Tổng hợp các cách đo lường nguồn nhân lực KH&CN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực khoa học và công nghệ ngành bảo hiểm xã hội (Trang 30 - 47)

trí phù hợp với tính chất và yêu cầu của công việc.

Đối với ngành BHXH, để thực hiện mục tiêu “BHXH cho mọi người lao động và BHYT toàn dân”, yêu cầu đối với nguồn nhân lực cũng ngày một cao, đòi hỏi Ngành cần có đội ngũ CCVC đủ về số lượng, bảo đảm về chất lượng, phải làm chủ được những công nghệ mới, tiên tiến.

Bảng 1.2: Tổng hợp các cách đo lường nguồn nhân lực KH&CN Nguồn nhân lực Nguồn nhân lực

KH&CN theo

Trình độ (theo ISCED 2011) Nghề nghiệp (theo ISCO-88):

nhóm nghề 122-123-131 và nhóm 2 và nhóm 3 Bậc 6+7+8 Bậc 5 Bậc <5 (Trung cấp) UNESCO* X X X X OECD X X - X Việt Nam X X - -

1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực khoa học và công nghệ

Sự phát triển của khoa học công nghệ: Khoa học công nghệ càng tiến bộ thì khoảng cách từ khoa học công nghệ đến sản xuất càng rút ngắn, sản xuất kinh doanh liên tục thay đổi, cơ cấu kinh tế của doanh nghiệp cũng thay đổi theo. Với sự phát triển không ngừng và những tiến bộ khoa học kĩ thuật đã cho ra đời những công nghệ hiện đại mà nó đòi hỏi NNL có chất lượng cao mới đáp ứng được. Qua việc áp dụng công nghệ mới cho phép doanh nghiệp lựa chọn chính sách sử dụng nhiều hay ít lao động và đòi hỏi những điều kiện nhất định về nguồn lực lao động. Vì vậy không chỉ ảnh hưởng đến quy mô mà còn ảnh hưởng đến chất lượng NNL trong doanh nghiệp.

Sự phát triển của giáo dục – đào tạo: chừng độ phát triển của giáo dục – đào tạo có ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng NNL trong doanh nghiệp, không chỉ quyết định trình độ văn hóa, chuyên môn, kĩ thuật, nghiệp vụ, tay nghề của người lao động mà còn tác động đến sức khỏe, tuổi thọ người dân qua các yếu tố nhận thức và xử lí thông tin kinh tế – xã hội, thông tin khoa học, mức thu nhập. Giáo dục – đào tạo phát triển càng cao thì quy mô NNL chất lượng cao càng được mở rộng, năng suất lao động ngày càng cao.

Sự phát triển của thị trường lao động: toàn cầu hóa, hội nhập và mở của kinh tế đã tạo thêm nhiều việc làm, cơ cấu việc làm cũng thay đổi từ lĩnh vực nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trong đó, như một yếu tố khách quan tác động đến việc nâng cao chất lượng NNL trong doanh nghiệp là sự phát triển của thị trường lao động bởi thông tin lao động việc làm là toàn diện, sự cạnh tranh việc làm ngày càng trở nên gay gắt nhằm thu hút lao động có chất lượng và số lượng phù hợp theo yêu cầu của sản xuất.

Sự phát triển của y tế: hệ thống cơ sở y tế khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe được đầu tư nâng cấp sẽ nâng cao tuổi thọ, sức khỏe cho dân cư cũng như NNL. Chăm sóc sức khỏe sinh sản, chăm sóc sức khỏe trẻ em, tư vấn dinh dưỡng, phòng bệnh tật,… được quan tâm sẽ đảm bảo cho thế hệ tương lai có trí lực và thể lực

khỏe mạnh, nâng cao thể lực và tầm vóc trung bình của người dân Việt Nam. Điều này có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động nâng cao chất lượng NNL của toàn xã hội cũng như của doanh nghiệp nói riêng.

Môi trường xã hội, dân cư, tự nhiên bao gồm: truyền thống, tập quán, thói quen, lễ nghi, nghệ thuật ứng xử, các quy phạm tư tưởng và đạo đức, các hiện tượng và quy luật khí hậu, thời tiết, thổ nhưỡng,… của mỗi địa phương, mỗi dân tộc, tầng lớp dân cư và quốc gia. Các yếu tố này tạo nên lối sống, văn hóa, môi trường hoạt động xã hội của con người nói chung và người lao động nói riêng. Nó góp phần hình thành và làm thay đổi không chỉ về số lượng mà cả về cơ cấu NNL, triết lí, đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp.

Các yếu tố kinh tế: các yếu tố tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến chất lượng NNL trong doanh nghiệp bao gồm sự tăng trưởng kinh tế nói chung và của mỗi địa phương nói riêng, giá cả, lạm phát, sức mua của đồng tiền, quan hệ cung cầu về sản phẩm hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng cá nhân, thu nhập, mức sống và tích lũy của các tầng lớp dân cư,….

Môi trường pháp lý bao gồm: Bộ Luật lao động, các văn bản pháp luật có liên quan đến lao động, sử dụng lao động,… là các yếu tố cần thiết làm cơ sở pháp lý cho các doanh nghiệp giải quyết tốt các mối quan hệ giữa người lao động, tiền đề cho các doanh nghiệp xây dựng các tiêu chuẩn pháp lý khi hình thành, củng cố và phát triển NNL. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng hoạch định các chính sách tạo môi trường pháp lý cho sự phát triển NNL cả về chất và lượng như: chính sách xã hội hóa giáo dục; chính sách phát triển các cơ sở giáo dục đào tọa chất lượng cao đạt chuẩn khu vực và quốc tế; chính sách cải cách nội dung, phương pháp giáo dục và đào tạo; chính sách về y tế, chăm sóc sức khỏe người lao động, chính sách an toàn vệ sinh lao động,…

Các yếu tố chính trị: bao gồm các mục tiêu, đường lối chính trị đối ngoại của Nhà nước trong mỗi thời kì nhất định. Về cơ bản, nền chính trị ở nước ta tương đối ổn định vững vàng, đường lối phát triển kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa, các mục tiêu kinh tế gắn với lợi ích của nhân dân. Sự gia nhập ASEAN, WTO,… đã

tạo nên những cơ hội và thách thức để các doanh nghiệp Việt Nam phát huy hết tiềm năng của mình trong quá trình hội nhập quốc tế, điều này đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải xây dựng được cho mình một NNL đủ mạnh để nâng cao năng lực cạnh tranh khi hội nhập.

1.5. Các hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực khoa học và công nghệ

Đổi mới tổ chức và cơ chế quản lý nguồn nhân lực KHCN: Phân tích công việc là quá trình nghiên cứu nội dung công việc nhằm xác định điều kiện tiến hành, các nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn khi thực hiện công việc và các phẩm chất, kỹ năng nhân viên cần thiết phải có để thực hiện công việc. Phân tích công việc là một quá trình xác định và ghi chép lại các thông tin liên quan đến bản chất của từng công việc cụ thể. Đây là quá trình xác định trách nhiệm, nhiệm vụ liên quan đến công việc và các kỹ năng kiến thức cần có để thực hiện tốt công việc. Đây cũng là quá trình xác định sự khác biệt của một công việc này với công việc khác.Việc quyết định tổ chức bộ máy và nhân sự KHCN vẫn do các cơ quan chủ quản của tổ chức KHCN đã hạn chế rất nhiều tính linh hoạt trong sử dụng nguồn lực, đặc biệt là cán bộ, người lao động có trình độ chuyên môn cao. Cách quản lý nhân sự hiện hành làm cho tổ chức KHCN luôn bị động trong sử dụng lao động, bị động trong việc trả lương và không khuyến khích cán bộ có năng lực. Việc tiếp tục đổi mới hơn nữa tổ chức và cơ chế quản lý đối với các tổ chức KHCN; đổi mới chính sách tiền lương, thưởng và phụ cấp đối với cán bộ hoạt động KHCN, mở rộng điều kiện tăng thêm thu nhập cho các nhà khoa học phù hợp với những đóng góp của họ cho xã hội, bên cạnh đó có các chính sách ưu đãi về vật chất và kịp thời động viên về tinh thần cho các nhà khoa học có đóng góp quan trọng trong hoạt động KHCN.

Tăng cường gắn nghiên cứu với ứng dụng tạo động lực cho cán bộ KHCN:

Tạo điều kiện thuận lợi để các nhà khoa học thực nghiệm nghiên cứu khoa học với hoạt động sản xuất, kinh doanh, kết hợp đào tạo với nghiên cứu chuyên sâu, để không lãng phí nguồn lực chất xám. Như vậy, mới tạo ra được một thị trường khoa học rộng lớn, các nhà nghiên cứu khoa học sẽ có nơi để phát huy năng lực sáng tạo.

Xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển nguồn nhân lực KHCN: Tuyển dụng lao động là một quá trình tuyển chọn và sử dụng lao động của các cơ quan Nhà nước, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, các tổ chức và cá nhân do Nhà nước quy định, nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của mình. Lập kế hoạch nguồn nhân lực là quá trình triển khai các hoạt động nghiên cứu, đánh giá, xác định nhu cầu về nguồn nhân lực và xây dựng các chương trình kế hoạch nhằm đảm bảo rằng tổ chức sẽ có đúng số lượng, số người và được bố trí đúng nơi, đúng lúc, đúng chỗ. Nhà nước hoàn thiện quy hoạch, kế hoạch đào tạo cán bộ KHCN trẻ để tạo ra một lực lượng lao động có năng lực và phẩm chất cần thiết đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của sự nghiệp CNH,HĐH. Để thực hiện điều đó, Nhà nước cần phải quan tâm nhiều hơn đến giáo dục - đào tạo, thực sự coi đó là “quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”; đồng thời phải đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo đại học và sau đại học ở các trường đại học, các học viện và các viện nghiên cứu, nhằm đáp ứng kịp thời lực lượng lao động có trình độ KHCN cao; cần có quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng lại đội ngũ cán bộ KHCN ở các trung tâm, viện nghiên cứu khoa học.

Trang bị và đầu tư về cơ sở vật chất- kỹ thuật: Nhà nước tăng cường đầu tư và đổi mới trang thiết bị nghiên cứu khoa học hiện đại cho các phòng nghiên cứu, thí nghiệm tại các trung tâm khoa học, các trường đại học, viện nghiên cứu; đồng thời, cần phải phát triển hệ thống thông tin, trang thiết bị thông tin hiện đại, mở rộng mạng thông tin để tất cả cán bộ KHCN đều có thể tiếp cận, khai thác và sử dụng các nguồn tài liệu KHCN vào công tác nghiên cứu. Cần tạo điều kiện cho các nhà khoa học đi đào tạo, bồi dưỡng, tham quan học tập trao đổi, hợp tác nghiên cứu khoa học ở những nước có trình độ khoa học - công nghệ tiên tiến hiện đại.

Tóm tắt chương 1

Trong chương 1 tác giả đã tập hợp 1 cách đầy đủ nhất cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực khoa học và công nghệ gồm: Khái niệm về nhân lực và nguồn nhân lực khoa học và công nghệ; Chất lượng nguồn nhân lực; Các tiêu chí phản ánh chất lượng nguồn nhân lực khoa học và công nghệ; Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực khoa học và công nghệ; Các hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực khoa học và công nghệ.

Đây là cơ sở vững chắc để tiến hành phân tích thực trạng trong chương tiếp theo.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH BÀ

RỊA - VŨNG TÀU GIAI ĐOẠN 2015 - 2019

2.1. Giới thiệu chung về Bảo hiểm xã hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu 2.1.1. Bảo hiểm xã hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu 2.1.1. Bảo hiểm xã hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Quá trình hình thành

Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu là một trong những địa phương được thực hiện thí điểm chế độ BHXH ngoài quốc doanh vào ngày 23/12/1992 tại Quyết định số 837/QĐ-UB của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

Sau thời gian thực hiện thí điểm, ngày 16/2/1995 Chính phủ Ban hành Nghị định số 19/CP về việc thành lập BHXH Việt Nam, ngày 15/6/1995 Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam ban hành Quyết định số 04QĐ/TC-CB chính thức thành lập BHXH tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu trên cơ sở thống nhất các tổ chức BHXH thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Liên đoàn Lao động tỉnh. BHXH tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu có hệ thống dọc ở các huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh. BHXH tỉnh và các BHXH trực thuộc tỉnh có con dấu, tài khoản riêng và trụ sở tại tỉnh lỵ, huyện lỵ.

Thực hiện tiến trình cải cách bộ máy của Chính phủ, ngày 24/01/2002 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 20/2002/QĐ-TTg chuyển giao Bảo hiểm y tế (BHYT) Việt Nam sang BHXH Việt Nam và Chính phủ ban hành Nghị định số 100/2002/NĐ-CP ngày 06/12/2002 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam. Từ 01/01/2003 cùng với cả nước, ngoài việc bảo đảm thực hiện các chế độ BHXH được quy định tại Chương XII Bộ Luật Lao động, Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 của Thủ tướng Chính phủ BHXH tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu còn được giao thêm nhiệm vụ thực hiện chế độ BHYT.

Ngày 29/6/2006 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 9 đã thông qua và ban hành Luật Bảo hiểm xã hội số 71/2006/QH11,

hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2007; riêng đối với Bảo hiểm xã hội tự nguyện thì từ ngày 01/01/2008, đối với Bảo hiểm thất nghiệp thì từ ngày 01/01/2009.

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn

* Vị trí và chức năng:

Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Bảo hiểm xã hội tỉnh) là cơ quan trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam đặt tại tỉnh, có chức năng giúp Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam (sau đây gọi là Tổng Giám đốc) tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; tổ chức thu, chi chế độ bảo hiểm thất nghiệp; quản lý và sử dụng các quỹ: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; thanh tra chuyên ngành việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật và quy định của Bảo hiểm xã hội Việt Nam (sau đây gọi chung là theo quy định).

Bảo hiểm xã hội tỉnh chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Tổng Giám đốc và chịu sự quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh của Ủy ban nhân dân tỉnh.

Bảo hiểm xã hội tỉnh có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản và trụ sở riêng.

* Nhiệm vụ, quyền hạn:

Xây dựng, trình Tổng Giám đốc kế hoạch ngắn hạn và dài hạn về phát triển bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trên địa bàn và chương trình công tác hàng năm; tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình sau khi được phê duyệt.

Tổ chức thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.

Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo quy định, cụ thể:

a) Cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế cho những người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;

b) Khai thác, đăng ký, quản lý các đối tượng tham gia và hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế. Thu các khoản đóng bảo hiểm xã hội, bảo

hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế của các tổ chức và cá nhân tham gia; từ chối việc đóng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế không đúng quy định. Kiểm tra việc ký hợp đồng, việc đóng, trả bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức sử dụng lao động;

c) Ký hợp đồng với các tổ chức làm đại lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và đại lý chi các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định;

d) Giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; thực hiện tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực khoa học và công nghệ ngành bảo hiểm xã hội (Trang 30 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)