dụng thường đổ trực tiếp ra ngoài môi trường, dụng cụ thí nghiệm hư hỏng, hóa chất hết hạn không được xử lí đúng gây ô nhiễm môi trường rất lớn.
- Việc định hướng qui trình xử lí hóa chất sau thí nghiệm sẽ giúp HS vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết một số vấn đề trong học tập, nghiên cứu khoa học và một số tình huống cụ thể trong thực tiễn.
Bước 3: Xây dựng bài tập sáng tạo
Sử dụng nguyên tắc linh động, nguyên tắc sao chép và nguyên tắc đảo ngược
chúng tôi xây dựng bài tập
Khảo sát phòng thí nghiệm của trường, nhóm học sinh thu được 1 số hình ảnh sau:
1.
E
m hãy đề xuất một số biện pháp để khắc phục tình trạng trên?
2. Em hãy nên các biện pháp xử lí hóa chất sau khi tiến hành thí nghiệm?
Bước 4: Ý nghĩa bài tập sáng tạo - Phân tích bài tập sáng tạo
Câu hỏi định hướng Sản phẩm HS
- Đề xuất 1 số biện pháp để hạn chế tình trạng gỉ sét...
- Tuyên truyền, nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh của tất cả các bạn học sinh trong quá trình làm và sau khi làm xong.
- Nêu cách xử lí các hóa chất sau khi dùng trong phòng thí nghiệm: Các chất có môi trường axit, bazơ, chất khí độc, chất rắn...
- Hóa chất dùng xong phải rửa sạch sẽ, không để lại lâu dài trong phòng thí nghiệm
- Phân công các nhóm trực nhật, thường xuyên lau, dọn phòng thí nghiệm, sắp xếp lại dụng cụ, hóa chất cẩn thận.
- Nhóm 3 nêu ra 1 số cách để xử lí các hóa chất sau khi dùng xong trong phòng thí nghiệm:
+ Các chất sau khi làm thí nghiệm xong nếu có môi trường axit dùng bazơ trung hòa, các chất có môi trường bazơ dùng axit trung hòa.
+ Các khí độc như SO2, CO2, Cl2
dùng dung dịch kiềm hấp thụ hoặc dùng ống nghiệm 2 nhánh để hạn chế khí độc thoát ra sau làm thí nghiệm.
+ Chất kết tủa, chất rắn thu gom lại, không đổ trực tiếp vào chậu nước gây tắc ống nước.
+ Hạn chế dùng đồ dùng bằng sắt, thép đựng dụng cụ trong phòng thí nghiệm tránh rỉ sét, thay ống thoát nước bằng ống nhựa.
- Phát triển các năng lực đặc thù
Thông qua bài tập này giúp HS vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết một số vấn đề trong học tập, nghiên cứu khoa học và một số tình huống cụ thể trong thực tiễn.
Ứng xử thích hợp trong các tình huống có liên quan đến bản thân, gia đình và cộng đồng phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững xã hội và bảo vệ môi trường.
2.4. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM2.4.1. Mục đích thực nghiệm 2.4.1. Mục đích thực nghiệm
Kiểm tra tính hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.