KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHI

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG, PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH, ĐUỐI NƯỚC CHO HỌC SINH THPT (Trang 44 - 70)

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐÊ

PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHI

1. Kết luận

Giáo dục ATGT, phòng chống TNTT, đuối nước cho học sinh trong nhà trường là nhiệm vụ hết sức quan trọng và cấp thiết. Đây là nội dung giáo dục phải

được tiến hành thường xuyên, đồng bộ, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng trong xã hội tham gia.

Đề tài “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục an toàn giao

thông, phòng chống tai nạn thương tích, đuối nước cho học sinh THPT” đã nghiên

cứu cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn, phân tích thực trạng về các phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục ATGT và phòng chống TNTT đuối nước các trường THPT.

- Đề tài đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ATGT và phòng chống TNTT đuối nước. Trong đó, chú trọng các giải pháp phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh; đưa học sinh tham gia trình bày quan điểm, trải nghiệm, tham gia các hoạt động ngoại khóa sinh động, hấp dẫn và ý nghĩa.

- Qua kết quả đánh giá của GV, HS và thực tiễn công tác đã khẳng định được các giải pháp giáo dục đã góp phần nâng cao hiểu biết, ý thức, trách nhiệm và định hướng hành động cho học sinh về vấn đề đảm bảo an toàn cho bản thân và cộng đồng; đồng thời tạo điều kiện cho các em rèn luyện nhiều kĩ năng quan trọng trong cuộc sống.

Từ các nghiên cứu đó, có thể khẳng định các giải pháp đề tài đưa ra đã góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục ATGT, phòng chống TNTT đuối nước. Đây cũng là giải pháp thiết thực để giảm thiểu tỉ lệ tử vong do tai nạn giao thông, TNTT trong và ngoài nhà trường, đảm bảo an toàn giao thông, an ninh trường học.

2. Kiến nghị

Để phát huy tối đa những ưu điểm của các giải pháp giáo dục ATGT và phòng chống TNTT, đuối nước cho học sinh ở trường THPT, chúng tôi đề xuấtnhữngvấn đề sau đây:

1.Nên tiếp tục thử nghiệm đề tài trên phạm vi rộng rãi hơn, phù hợp với từng đối tượng học sinh, từng địa phương. Lựa chọn những nội dung, những giải pháp mang tính thực tiễn, gần gũi và thiết thực để tổ chức giáo dục, phải vừa sức và phù hợp với thời gian học tập của HS.

2. Đảm bảo an ninh, an toàn trong trường học và trong cộng đồng là yêu cầu vô cùng quan trọng. Vì thế chúng tôi mong muốn ngành giáo dục định hướng tổ chức các chương trình các hoạt động trải nghiệm nhằm nâng cao kĩ năng sống cho HS; từ đó thực hiện tốt cuộc vận động “Trường học thân thiện, học sinh tích cưc”.

3. Nhà trường, các tổ nhóm chuyên môn và giáo viên cần nghiên cứu kỹ chương trình sách giáo khoa và xây dựng kế hoạch lồng ghép giáo dục an toàn vào các môn học.

4. Đối với địa phương: cần tăng cường phối hợp với nhà trường trogn việc giáo dục học sinh như tổ chức cho phụ huynh ký cam kết, thường xuyên tuyên truyền trên hệ thống phát thanh, khảo sát cắm biển báo nguy hiểm đối với những nơi có thể xảy ra TNTT.

SKKN đã đạt được những mục đích và nhiệm vụ đặt ra, tuy nhiênsẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý của hội đồng khoa học, của đồng nghiệp để SKKN hoàn thiện hơn, có ý nghĩa thiết thực hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật giáo dục năm 2009 (Ban hành ngày 25/11/2009)

trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.

3.Luật phổ biến giáo dục pháp luật:Ngày 20 tháng 6 năm 2012 Quốc Hội ban hành Luật số: 14/2012/QH13 về Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật. 4. Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 25/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017 –

2021;

5. Quyết định số 1928/QĐ-TTg ngày 20/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo

dục pháp luật trong nhà trường”;

6. Quyết định số 3957/QĐ-BGDĐT ngày 28/9/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Kế hoạch tiếp tục triển khai thực hiện Đề án

"Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường" đến năm 2021;

7. Kế hoạch số 312/KH-UBND ngày 17/5/2018 của UBND tỉnh Nghệ An về thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục

pháp luật trong nhà trường” đến năm 2021;

8. Kế hoạch số 57/KH-UBND ngày 31/01/2020 của UBND tỉnh Nghệ An về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải cơ sở; xây dựng cấp

xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2020 trên địa bàn tỉnh Nghệ An;

9. Kế hoạch số 285/KH-SGD&ĐT ngày 20 tháng 02 năm 2020 của Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An về kế hoạch Đề án “ Nâng cao chất lượng

công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường” năm 2020 trong ngành giáo dục Nghệ An.

10. Quyết định số 1928/QĐ-TTg ngày 20/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường”;

11. Các văn bản chỉ đạo của cấp trên; các kế hoạch của Bộ giáo dục và đào tạo, của UBND tỉnh Nghệ An, của Sở giáo dục và đào tạo Nghệ An.

12. Các bài viết, nghiên cứu của các tác giả, tài liệu In-ter-net... 13. Tham khảo ý kiến của các tổ chuyên môn, giáo viên.

14. Các kịch bản, nội dung của giáo viên và học sinh 15. Sử dụng một số ảnh của đồng nghiệp

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Các chuyên đề ngoại khóa, tiểu phẩm 1.Chuyên đề tuyên truyền về An toàn giao thông

Hiện nay an toàn giao thông đang là vấn đề lớn, được cả xã hội quan tâm. Ở nước ta, mỗi năm tai nạn giao thông đã cướp đi sinh mạng của hàng chục nghìn người, bình quân mỗi ngày trên cả nước xảy ra gần 40 vụ tai nạn giao thông làm chết khoảng 30 người, gây thiệt hại về vật chất hàng nghìn tỷ đồng, chưa kể đến các chi phí cho những người tàn tật và mất khả năng lao động.

Đa số học sinh đến trường đều đi xe đạp điện, xe máy điện. Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, 90% số vụ tai nạn giao thông trong những năm gần đây liên quan đến học sinh, ở độ tuổi 16-18, đối tượng chủ yếu đang sử dụng xe gắn máy có dung tích xi lanh dưới 50cm3, xe đạp điện. Có 70% số vụ tai nạn giao thông thương vong là do học sinh trung học cơ sở đi đạp điện, xe máy điện gây ra. Ngoài ra, hiện nay có trên 50% học sinh trung học phổ thông đến trường bằng xe đạp điện, xe máy điện, thậm chí cả xe máy nhưng các em lại không có giấy phép lái xe. Điều này cũng đồng nghĩa các em chưa được trang bị đầy đủ kỹ năng lái xe, kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ để tham gia giao thông an toàn.

Nhiều học sinh điều khiển xe đạp điện, xe máy điện đi quá nhanh, chủ quan coi loại phương tiện này không khác gì xe đạp thông thường, dẫn đến không thể xử lý các tình huống khẩn cấp xảy ra. Nguy hiểm hơn, loại phương tiện này không có tiếng động nên khi vượt lên, phương tiện lưu thông cùng chiều rất khó phát hiện để tránh, nhất vào buổi đêm… dễ dẫn đến xảy ra va chạm tại các ngã ba, ngã tư, ngõ, ngách, nơi khuất tầm nhìn. Bên cạnh đó, hầu hết các loại xe đạp điện không gắn gương chiếu hậu, còi, đèn xi-nhan yếu nên khi chuyển hướng cũng có thể xảy ra tai nạn nếu người tham gia giao thông thiếu cảnh giác. Xe máy điện được trang bị các thiết bị an toàn tốt hơn xe đạp điện, có vận tốc tối đa từ 25 km/h đến dưới 50 km/h. Tuy nhiên, độ ma sát của bánh xe với mặt đường kém nên rất dễ xảy ra tai nạn khi lưu thông với tốc độ cao.

Không khó để bắt gặp học sinh điều khiển xe đạp điện, xe máy điện không đội mũ bảo hiểm, chạy xe lạng lách, phóng nhanh, vượt ẩu, dàn hàng ngang trên đường, điều khiển xe đạp điện, xe máy điện đi ngược chiều, đeo tai nghe... Gặp những tình huống như vậy, nếu không quan sát và xử lý kịp thời thì có thể xảy ra tai nạn giao thông bất cứ khi nào. Cùng với việc thiếu ý thức của một số người khi tham gia giao thông, điều đáng lo ngại là theo cơ quan chức năng, thời gian gần đây, xuất hiện trở lại tình trạng kinh doanh mặt hàng xe máy điện, xe đạp điện nhập lậu có dấu hiệu giả mạo, không bảo đảm chất lượng, tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn giao thông.

giao thông đơn giản giống như xe đạp thông thường nên chưa chú ý trọng việc chấp hành ATGT, nhất là lỗi không đội mũ bảo hiểm. Đa phần xe đạp điện có thể đi ở tốc độ 35-40km/h. Tốc độ này là bình thường với xe máy nhưng là tốc độ cao với xe đạp điện. Xe đạp điện nhẹ hơn xe máy rất nhiều nên ở tốc độ này không hề an toàn, dễ gây TNGT. Bên cạnh đó, hầu hết người sử dụng xe đạp điện là các bạn học sinh, kinh nghiệm xử lý tình huống khi tham gia giao thông chưa nhiều nên dễ xảy ra tai nạn. Các hình thức xử lý hiện tại chưa đủ sức răn đe. Do vậy, về lâu dài, để hạn chế nguy cơ tai nạn giao thông do xe đạp điện gây ra, lực lượng chức năng cần tăng cường kiểm tra và xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm để làm gương, răn đe. Đồng thời, người sử dụng xe đạp điện cần nâng cao ý thức chấp hành nghiêm Luật Giao thông đường bộ:

Trong 2 tuần vừa qua Công an huyện Anh Sơn tăng cường kiểm tra và xử phạt học sinh vi phạm an toàn giao thông như chở quá số người quy định, không đội mũ bảo hiểm, lạng lách đánh võng, vượt đèn đỏ, đi không đúng phần đường quy định…Đặc biệt có khá nhiều học sinh điểu khiển phương tiện khi chưa có giấy phép lái xe, gửi xe không đúng nơi quy định, lắp còi đèn sai quy cách…Nhà trường sẽ xử lý nghiêm những học sinh vi phạm.

Hiện nay, các cơ quan chức năng sẽ tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm an toàn giao thông.

* Quy định về mức phạt khi có sự vi phạm.

Cùng với đó thì Nghị định 171/2013/NĐ-CP cũng quy định về xử phạt đối với người điều khiển xe đạp điện khi vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:

“Điều 8. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe đạp, xe đạp máy, người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 60.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không đi bên phải theo chiều đi của mình, đi không đúng phần đường quy định;

b) Dừng xe đột ngột; chuyển hướng không báo hiệu trước;

c) Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm b, Điểm h Khoản 2; Điểm e Khoản 4 Điều này;

d) Vượt bên phải trong các trường hợp không được phép;

đ) Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường;

e) Chạy trong hầm đường bộ không có đèn hoặc vật phát sáng báo hiệu; dừng xe, đỗ xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định; quay đầu xe trong hầm đường bộ;

g) Xe đạp, xe đạp máy đi dàn hàng ngang từ ba xe trở lên, xe thô sơ khác đi dàn hàng ngang từ hai xe trở lên;

h) Người điều khiển xe đạp, xe đạp máy sử dụng ô, điện thoại di động; người ngồi trên xe đạp, xe đạp máy sử dụng ô;

2. Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Để xe ở lòng đường đô thị, hè phố trái quy định của pháp luật; đỗ xe ở lòng đường đô thị gây cản trở giao thông, đỗ xe trên đường xe điện, đỗ xe trên cầu gây cản trở giao thông;

b) Không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, trừ hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 2, Điểm b Khoản 3 Điều 48 Nghị định này;

c) Không nhường đường cho xe xin vượt khi có đủ điều kiện an toàn hoặc gây cản trở đối với xe cơ giới xin vượt, gây cản trở xe ưu tiên;

d) Dùng xe đẩy làm quầy hàng lưu động trên đường, gây cản trở giao thông;

đ) Không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau;

e) Xe đạp, xe đạp máy, xe xích lô chở quá số người quy định, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu;

g) Xếp hàng hóa vượt quá giới hạn quy định, không bảo đảm an toàn, gây trở ngại giao thông, che khuất tầm nhìn của người điều khiển;

h) Khi tín hiệu đèn giao thông đã chuyển sang màu đỏ nhưng không dừng lại trước vạch dừng mà vẫn tiếp tục đi, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng trước khi tín hiệu đèn giao thông chuyển sang màu vàng.

3. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe đạp, xe đạp máy buông cả hai tay; chuyển hướng đột ngột trước đầu xe cơ giới đang chạy; dùng chân điều khiển xe đạp, xe đạp máy; b) Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông;

c) Người điều khiển hoặc người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang vác vật cồng kềnh; điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác.

4. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe lạng lách, đánh võng; đuổi nhau trên đường;

b) Đi xe bằng một bánh đối với xe đạp, xe đạp máy; đi xe bằng hai bánh đối với xe xích lô;

c) Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn;

d) Người điều khiển, người ngồi trên xe đạp máy không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ; đ) Chở người ngồi trên xe đạp máy không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;

e) Đi vào đường cấm, khu vực cấm; đi ngược chiều đường của đường một chiều, đường có biển “Cấm đi ngược chiều”; đi vào đường cao tốc, trừ phương tiện phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc.

5. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần hành vi quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 4 Điều này còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu phương tiện.”

Theo như các quy định này thì người điều khiển phương tiện tham gia giao thông là xe đạp điện ngoài việc tuân thủ các quy định về quy chuẩn của xe còn phải đội mũ bảo hiểm và cũng sẽ bị xử phạt nếu vi phạm các quy định về an toàn giao thông.

Ngày 28/12/2021 Chính phủ ban hành Nghị định số 123/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG, PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH, ĐUỐI NƯỚC CHO HỌC SINH THPT (Trang 44 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(70 trang)
w