BAN KIỂM SOÁT

Một phần của tài liệu Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần sông đà 5 (Trang 49 - 54)

BAN TỔNG GIÁM ĐỐC

Phòng Hành Chính Nhân SựPhòng Quản Lý Kỹ ThuậtPhòng Kinh Tế Nội BộPhòng Kế Hoạch Chiến LượcPhòng Đấu ThầuPhòng Tài Chính Kế ToánPhòng Quản Trị Rủi RoPhòng B.I.MPhòng Vật Tư Thiết Bị và Công NghệBan AT-SK-MT

Đại hội đồng cổ đông

Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyền lực có thẩm quyền cao nhất của Công ty gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, họp mỗi năm ít nhất 01 lần, Đại hội đồng cổ đông quyết định những vấn đề được Luật pháp và điều lệ Công ty quy định. Đặc biệt Đại hội đồng cổ đông sẽ thông qua các báo cáo tài chính hàng năm của Công ty và ngân sách tài chính cho năm tiếp theo, sẽ bầu hoặc bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát của Công ty.

Hội đồng quản trị

Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý Công ty.Có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của Công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị có trách nhiệm giám sát Giám đốc và các cán bộ quản lý khác. Hiện tại Hội đồng quản trị của công ty có 5 thành viên.

Ban kiểm soát

Ban kiểm soát là cơ quan trực thuộc Đại hội đồng cổ đông, do Đại hội đồng cổ đông bầu ra và bãi nhiệm với đa số tính theo số lượng cổ phần bằng thể thức trực tiếp và bỏ phiếu kín. Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm soát mọi mặt hoạt động quản trị và điều hành sản xuất của Công ty. Hiện Ban kiểm soát Công ty gồm 3 thành viên.

Ban giám đốc

Ban giám đốc của công ty gồm có Tổng giám đốc và 03 Phó Tổng giám đốc.

Tổng giám đốc: là đại diện pháp nhân của công ty trong mọi giao dịch kinh

doanh được toàn quyền quyết định trong phạm vi quyền hạn của mình đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và pháp luật Nhà nước về mọi sự quản lý, điều hành của mình đối với công ty, Thành viên Hội đồng quản trị của Công ty là người kiêm Tổng giám đốc

Phó Tổng giám đốc: Do Hội đồng quản trị bổ nhiệm và miễn nhiệm theo đề

nghị của Tổng giám đốc, là người giúp Tổng giám đốc điều hành công việc hoạt động của Công ty theo nhiệm vụ đã được giao.

Phòng Hành chính nhân sự

Là phòng có chức năng giúp Tổng giám đốc về mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty: xây dựng mô hình tổ chức, xác định chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong Công ty; xây dựng lại các nội quy quy chế của Công ty, lập kế hoạch tuyển dụng, đào tạo sử dụng nguồn nhân lực, các chính sách lao động tiền lương, tính lương hàng tháng cho cán bộ công nhân viên, làm bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế..

Phòng tài chính kế toán

Phòng tài chính kế toán là phòng chức năng tham mưu giúp Giám đốc công ty tổ chức, chỉ đạo toàn bộ tài chính kế toán. Phòng kế toán tổ chức hạch toán kinh tế về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo đúng quy định, tổng hợp kết quả kinh doanh, lập báo cáo kế toán thống kê, phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh, ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời các diễn biến các nguồn vốn cấp, vốn vay, tiền mặt, vật tư …, theo dõi công nợ của Công ty.

Các phòng ban chức năng

Có chức năng và nhiệm vụ theo từng lĩnh vực của Ban góp phần phát triển Công ty.

Các Ban điều hành

Thay mặt Công ty thống nhất ban hành các quy định và thực hiện theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các nhà thầu phụ thực hiện hợp đồng thi công ký với Công ty.

Qua sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động hiện nay của Công ty ta thấy: Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty được bố trí theo kiểu trực tuyến chức năng. Tổng giám đốc điều hành trực tiếp Công ty thông qua các Phó tổng giám đốc, các Trưởng phòng. Ngược lại các Phó tổng giám đốc, Trưởng phòng có trách nhiệm tham mưu cho Tổng giám đốc theo chức năng nhiệm vụ được giao. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty như vậy là rất hợp lý trong tình hình hiện nay, các phòng được bố trí tương đối gọn nhẹ, không chồng chéo và có quan hệ mật thiết với nhau về mặt nghiệp vụ. Điều này giúp Công ty có thể dễ dàng kiểm tra việc thực hiện mệnh lệnh của Tổng giám đốc và giúp cho Tổng giám đốc có những chỉ đạo nhanh chóng kịp thời trong hoạt động của Công ty.

Được thành lập chính thức vào ngày 26 tháng 03 năm 1990 với tên gọi ban đầu là Công ty xây dựng thủy điện Vĩnh Sơn, nhiệm vụ chủ yếu là xây dựng công trình công nghiệp, công trình dân dụng, công trình giao thông và thiết kế công trình. Trải qua 30 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty đã có những công trình ngày càng đa dạng:

- Thủy điện: Dự án thủy điện Xe Pian Xe Namnoy, dự án thủy điện Nam Emoun, dự án thủy điện Nậm Nghiệp 1, dự án thủy điện Bảo lâm 3, ….

- Nhiệt điện: Nhà máy nhiệt điện Nông Sơn.

- Khu công nghiệp: Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa phát – Dung Quất, dự án nhà máy bột – giấy VNT19.

- Công trình dân dụng: Dự án chung cư The Golden An Khánh 32T, Công trình nhà quốc hội, Dự án chung cư The Golden An Khánh 18T.

- Công trình giao thông: Dự án tuyến đường sắt thí điểm Hà Nội ( Metro) – Đoạn Nhổn – Ga Hà Nội.

- Khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng: Mỏ đá Đồi Sáo – Khu tổ hợp sản xuất gang thép Hòa Phát – Dung Quất, Mỏ đá Cơn Tria, Mỏ đá Tùng Lâm…

- Thủy lợi: Dự án hồ chứa nước Bản Lài..

2.1.4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán

2.1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty

Căn cứ vào tình hình thực tế, Công ty cổ phần Sông Đà 5 đã tổ chức bộ máy kế toán tại công ty phù hợp với tình hình của đơn vị và theo đúng yêu cầu của Bộ Tài chính. Công ty cổ phần Sông Đà 5 đã xây dựng bộ máy kế toán theo mô hình tập trung với tên gọi là Phòng Tài chính – Kế toán. Phòng Tài chính - kế toán thực hiện toàn bộ công tác kế toán từ thu nhận, ghi sổ, xử lý thông tin trên hệ thống báo cáo tài chính của đơn vị. Kế toán trưởng là người trực tiếp điều hành và quản lý công tác kế toán trên cơ sở phân công công việc cho các kế toán viên.Song song với việc quy định cụ thể trách nhiệm của từng nhân viên kế toán, trong phòng luôn có sự phối hợp chặt chẽ với nhau cùng hoàn thành tốt công việc được giao.

KẾ TOÁN TRƯỞNG

Một phần của tài liệu Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần sông đà 5 (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w