm dần đều. Trong khi thị trường ngoài nước chỉ còn giữ được nhịp độ tăng trưởng trung bình còn thị trường trong nước vẫn ở vào tình trạng giảm sút thì chỉ còn thị trường ngoài nước giữ vai trò động lực chủ

yếu nhưng đã yếu đi rất nhiều, tất yếu làm cho nhịp độ tăng trưởng kinh tế

chậm lại. Tình hình này ảnh hưởng không nhỏ đến ngành hàng không đặc biệt là trong chuyên chở hàng hoá khiến cho các nguồn hàng của hàng không giảm đi đáng kể.

Nhịp độ tăng trưởng 7,2% của nền kinh tế nước ta là một nhịp độ

phát triển khá khiêm tốn. Nếu so với Trung Quốc chẳng hạn trong vòng 20

năm sau cải cách mở cửa (1978 – 1998) đã đạt được nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân tới 9,8%/ năm trong khi nhịp độ tăng xuất khẩu bình quân chỉ là 15,37%/ năm tức là nhịp độ tăng trưởng xuất khẩu chỉ gấp 1,57 lần nhịp độ tăng trưởng kinh tế hay chỉ bằng 57,93% của nước ta.

Tỷ trọng nhóm hàng nguyên liệu nhập khẩu của nước ta vẫn còn chiếm khoảng 66 – 72% tổng kim ngạch nhập khẩu. Nhìn tổng quát nền ngoại thương của nước ta hiện nay phản ánh rõ nét một nền sản xuất phát triển theo kiểu khai thác tài nguyên thiên nhiên để xuất khẩu đồng thời lại nhập khẩu linh kiện bán thành phẩm để gia công, lắp ráp tức là thiếu trầm trọng các khâu công nghiệp chế biến trung gian, công nghiệp nguyên liệu. Theo tính toán của IMF và các tổ chức quốc tế, muốn tăng trưởng kinh tế

1% thì thương mại phải tăng khoảng 2,4%. Theo tỷ lệ đó với mục tiêu tăng trưởng GDP của nước ta trong năm 2001 là 7,5 – 8% nhịp độ tăng trưởng

thương mại phải tăng khoảng 18 – 19%. Như vậy tổng khối lượng hàng hoá cần thị trường tiêu thụ ở cả ba kênh xuất khẩu, đầu tư và tiêu trong nước

năm 1999 khoảng 433 nghìn tỷ đồng sẽ tăng rất mạnh lên khoảng 510 – 516 tỷ đồng, tức là tăng khoảng 77 – 83 nghìn tỷ đồng. Đó thực sự là thách thức không dễ vượt qua đối với lĩnh vực thương mại.

3. Dự báo nhu cầu vận chuyển hàng không Việt Nam

3.1. V thị trường vn ti hàng không nội địa

Vận tải hàng không trong nước đã có sự tăng trưởng vượt bậc trong những năm vừa qua, mặc dù chưa có vai trò quan trọng bằng vận chuyển

hàng không quốc tế. Trong thời gian tới vận chuyển nội địa sẽ có mức tăng trưởng khả quan cả về vận chuyển hành khách và hàng hoá. Các con số dự báo như sau:

Lượng khách nội địa qua các sân bay chính trong giai đoạn 1999 - 2010

Đơn vị: Nghìn người

Năm Nội Bài Tân Sơn Nhất 2000 1.289 4.194 2005 2.777 5.398 2010 4.889 7.240

Nguồn: Dự báo nhu cầu vận chuyển hàng không Việt Nam giai đoạn 2000 2010 của ban kế hoạch thị trường Hãng hàng không quốc gia Việt Nam, 2000.

Lượng khách đi đến theo vùng nội địa

Đơn vị: Nghìn người

Năm Vùng 1 Vùng 2 Vùng 3 Vùng 4 Vùng 5 Vùng 6 Vùng 7 Vùng 8

2005 48 437 4.137 335 234 656 4.838 258 2010 101 918 8.689 704 4.272 1.378 10.162 543 2010 101 918 8.689 704 4.272 1.378 10.162 543

Nguồn: Dự báo nhu cầu vận chuyển hàng không Việt Nam giai đoạn 2000 – 2010 của ban kế hoạch thị trường Hãng hàng không quốc gia Việt Nam, 2000

Trong đó Vùng 1:Tây – Tây Bắc; Vùng 2: Đông Bắc; Vùng 3: Hà Nội và các tỉnh vùng châu thổ sông Hồng; Vùng 4: Thanh Hoá - Quảng Trị; Vùng 5: Huế - Đà Nẵng; Vùng 6: Nam Trung Bộ và cao nguyên Trung Bộ; Vùng 7: thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận; Vùng 8: các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và Phú Quốc.

Vn chuyn hàng hoá nội địa

Đơn vị: Tấn

2005 375.000 185.000 140.000 2010 711.000 345.481 200.000 2010 711.000 345.481 200.000

Nguồn: Chiến lược phát triển của hãng hàng không quốc gia Việt Nam đến

năm 2010 (năm 2000)

3.2. V vn ti hàng không quc tế

Thị trường hàng không quốc tế Việt Nam tuy còn nhỏ bé nhưng đã

tăng cao trong những năm qua. Trong tương lai sắp tới khi một hiệp định hàng không với Mỹ được ký kết thì có thể thị trường sẽ phát triển tốt hơn theo đúng như dự đoán vì ngày càng có nhiều đối tác của Mỹ tìm đến thị trường Việt Nam, mặt khác con số Việt kiều Mỹ là đông nhất trong số các

nước trên thế giới, khoảng 1 triệu người.

Vn chuyn hành khách quc tế

Đơn vị : Nghìn người

Năm Mức cao Mức trung bình Mức thấp 2005 13.409 10.289 6.839

Nguồn: Chiến lược phát triển của hãng hàng không quốc gia Việt Nam đến

năm 2005 (năm 2000)

Vn chuyn hàng hóa quc tế

Đơn vị :Tấn

Năm Mức cao Mức trung bình Mức thấp 2005 202.500 158.400 126.000

Nguồn: Chiến lược phát triển của hãng hàng không quốc gia Việt Nam đến

Hiện tại thị trường vận tải hàng không của Châu Á đang trên đà phát

Một phần của tài liệu Luận văn: Vận tải hàng không và sự phát triển của thương mại Việt Nam ppt (Trang 37 - 42)