NAM BÓNG RỔ LỨA TUỔI 16 – 18 TRƯỜNG THPT QUỲ HỢP 2 3.1 Nghiên cứu lựa chọn bài tập huấn luyện sức mạnh tốc độ cho nam Bóng rổ

Một phần của tài liệu SKKN NGHIÊN cứu lựa CHỌN bài tập PHÁT TRIỂN sức MẠNH tốc độ CHO học SINH NAM BÓNG rổ lứa TUỔI 16 – 18 TRƯỜNG THPT QUỲ hợp 2 (Trang 25 - 28)

3.1. Nghiên cứu lựa chọn bài tập huấn luyện sức mạnh tốc độ cho nam Bóng rổ lứa tuổi 16-18 Trường THPT Quỳ Hợp 2:

3.1.1. Các nguyên tắc lựa chọn bài tập.

Những kết quả đã nghiên cứu ở trên là những căn cứ hết sức khoa học để chúng tôi có thể định hướng sự phát triển tố chất sức mạnh tốc độ cho nam Bóng rổ lứa tuổi 16-18 trường THPT Quỳ Hợp 2.

Để có thể lựa chọn được bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam Bóng rổ lứa tuổi 16-18, trước hết chúng tôi phải xác định được nguyên tắc lựa chọn các bài tập dựa vào nguyên tắc huấn luyện, cơ sở tâm lý, dựa vào mục đích yêu cầu của chương trình tập luyện. Bước đầu xây dựng các nguyên tắc lựa chọn các bài tập nâng cao trình độ sức mạnh tốc độ cho vận động viên Bóng rổ lứa tuổi 16-18 như sau:

- Thứ nhất: các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ được lựa chọn phải phù hợp với đối tượng tập luyện về tâm lý, trình độ, điều kiện tập luyện…

- Thứ hai: các bài tập phải phù hợp với đối tượng tập luyện là một vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết bởi vì nó có thể rút ngắn thời gian tập luyện mà hiệu quả tác động cao lên cơ thể người tập.

- Thứ ba: các bài tập lựa chọn phải đảm bảo có chỉ tiêu cụ thể, hình thức tập luyện đơn giản, dễ thực hiện nhưng phong phú về nội dung và hình thức.

3.1.2. Nghiên cứu lựa chọn bài tập huấn luyện sức mạnh tốc độ cho nam Bóng rổ lứa tuổi 16-18 trường trung học phổ thông Quỳ Hợp 2.

Bằng các nghiên cứu trên, chúng tôi đã tìm ra được 19 bài tập gồm: - Các bài tập không bóng: 7 bài tập.

- Các bài tập kết hợp với bóng: 8 bài tập. - Các bài tập trò chơi và thi đấu: 4 bài tập.

Để tìm hiểu các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam vận động viên lứa tuổi 16-18 giai đoạn huấn luyện ban đầu, chúng tôi tiến hành phỏng vấn các huấn luyện viên, trọng tài, giáo viên bằng phiếu phỏng vấn (phụ lục). Số phiếu phát ra là 30, thu về là 20.

21 Cách trả lời cụ thể: đánh dấu X vào ô trống phía trước bài tập lựa chọn. Chúng tôi sẽ lựa chọn những bài tập có số ý kiến tán thành từ 70% trở lên để tiến hành các thử nghiệm tiếp theo của đề tài.

Kết quả phỏng vấn cụ thể được trình bày ở bảng 3.3.

Bảng 3.3. Lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam Bóng rổ lứa tuổi 16-18 (n=20)

TT Nội dung bài tập Số người đồng ý Tỷ lệ % Nhóm I: Các bài tập không bóng 1 Nằm sấp chống đẩy 20s 19 95 2 Bật bục 30s 12 60 3 Chạy tốc độ 30m 14 70 4 Bài tập tạ tay 15 75

5 Bài tập tạ đơn 2kg trong 15s 9 45 6 Gánh tạ 10kg đứng lên ngồi xuống trong

15s

16 80

7 Bật cao với bảng 20s 20 100

Nhóm II: Các bài tập kết hợp với bóng

1 Tại chỗ chuyền bóng hai tay trên đầu đi xa 12 60 2 Dẫn bóng 2 bước lên rổ 5 lần 19 95

3 Dẫn bóng tốc độ 20m 15 75

4 Bật nhảy quay người ném rổ 17 85 5 Bài tập đột phá sang phải (trái) người

phòng thủ 17 85

6 Phản công nhanh 20 100

7 2 tay đẩy bóng liên tục vào ô trên tường trong 30s

13 65

8 Di động 2 người chuyền bóng ném rổ 13 65 Nhóm III: Các bài tập trò chơi và thi đấu

22 1 Bài tập thi đấu 1x1 trong nửa sân 19 95

2 Chơi bóng ma bằng tay 12 60

3 Cua đá bóng 16 80

4 Dẫn bóng đến vạch phạt nhảy ném rổ tiếp sức

19 95

Qua bảng 3.3. cho thấy: trong 19 bài tập đưa ra phỏng vấn có 12 bài tập được các giáo viên, huấn luyện viên, trọng tài Bóng rổ đánh giá cao và đạt từ 70% tổng số ý kiến tán thành trở lên. Theo nguyên tắc đặt ra, các bài tập này sẽ được chúng tôi lựa chọn tham gia các thử nghiệm tiếp theo của đề tài. Cụ thể các bài tập gồm:

Nhóm I: Các bài tập không bóng 1. Nằm sấp chống đẩy 20s

2. Bài tập tạ tay

3. Gánh tạ 10kg đứng lên ngồi xuống trong 15s 4. Bật cao với bảng 20s

Nhóm II: Các bài tập kết hợp với bóng 1. Dẫn bóng 2 bước lên rổ 5 lần

2. Dẫn bóng tốc độ 20m

3. Bật nhảy quay người ném rổ

4. Bài tập đột phá sang phải (trái) người phòng thủ 5. Phản công nhanh

Nhóm III: Các bài tập trò chơi và thi đấu 1. Bài tập thi đấu 1x1 trong nửa sân

2. Cua đá bóng

3. Dẫn bóng đến vạch phạt nhảy ném rổ tiếp sức Cách thực hiện cụ thể từng bài tập:

Để tiện theo dõi chúng tôi chú thích những kí hiệu được sử dụng trong các hình vẽ minh hoạ sau đây:

23 Đường di chuyển của bóng.

Vận động viên phòng thủ.

 Vận động viên tấn công.

Một phần của tài liệu SKKN NGHIÊN cứu lựa CHỌN bài tập PHÁT TRIỂN sức MẠNH tốc độ CHO học SINH NAM BÓNG rổ lứa TUỔI 16 – 18 TRƯỜNG THPT QUỲ hợp 2 (Trang 25 - 28)