Tổ chức giáo dục ATGT, phòng chống TNTT, đuối nướccho học sinh

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG, PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH, ĐUỐI NƯỚC CHO HỌC SINH THPT (Trang 34 - 37)

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐÊ

4. Giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục ATGT, phòng chống TNTT,

4.3. Tổ chức triển khai thực hiện

4.3.5. Tổ chức giáo dục ATGT, phòng chống TNTT, đuối nướccho học sinh

phòng chống đuối nước.

Tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật rất khó vì đòi hỏi phải chính xác nên rất khô khan, đặc biệt là các quy định về ATGT.Nếu việc tuyên truyền chỉ dừng lại ở văn bản này, văn bản nọ sẽ không mang lại hiệu quả, học sinh ngồi nghe sẽ không tập trung và cũng rất khó nhớ. Vì vậy, nhà trường không chỉ phối hợp với các lực lượng xã hội giáo dục học sinh mà phải huy động cán bộ, giáo viên và học sinh phải tham gia. Một trong những hình thức tuyên truyền mà trường chúng tôi áp dụng thấy mang lại hiệu quả thiết thực, cán bộ, giáo viên và học sinh ủng hộ đó là đa dạng hóa hình thức giáo dục, truyền tải kiến thức thông qua các hoạt động ngoại khóa, các tiểu phẩm, hướng dẫn các kỹ năng cứu đuối thông qua các hoạt động thực tiễn.

Trong nhiều giải pháp giáo dục an toàn giao thông và phòng tránh TNTT, đuối nước thì tuyên truyền luôn được coi là biện pháp quan trọng, đóng vai trò xuyên suốt, góp phần thay đổi nhận thức và hành vi của HS theo hướng tích cực. Điểm nhấn của hoạt động tuyên truyền ấy, chính là tổ chức các chương trình bằng hình thức sân khấu hóa.

Tuyên truyền bằng sân khấu hóa có ưu điểm là sinh động, dễ hiểu. Theo đó, các quy định về an toàn giao thông và phòng chống TNTT, đuối nước được lồng ghép gián tiếp hoặc thể hiện trực tiếp thông qua những vở kịch ngắn, những tiểu phẩm có dung lượng phù hợp với thời gian quy định hoặc qua những bài thơ, ca, hò, vè,… Nội dung cần truyền tải đến được từng HS, từng đoàn viên, thanh niên, đúng đối tượng tuyên truyền bởi tiểu phẩm tình huống được xây dựng trên cơ sở các câu chuyện có thật xảy ra thường ngày, khác với văn bản luật khô khan, khó nhớ. Mặt khác, HS chính là những người trực tiếp xây dựng kịch bản, tham gia trình diễn... nên ngoài ý nghĩa tuyên truyền còn giúp các em rèn luyện các kĩ năng và sự tự tin trước đám đông, đồng thời phát huy các tài năng, thế mạnh nghệ thuật của HS. Có thể nói, công tác tuyên truyền sân khấu hóa đã thể hiện được thế mạnh, ưu điểm vượt trội, sức hấp dẫn riêng và mang lại hiệu quả rõ rệt.

Nhiều năm qua, trong các hoạt động ngoại khóa, các chuyên đề giáo dục chúng tôi thường ưu tiên tổ chức bằng hình thức này và đem lại nhiều hiệu quả rõ rệt; có nhiều vở kịch hay, ấn tượng và có tính giáo dục cao.

Lứa tuổi học sinh rất thích khám phá và thể hiện, các em rất phấn khởi khi được xem các vở kịch do các bạn thể hiện. Cách truyền tải kiến thức thông qua các tiểu phẩm sẽ không khô khan, cứng nhắc mà thông qua nhân vật giúp học sinhcó kỹ năng để không lặp lại các sai lầm mà nhân vật thể hiện. Trên thực tế, một số hành vi của các em đã vi phạm pháp luật nhưng các em không biết. Thông qua hình thức này, học sinh sẽ được trải nghiệm, được phát huy khả năng sáng tạo của mình, được truyền tải thông điệp đến gần với học sinh hơn. Song để triển khai hình thức này đạt hiệu quả cao, Ban giám hiệu nhà trường cũng cần phải xây dựng kế hoạch, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên, đặc biệt có sự tư vấn, đóng

góp ý kiến về một số điều luật tính chính xác của những người có chuyên môn. Việc xây dựng các hoạt động ngoại khóa, tiểu phẩm phải có sự tư vấn, hướng dẫn của giáo viên.Để chuẩn bị tốt cho các hoạt động cần luyện tập nhuần nhuyễn, chuẩn bị trang phục, đạo cụ đầy đủ.Nội dung, chương trình thể hiện phải được ban giám hiệu nhà trường, những người có chuyên môn kiểm duyệt.

Nội dung các tiểu phẩm sẽ được khai thác ở nhiều khía cạnh khác nhau. Mục tiêu mà chúng tôi hướng đến là đưa nội dung giáo dục ATGT vào cuộc sống. Cũng có thể dựa vào tài liệu ATGT để xây dựng tiểu phẩm. Thông qua hoạt động ngoại khóa, các tiểu phẩm học sinh đẽ dàng sẽ nhận thức được những hành vi vi phạm ATGT, các em sẽ có ý thức tự tránh xa các việc làm vô bổ, các hành vi vi phạm pháp luật. Đồng thời các em sẽ có kỹ năng tự bảo vệ mình và bảo vệ những người xung quanh.

Trong cuộc sống các tai nạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào như tai nạn giao thông, cháy nổ, điện giật, đuối nước…Thông qua hoạt động ngoại khóa sẽ giúp các em có kỹ năng phòng tránh tránh, tự bảo vệ bản thân, gia đình. Hiện nay, đuối nước là vấn đề mà được các cấp, các ngành quan tâm.Việt Nam là quốc gia có nhiều ao, hồ, sông suối…trẻ em, học sinh có thể đuối nước bất cứ lúc nào. Ngoài việc tuyên truyền các em học bơi, không đến gần ao hồ, sông suối, không đi tắm sông, biển khi không có người lớn đi cùng, việc giáo dục kỹ năng cứu đuối cũng là vấn đề được nhà trường quan tâm. Mỗi năm nhà trường nên tổ chức ít nhất một buổi ngoại khóa về cứu đuối cho học sinh.Bởi việc cứu đuối là rất cần thiết, song nếu không có kỹ năng thì không những không cứu được người ắp chết đuối mà còn nguy hiểm tính mạng đến người cứu.Thông qua các hành động thực tiễn, các em không chỉ có kỹ năng cứu người mà còn giáo dục các em phát huy tinh thần giúp đỡ người gặp nạn.

Trong nhiều năm, trường chúng tôi đã xây dựng khá nhiều tiểu phẩm, các tiểu phẩm chủ yếu đề cấp đến những vấn đề thường xẩy ra xung quanh học sinh.Các nhà trường có thể tham khảo các tiểu phẩm ở phần phụ lục.

Ngoài ra các trường học có thể tổ chức giáo dục thông qua các buổi hội thảo chuyên đề, qua đó học sinh được cùng nhau chia sẻ, trao đổi thông tin, hợp tác để giải quyết các vấn đề, thông qua đó giúp nhau hiểu một cách đúng đắn về những vấn đề được thảo luận; đặc biệt đây là hình thức phát triển cho HS các NL ngôn ngữ, biết thuyết phục người khác, biết bảo vệ chính kiến của mình, biết lắng nghe và chia sẻ, biết hợp tác.

- Cách thức tổ chức:

+ Tổ chức hội thảo chuyên đề trong tiết sinh hoạt dưới cờ (do hai năm học này do tình hình dịch bệnh nên cách thức này bị hạn chế)

+ Tổ chức hội thảo chuyên đề sinh hoạt lớp chủ nhiệm lớp hàng tuần + Tổ chức hội thảo chuyên đề trong các tiết sinh hoạt chi Đoàn

Bước 1: Xây dựng kế hoạch tổ chức hội thảo Lựa chọn chủ đề và đặt tên

Xác định mục tiêu hội thảo Xác định thời gian và địa điểm Dự kiến các nguồn lực cần

Bước 2: Chuẩn bị hội thảo chuyên đề

Bước 3: Tiến hành thảo luận nhóm

Bước 4: Kết thúc hội thảo chuyên đề

Cách tiến hành:

Có thể nói rằng, sử dụng hình thức sân khấu hóa để tuyên truyền giáo dục ATGT, phòng chống TNTT, đuối nước cho học sinh nh là hình thức được đa số học sinh và giáo viên đồng tình ủng hộ. Thông qua nhân vật không chỉ giúp các em thể hiện khả năng của mình mà việc truyền tải thông điệp giáo dục tới học sinh gần hơn.Bài học rút ra sau mỗi vở kịch giúp học sinh nhớ lâu hơn. Từ đó các em sẽ có ý thức chấp hành, không vi phạm ATGT, có ý thức phòng tránh TNTT, đuối nước, góp phần giảm thiểu tỉ lệ TNTT, tử vong.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG, PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH, ĐUỐI NƯỚC CHO HỌC SINH THPT (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(70 trang)
w