PHẦN I ĐẶT VẤN ĐÊ
4. Giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục ATGT, phòng chống TNTT,
4.3. Tổ chức triển khai thực hiện
4.3.3. Phối hợp với Công an huyện trong việc tuyên truyền, phổ biến giáo
dục ATGT, PCCC & CNCH và tổ chức kiểm tra, xử lý học sinh vi phạm.
Công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật cho học sinh nói chung, Luật Giao thông đường bộ, đường thủy, phòng cháy chữa cháy nói riêng không chỉ là nhiệm vụ của nhà trường mà là nhiệm vụ của toàn xã hội. Lực lượng Công an giữ vai trò quan trọng, phối hợp với nhà trường để triển khai thực Thông tư liên tịch giữa Bộ giáo dục đào tạo với Bộ Công an, giữa Sở giáo dục và đào tạo Nghệ An với Công an tỉnh Nghệ An trong việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho học sinh. Hàng năm nhà trường đã xây dựng kế hoạch để phối hợp thực hiện nhiệm vụ này.
Trước hết nhà trường tổ chức đăng ký xây dựng trường học “An toàn về an ninh trật tự”.Hàng năm, cấp ủy Đảng có Nghị quyết, Ban giám hiệu nhà trường có kế hoạch về công tác bảo đảm an ninh, trật tự; có bản đăng ký phấn đấu đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT”; có nội quy, quy chế bảo vệ nhà trường, bảo vệ chính trị nội bộ, quản lý giáo dục người học; phòng, chống cháy, nổ và 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên, và học sinh lên ký cam kết thực hiện các nội quy, quy chế và xây dựng nhà trường đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT”.
Để triển khai có hiệu quả công tác phối hợp giáo dục, hàng năm Ban giám hiệu làm văn bản đề nghị Công an huyện hỗ trợ lực lượng phối hợp với nhà trường trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục pháp luật cho cán bộ viên chức và học sinh. Để buổi tuyên truyền mang lại hiệu quả thiết thực, tránh hình thức văn bản cần nêu rõ lý do, đối tượng cần tuyên truyền, thời gian, nội dung, địa điểm. Trong đó cần tập trung vào với những nội dung sau:
- Tuyên truyền về Luật giao thông đường bộ, tình hình tai nạn giao thông liên quan đến học sinh, việc chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông…
- Tình hình vi phạm pháp luật của giới trẻ nói chung, trên địa bàn huyện nói riêng, biện pháp xử lý và cách phòng tránh (bạo lực học đường, vi phạm giao thông…).
- Kỹ năng phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn cứu hộ và kỹ năng thoát hiểm khi cháy…
Cùng với việc làm văn bản, Ban giám hiệu có thể trực tiếp trao đổi với lãnh đạo Công an huyện trong việc bố trí cán bộ tuyên truyền, ưu tiên cán bộ có trình độ, có khả năng thuyết trình trước tập thể, có năng khiếu truyền tải kiến thức để học sinh có thể nắm được kiến thức nhưng không khô khan, cứng nhắc.Sau khi nhận được văn bản đồng ý của Công an huyện, nhà trường xây dựng chương trình tuyên truyền và phân công nhiệm vụ cho các bộ phận chuẩn bị và phối hợp thực hiện.Chương trình cần cụ thể, phân công giáo viên, học sinh chuẩn bị cơ sở vật chất và những điều kiện cần thiết phục vụ cho buổi học.
CHƯƠNG TRÌNH
TUYÊN TRUYÊN, PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT, HUẤN LUYỆN PCCC & CNCH
- Thời gian: Thường tổ chức trong 1 buổi. - Địa điểm: Phòng học đa năng, Sân trường.
- Thành phần tham dự: Đại diện Công an huyện Anh Sơn, Công an
xã Thạch Sơn, toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh toàn trường.
1. Chương trình.
- Ổn đinh tổ chức:
- Giới thiệu chương trình, thành phần tham dự: - Cán bộ Công an huyện lên lớp.
- Phát biểu của đại diện BGH nhà trường:
Sau khi Cán bộ Công an huyện lên lớp cần tổ chức đại diện các tổ chức đoàn thể (Công đoàn, Đoàn thanh niên) và lớp trưởng các lớp ký cam kết (bản cam kết chuẩn bị sẵn) nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật. Sau buổi học, học sinh sẽ làm bản cam kết thực hiện có chữ ký của GVCN và phụ huynh.Cam kết được làm thành 2 bản, 1 bản nộp cho nhà trường, 1 bản học sinh giữ để thực hiện.
Kết thúc buổi tuyên truyền, Ban giám hiệu nhà trường hoặc Bí thư Đoàn trường căn dặn học sinh thực hiện tốt các nội dung đã cam kết, nghiêm chỉnh chấp hành các nội quy, quy định của nhà trường, nghiêm chỉnh chấp hành Pháp luật.
2. Phân công nhiệm vụ.
- Chuẩn bị về nội dung, Bản cam kết:
- Trang trí phông, ma két, bàn ghế, loa máy, nước uống.
- Tập trung, quản lý học sinh.
- Chuẩn bị cơ sở vật chất để huấn luyện nghiệp vụ PCCC và cứu nạn, cứa hộ;
- Học sinh: Chuẩn bị ghế ngồi, đưa vở ghi GDCD để ghi chép đầy đủ (giao cho GV GDCD sau khi học xong kiểm tra vở ghi chép xem xét việc cho điểm và giao cho giáo viên chủ nhiệm xếp loại hạnh kiểm).
Thông qua công tác tuyên truyền học sinh nắm được những kiến thức cơ bản về Luật giao thông đường bộ, đường thủy, những hành vi vi phạm pháp luật và mức xử phạt khi vi phạm giao thông. Qua đó các em sẽ có ý thức hơn, chấp hành nghiêm các quy định về ATGT.
Việc tổ chức huấn luyện PCCC & CNCH cũng là biện pháp để giúp các em có kỹ năng xử lý khi có các vụ cháy xảy ra, đồng thời có ý thức hơn trong công tác PCCC để bảo vệ tính mạng con người, của cải.
Ngoài ra, nhà trường phối hợp với đội giao thông Công an huyện tổ chức tuần tra, giáo dục học sinh chấp hành Luật giao thông đường bộ. Qua kiểm tra nếu phát hiện vi phạm, ngoài việc xử lý theo quy định, các chiến sỹ công an trao đổi với các em về các lỗi học sinh thường xuyên vi phạm, đồng thời lập biên bản học sinh vi phạm để nhà trường xử lý.
Cùng với việc tổ chức tuyên truyền giáo dục ATGT cho cán bộ, giáo viên và học sinh, việc tổ chức các đợt kiểm tra chuyên đề đã góp phần nâng cao ý thức chấp hành ATGT của học sinh, hạn chế tối đa vi phạm pháp luật.Điều đó cũng có nghĩa, nhà trường đã thực hiện đầy đủ các văn bản chỉ đạo của cấp trên, huy động lực lượng xã hội vào cuộc để giáo dục học sinh.
4.3.4. Phối hợp với Hội cha mẹ trong việc tuyên truyền giáo dục ATGT, phòng chống TNTT, đuối nước, tổ chức ký cam kết giữa phụ huynh, học sinh với nhà trường.
Nhà trường, gia đình và xã hội là những lực lượng quan trọng trong việc giáo dục toàn diện học sinh.Để nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh ba lực lượng này cần phối hợp chặt chẽ với nhau.
Vào đầu năm học, nhà trường tổ chức họp phụ huynh các lớp, hội nghị phụ huynh toàn trường, ngoài việc triển khai các nội dung theo kế hoạch, nhà trường giành một lượng thời gian nhất định để trao đổi với phụ huynh về việc phối hợp quản lý học sinh, trong đó thống nhất một số nội dung cụ thể: Không giao xe máy cho học sinh khi chưa có giấy phép lái xe. Phải kiểm tra học sinh, nhắc nhở con em phải đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên mô tô, xe máy, xe máy điện, xe đạp điện…Không cho học sinh tổ chức liên hoan uống rượu, bia, chất kích thích, không. Cuối năm học, dịp hè là thời điểm học sinh nhất là học sinh lớp 12 thường tổ chức đi tắm sông, suối, tắm biển…Nhà trường cũng yêu cầu phụ huynh quản lý con em, không cho phép các em đi tắm, đi chơi khi không có phụ huynh đi cùng.
Để nâng cao hiệu quả phối hợp giáo dục, nhà trường yêu cầu phụ huynh, học sinh ký cam kết thực hiện các nội dung cụ thể sau:
BẢN CAM KẾT ---
Kính gửi : - Ban giám hiệu trường……
- Ban thường vụ Đoàn trường…… - Giáo viên chủ nhiệm lớp………
Tên em là: ……….Học sinh lớp:…..
Con ông (bà)……… Nghề nghiệp:……… Chỗ ở hiện nay: Thôn……….xã………….huyện………..
Sau khi được học tập nội quy, quy định của nhà trường, được tuyên truyền giáo dục pháp luật với trách nhiệm của người học sinh, em xin cam kết thực hiện nghiêm túc các nội dung sau:
1. Thực hiện tốt nội quy quy định của nhà trường và của lớp đã quy định.
2. Cam kết thực hiện các quy định của pháp luật:
- Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luập, không vi phạm các tệ nạn xã hội: Không hút thuốc, uống rượu bia, chơi cờ bạc dưới mọi hình thức. Không sử dụng, mua bán, tàng trữ ma túy và các chất cấm khác. Không đánh nhau, tụ tập, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng. Không tàng trữ, sử dụng, buôn bán chất dễ cháy nổ và hung khí. Không sử dụng, trao đổi sản phẩm văn hóa có nội dung kích động bạo lực, đồi trụy; sử dụng đồ chơi hoặc chơi trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của bản thân…
- Chấp hành nghiêm túc luật An toàn giao thông đường bộ, đường thủy. Thực hiện đội mũ bảo hiểm nghiêm túc và cài quai đúng quy cách khi ngồi trên xe máy, xe đạp điện. Không đi xe dàn hàng ngang từ 02 xe trở lên. Không tụ tập trước và trong cổng trường sau giờ tan học, không đi xe máy khi chưa có giấy phép lái xe.…
3. Cam kết về việc thực hiện một số nội dung cụ thể về phòng chống tai nạn thương tích, đuối nước như sau:
- Thực hiện nghiêm túc các nội quy, quy định trong nhà trường về đảm bảo an ninh trật tự trường học và trường học an toàn; phòng, chống tai nạn thương tích;
- Không sử dụng những vật như dùi, vật nhọn, que sắt. Không mang các vật sắc, nhọn dao, súng cao su, chất nổ, chất độc hại và các hung khí đến trường; Không được có hành vi bạo lực; không được tổ chức xử lý mang tính đe dọa, bạo lực với bạn bè hoặc người khác;
- Không đùa nghịch các thiết bị điện ở trường cũng như ở nhà; tuân theo hướng dẫn của thầy cô giáo hoặc người lớn khi sử dụng những phương tiện về điện.
- Có hiểu biết về kỹ năng bơi lội nhằm đảm bảo an toàn về sông nước. Tích cực tham gia học bơi bên ngoài nhà trường có người quản lý hoặc do người lớn hướng dẫn.
- Không tổ chức dã ngoại, tắm sông, tắm suối, tắm biển, tắm hồ khi không có người lớn đi cùng; Không vui chơi ở những khu vực nguy hiểm có biển cảnh báo hoặc không có biển cảnh báo; Không tắm, bơi ở những nơi có nguồn nước không đảm bảo vệ sinh; sông, suối, thác ghềnh hiểm trở và những nơi nguy hiểm khác; Không dùng thuyền, bè mảng để đi lại, chơi đùa ở những khu vực nguy hiểm (nước sâu, khoảng nước rộng, nước chảy xiết, nơi có sóng lớn…); Mặc áo phao khi ngồi trên thuyền, bè, mảng, khi đi lại trong vùng ngập nước mùa mưa lũ. Tuân thủ các nguyên tắc bảo đảm an toàn khi tham gia giao thông đường thủy.
Trên đây là những nội dung cam kết của bản thân em, nếu vi phạm em xin chịu mọi hình thức kỷ luật của lớp, của nhà trường và cơ quan pháp luật.
ngày tháng năm 20…
CAM KẾT XÁC NHẬN CỦA NGƯỜI CAM KẾT
CỦA GIA ĐÌNH HỌC SINH GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM
Hình ảnh: Đại diện các lớp ký cam kết
Cùng với việc ký cam kết, nhà trường, giáo viên chủ nhiệm thường xuyên truyên truyền, nhắc nhở để học sinh nghiêm túc thực hiện, đồng thời xử lý nghiêm học sinh có hành vi vi phạm.