PHẦN I ĐẶT VẤN ĐÊ
5. Tính khoa học, tính sư phạm, tính mới của đề tài
Sau khi áp dụng đề tài“Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo
dục an toàn giao thông, phòng chống tai nạn thương tích, đuối nước cho học sinh THPT”đã thu được những kết quả khả quan, thể hiện được tính
mới, tính khoa học, tính ứng dụng thực tiễn rất cao:
- Đề tài mang tính khoa học vì được thực hiện trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của cấp trên. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng giáo dục ATGT, phòng chống TNTT, đuối nước ở các trường THPT nói chung, trên địa bàn huyện Anh Sơn nói riêng, chúng tôi đã đưa ra các giải pháp nhằm mang lại hiệu quả trong giáo dục.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài đã thể hiện tính khả thi và khả năng ứng dụng vào việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh THPT, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.Đề tài góp phần nâng cao hiệu quả phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, thực hiện tốt chương trình hành động thực hiện nghị quyết 29/NQ-TW ngày 04/11/2013 của Bộ chính trị về “Đổi mới căn bản, toàn diên giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu
cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”, thực hiện đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong nhà trường” đến năm 2021 của Bộ giáo dục đào tạo; Kế hoạch số 21/KH- BGD&ĐT ngày 06/01/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc triển khai công tác tuyên truyền, giáo dục an toàn giao thông trong trường học năm 2021;Kế hoạch số 231/KH-BGD&ĐT ngày 09/3/2022 của Bộ Giáo dục và đào tạo về việc triển khai công tác phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước đối với trẻ em, học sinh năm 2022…
- Đề tài đã đi sâu nghiên cứu về thực trạng công tác giáo dục ATGT, phòng tránh TNTT, đuối nước cho học sinh trong các trường THPT trên địa bàn các huyện miền núi nói chung, trường THPT Anh Sơn I nói riêng, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp mới, sáng tạo, phù hợp để nâng cao hiệu quả giáo dục cho học sinh.Thông qua việc tổ chức giáo dục ATGT và phòng chống TNTT, đuối nước cho học sinh bằng các giải pháp đồng bộ, phù hợp, linh hoạt đã mang lại hiệu quả giáo dục thiết thực, đã phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức trong nhà trường, giáo viên, học sinh và các cơ quan đoàn thể tại địa phương.
- Việc áp dụng các giải pháp giáo dục mà đề tài đã đề cập đến sẽ mang lại hiệu quả cao. Sự phối hợp nhiều hình thức đã huy động tối đa các lực lượng xã hội như Công an huyện, chính quyền địa phương, Hội cha mẹ học sinh, Đoàn thanh niên, giáo viên chủ nhiệm tham gia giáo dục. Sự phối hợp
giáo dục giữa gia đình, nhà trường và xã hội sẽ góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. Đặc biệt, thông qua việc tổ chức giáo dục ATGT, phòng chống TNTT, đuối nước cho học sinh bằng hình thức sân khấu hóa, các cuộc thi tìm hiểu, hướng dẫn kỹ năng đã mang lại hiệu quả giáo dục thiết thực, phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chuyên môn, giáo viên, học sinh. Đổi mới hình thức giáo dục không chỉ tạo sân chơi bổ ích để các em phát huy năng lực của mình mà còn góp phần quan trọng để phát triển nhân cách học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường.