Kết quả vệ sinh, sát trùng tại trại

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại trang trại ngô thị hồng gấm, huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang (Trang 56)

Nội dung công việc

Số lần thực hiện (lần) Kết quả thực hiện (lần) Tỷ lệ (%)

Vệ sinh quét dọn chuồng trại hàng ngày 180 180 100

Phun sát trùng chuồng trại 72 72 100

Từ kết quả bảng 4.4 cho thấy, việc vệ sinh sát trùng luôn được trại quan tâm và làm thường xuyên hàng ngày. Theo quy định của trại việc vệ sinh quét dọn chuồng nuôi được trại thực hiện ngày 1 lần, trong 6 tháng thực tập em đã thực hiện được 180 lần, đạt 100% công việc được giao. Phun sát trùng xung quanh chuồng trại, được phun định kỳ 3 lần/tuần, quét vôi đường đi 1 lần/ngày. Trong thời gian thực tập em đã trực tiếp phun sát trùng 72 lần đạt tỷ lệ 100%, quét vôi đường đi lần 180 đạt tỷ lệ 100% công việc phải thực hiện. Nếu trại có tình hình nhiễm dịch bệnh thì sẽ được tăng cường việc phun sát trùng lên hàng ngày. Qua đó, em đã biết được cách thực hiện việc vệ sinh, sát trùng trong chăn nuôi như thế nào cho hợp lý nhằm hạn chế được dịch bệnh cũng như nâng cao sức đề kháng cho vật ni.

4.3.2. Phịng bệnh bằng thuốc và vắc xin

Trong quá trình thực tập tại cơ sở em đã thực hiện cơng tác phịng bệnh cho đàn lợn, kết quả được thể hiện qua bảng 4.5.

Bảng 4.5. Kết quả phòng bệnh cho lợn con tại trại Loại lợn Thời điểm phịng bệnh Bệnh được phịng Loại th́c Liều dùng (ml/ con) Đường tiêm Số lợn (con) Số lợn được tiêm (con) Tỷ lệ (%) Lợn con 1 ngày tuổi Thiếu máu Dextran - FE - B12 2 Tiêm bắp 4284 3448 72,94 3 - 5 ngày tuổi Cầu trùng Toltrazuril 1 Cho uống 4284 4284 100

Lợn con từ 1 ngày tuổi sẽ được tiêm chế phẩm Dextran - Fe - B12 để phòng bệnh thiếu máu ở lợn con, đồng thời tăng sức đề kháng cho lợn con và

100% số lợn con ở trại đều phải được tiêm sắt. Trong 6 tháng, em đã tiêm Dextran - Fe - B12 được cho 3448 con đạt tỷ lệ 72,94% và cho uống cầu trùng được 4284 con lợn con đạt tỷ lệ là 100% tổng số lợn con trực tiếp chăm sóc.

4.4. Kết quả chẩn đốn và điều trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại

4.4.1. Tình hình mắc bệnh ở đàn lợn nái sinh sản tại trại

Trong thời gian 6 tháng thực tập tại trại đã được tham gia vào công tác chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn lợn nái cùng với các anh kỹ sư của trại. Qua đó chúng em được trau dồi thêm kiến thức, kinh nghiệm về chẩn đoán một số bệnh thường gặp, nguyên nhân gây ra bệnh, cách khắc phục và điều trị bệnh.

Sau đây là kết quả của công tác chẩn đoán bệnh dựa trên biểu hiện lâm sàng của con vật.

Bảng 4.6. Tình hình mắc bệnh ở đàn lợn nái sinh sản tại trại Chỉ tiêu theo dõi

Tên bệnh

Số nái theo dõi (con) Số nái mắc bệnh (con) Tỷ lệ (%) Đẻ khó 336 8 2,38 Viêm tử cung 336 10 2,97 Sát nhau 336 4 1,19 Viêm vú 336 7 2,08

Qua bảng 4.6 cho thấy, có 10 con mắc bệnh viêm tử cung, 4 con mắc bệnh sát nhau, 8 con có hiện tượng đẻ khó, 7 con mắc bệnh viêm vú. Tỷ lệ lợn nái mắc bệnh viêm tử cung chiếm 2,97%, do đàn lợn nái ở đây thuộc các dòng nái giống ngoại có năng suất sinh sản cao, nhưng lại chưa thích nghi được hoàn toàn với điều kiện của nước ta, bên cạnh đó q trình ni dưỡng, chăm

sóc chưa tốt kết hợp với khí hậu khơng thuận lợi. Tỷ lệ mắc bệnh đẻ khó chiếm 2,38% do ngơi thai khơng thuận, thai quá to, sức khỏe lợn mẹ yếu. Tỷ lệ mắc bệnh sát nhau là 1,19%, nguyên nhân gây nên bệnh này có thể do kế phát từ các ca lợn nái mắc bệnh viêm tử cung ở thể nặng, do cho ăn quá nhiều ở giai đoạn chửa kỳ 2 làm thai to, khó đẻ, do các thao tác đỡ đẻ không đúng làm đứt nhau, sát nhau. Tỷ lệ mắc bệnh viêm vú là 2,08%, do kế phát từ bệnh viêm tử cung, do nền chuồng bẩn, vú bị tổn thương…

4.4.2. Kết quả điều trị bệnh ở đàn lợn nái sinh sản tại trại

Trong thời gian thực tập tại trại, em đã tiến hành điều trị một số bệnh sinh sản gặp ở đàn nái đẻ. Kết quả được trình bày ở bảng 4.7.

Bảng 4.7. Kết quả trực tiếp điều trị bệnh trên đàn lợn nái sinh sản tại trại

Tên bệnh

Thuốc

điều trị Liều lượng

Đường tiêm Thời gian dùng thuốc (ngày) Kết quả Số con điều trị (con) Số con khỏi (con) Tỷ lệ (%) Viêm tử cung

Oxytocin 2 ml/con (20 UI)

Tiêm bắp 3 10 8 80,00

Pen-strep 1 ml/20 kg TT

Sát nhau

Oxytocin 2 ml/con (20 UI)

Tiêm bắp 3 4 4 100 Pen-strep 1 ml/20 kg TT (200000 mg) Viêm vú Pen-strep 1 ml/20 kgTT (200000 mg) Tiêm bắp 3 7 5 71,42 Đẻ khó Oxytocin 1,7 - 1,8 ml/con (17 UI) Tiêm bắp 1 8 6 75,00

Kết quả bảng 4.7 cho thấy hiệu quả điều trị của thuốc đối với một số bệnh sinh sản trên đàn lợn nái nuôi tại trại đạt tỷ lệ từ 71,42% đến 100%.

- Đối với bệnh viêm tử cung: kết quả cho thấy, trong tổng số 10 nái được điều trị thì điều trị khỏi 8 nái, đạt tỷ lệ 80,00%.

- Bệnh sát nhau: có 4 con khi đẻ bị sát nhau, điều trị khỏi cả 4 con, đạt tỷ lệ 100%.

- Đối với viêm tử cung và bệnh sát nhau sau đẻ, trại điều trị bằng cách: + Thụt rửa tử cung bằng nước muối sinh lý (Nacl 0,9%) 2 l/con, ngày 1 lần, 3 ngày liên tục.

+ Tiêm oxytocine: 2 ml/con/lần ngày 1 lần.

+ Tiêm pendistrep L.A 1ml/10kg TT, tác dụng kéo dài trong 48 giờ, tiêm bắp cổ.

+ Kết hợp với chăm sóc, hộ lý và vệ sinh chuồng trại tốt. Liệu trình điều trị từ 3 - 5 ngày.

- Đối với bệnh viêm vú: trong số 7 con mắc bệnh viêm vú, đã tham gia điều trị khỏi 5 con đạt tỷ lệ 71,42%.

Áp dụng biện pháp điều trị viêm vú, phong bế giảm đau bầu vú bằng cách chườm nước đá lạnh (cục bộ), vắt sữa ở vú bị viêm 4 - 5 lần/ngày cho hết sữa để hạn chế việc lây lan từ vú viêm sang vú lành. Sử dụng kháng sinh Pen - strep liều 1 ml/20 kg TT điều trị trong 3 ngày kết hợp vệ sinh sạch sẽ sàn chuồng và vệ sinh sát trùng vùng vú bị viêm.

4.4.3. Kết quả chẩn đoán điều trị bệnh cho lợn con theo mẹ

Ngồi việc theo dõi tình hình bệnh trên lợn nái sinh sản, em còn tiến hành theo dõi một số bệnh lợn con theo mẹ hay mắc phải. Kết quả trinh bày ở bảng 4.8.

Bảng 4.8. Tình hình mắc bệnh trên đàn lợn con tại trại TT Tên bệnh Số lợn theo dõi (con) Số lợn mắc bệnh (con) Tỷ lệ mắc bệnh (%) Số lợn điều trị khỏi (con) Tỷ lệ khỏi bệnh (%) 1 Hội chứng tiêu chảy 4284 1150 26,84 1065 92,60

2 Bệnh đường hô hấp 4284 160 3,73 152 95,00

Qua bảng 4.8 cho thấy tình hình mắc bệnh trên đàn lợn con tại trại ở mức độ thấp. Qua kết quả theo dõi 4284 con có kết quả như sau:

Hội chứng tiêu chảy lợn con kết quả có 1150 con mắc bệnh, điều trị khỏi 1065 con đạt 92,60%.

Bệnh đường hơ hấp kết quả theo dõi 4284 con thì có 160 con mắc bệnh, điều trị khỏi 152 con, tỷ lệ điều trị khỏi đạt 95,00%.

Trong quá trình chẩn đốn bệnh trên đàn lợn, em đã chú ý quan sát những triệu chứng lâm sàng của những lợn mắc bệnh từ đó phân tích, trao đổi với kỹ thuật tại trại để đưa ra kết luận về nguyên nhân, cách phòng và điều trị cho lợn mắc bệnh.

Nguyên nhân là do lợn con mới đẻ ra sức đề kháng còn yếu, dễ bị ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài như vi sinh vật xâm hại hay nhiệt độ chuồng ni khơng thích hợp (lạnh q hay nóng q) đặc biệt vào những ngày mùa đông nhiệt độ xuống thấp cần phải có ơ úm và bóng điện sưởi cho lợn con. Cách khắc phục tốt nhất để hạn chế lợn con mắc tiêu chảy là cho lợn con bú sữa đầu ngay sau khi đẻ và giữ ấm cơ thể cho lợn con. Bên cạnh đó, khi thời tiết lạnh mà lợn con không được giữ ấm sẽ khiến lợn mắc một số bệnh về

đường hô hấp như viêm phổi, đó là nguyên nhân làm cho số lợn con mắc bệnh viêm phổi cũng khá cao (324 con).

Về kỹ năng phát hiện bệnh như sau: + Bệnh đường hô hấp ở lợn con:

Lợn gầy cịm lơng xù, thở thể bụng có khi ngồi thở, bụng hóp lại. Lợn bị bệnh khơng tranh bú với các con khác được nên ngày càng gầy yếu hơn.

Mắt lợn con sưng, có chất tiết dính đầy ở mí mắt, lơng xù, cịi cọc, mổ khám thấy phổi không đồng màu, dị dạng, mất độ đàn hồi.

+ Hội chứng tiêu chảy:

Chủ yếu quan sát thấy hậu mơn dính phân, con vật gầy, sàn ơ lợn đó bẩn. Kỹ năng phịng bệnh:

+ Chú ý điều chỉnh nhiệt độ chuồng nuôi: Chuồng lợn chửa kỳ cuối: 25 - 27ºC, chuồng đang đẻ: 27 - 28,5ºC, chuồng cai sữa: 31 - 32ºC.

+ Giữ cho chuồng và nhất là sàn luôn khô ráo, sạch sẽ: 3 ngày sau sinh, sàn lợn con được lau bằng nước sát trùng pha tỷ lệ 1:6000 chờ khô mới cho lợn ra bú sữa, sau 3 ngày nếu sàn ướt thì rắc vơi bột và qt. Phải rắc và quét vôi đường trong chuồng vào mỗi buổi sáng.

+ Phải thường xuyên kiểm tra đàn lợn vào mỗi sáng để kịp thời phát hiện những con mắc bệnh.

4.4.4. Kết quả thực hiện một số công tác khác

Trong thời gian thực tập tại trại, em vừa tham gia chăm sóc, ni dưỡng đàn lợn nái vừa được học và làm một số các thao tác trên lợn con như đỡ lợn đẻ, mài nanh, bấm đuôi, tiêm sắt lợn con, thiến lợn đực.

Đỡ đẻ lợn con: kỹ thuật đỡ đẻ cho lợn con được em thực hiện như sau:

+ Sau khi lợn mẹ đẻ, lấy lợn con từ trong chuồng ra.

+ Vuốt hết màng bọc và nhớt ở phần thân và chân lợn. Dùng khăn lau khô người lợn, lợn con phải khô và sạch.

+ Cho lợn con vào lồng úm tº = 33 - 35ºC.

+ Trước khi cho lợn con ra bú cần lau sạch vú lợn mẹ, lót thảm cho lợn con ra bú.

+ Phải trực liên tục cho đến khi lợn nái đẻ xong hoàn toàn, nhau ra hết, lợn nái trở về trạng thái yên tĩnh và cho con bú.

Tiêm sắt cho lợn con:

+ Lợn con sau khi bú mẹ sức khỏe tốt hơn, cứng cáp hơn sẽ được tiến hành mài nanh, bấm đuôi, tiêm kháng sinh và chế phẩm Fe - Dextran - B12.

+ Thường thì chế phẩm Fe - Dextran - B12 sẽ được tiêm vào 3 ngày tuổi sau khi lợn con sinh với liều lượng 2 ml/con, nhưng để tránh gây strees cho lợn con và tiện cho các thao tác kỹ thuật thì trại thực hiện các cơng việc đó cùng một lúc.

+ Sắt sẽ được tiêm bổ sung lần 2 vào 7 - 10 ngày tuổi nếu thấy cần thiết.

Mài nanh:

+ Mục đích là để trong q trình bú sữa lợn con không dùng răng nanh cắn vú lợn mẹ làm nái đau không tiết sữa và tránh làm bị thương vùng vú lợn mẹ cũng như làm bị thương mặt các lợn con khác vì vi khuẩn có thể thơng qua các vết thương này xâm nhập gây nhiễm trùng.

+ Vị trí mài: 1/3 từ cổ răng lên. + Thời gian: sau khi đẻ được 24h.

Bấm đi:

+ Mục đích là để hạn chế thiệt hại do lợn con cắn đuôi nhau. + Vị trí bấm: dùng kìm nhiệt cắt bấm gốc đi 2 cm.

Thiến lợn đực:

+ Thông thường, trong chăn nuôi lợn nái sinh sản người ta thường thiến lợn vào 7 - 10 ngày tuổi. Trong thực tế trại thực hiện thiến lợn đực vào ngày thứ 1 hoặc 2 sau khi sinh.

+ Trước khi thiến lợn đực, cần chuẩn bị dụng cụ thiến đầy đủ gồm: dao thiến, cồn sát trùng, panh kẹp, bơng gịn, khăn vải sạch, xi - lanh tiêm và thuốc kháng sinh.

+ Thao tác: đầu tiên tiêm cho lợn con 1 ml/con kháng sinh penistrep. Sau đó người thiến ngồi ghế cao và kẹp lợn con vào giữa 2 đùi sao cho đầu của lợn con hướng xuống dưới. Một tay nặn cho dịch hồn nổi rõ, tay cịn lại cầm dao rạch hai vết đứt vào chính giữa của mỗi bên dịch hồn. Dùng 2 tay nặn dịch hoàn ra ngoài rồi lấy panh kẹp thừng dịch hồn, sau đó vặn cho dịch hoàn đứt ra, dùng khăn sạch lau vùng dịch hồn, bơi cồn iod vào vị trí thiến và rốn.

Ưu điểm: dễ thao tác và tốn ít thời gian.

Nhược điểm: lợn đực sau khi thiến dễ bị viêm dịch hồn và dính ruột. Kết quả thực hiện một số thủ thuật trên đàn lợn trong thời gian em thực tập được thể hiện trong bảng 4.9.

Bảng 4.9. Kết quả chăm sóc lợn con

STT Cơng việc thực hiện

Số con lợn con sinh ra

(con)

Số lợn con trực tiếp thực hiện

(con)

Tỷ lệ (%)

1 Mài nanh, bấm đuôi 4284 3448 80,48

2 Thiến lợn đực 1468 962 65,53

3 Tiêm sắt 4284 3448 80,48

Qua 6 tháng thực tập, em đã tiến hành mài nanh, bấm đuôi 3448 con, thiến lợn đực 962 con. Khi thao tác trên lợn con em đã rút ra được một số kinh nghiệm như:

+ Lợn con sau khi đẻ ra nếu nằm trong bọc thì cần xé bọc ngay để tránh lợn con bị ngạt, nếu lợn bị ngạt thì dùng tay vỗ nhẹ vào lưng lợn để kích thích hơ hấp hoặc nâng 2 chân trước và 2 chân sau con lợn lại, gập bụng để kích thích hơ hấp.

+ Lợn con sau khi đẻ, lau sạch mình thì em có xoa thêm bột mistral để lợn nhanh khô, giữ ấm và tăng cường sức đề kháng.

+ Lợn con sau khi đẻ 30 phút thì cho ra bú mẹ, con nhỏ, yếu cho lên bú ở những vú đầu, những con to khỏe hơn cho bú ở những vú sau.

+ Nếu lợn mẹ khơng cho lợn con bú, cắn con thì em cùng mọi người buộc chân lợn mẹ, cố định để cho lợn con bú sữa.

+ Lợn con được 3 - 5 ngày tuổi thì em tiến hành lắp máng tập ăn và cho lợn con tập ăn. Vì lợn con mới sinh nên sức đề kháng yếu với điều kiện mơi trường nên cần chú ý thắp bóng sưởi để giữ ấm, tránh các bệnh về hơ hấp và phịng ngừa tiêu chảy ở lợn con. Nếu lợn con bị lạnh hay bị tiêu chảy thì em có xoa thêm bột mistral lên mình lợn và rắc lên sàn chuồng để chống rét cho lợn. Qua đó em thấy, sử dụng bột mistral cho lợn rất tốt, nhất là vào mùa đông lợn được giữ ấm tốt, người nhanh khô hơn sau khi đỡ đẻ so với những con khơng được xoa bột, lợn con có sức đề kháng tốt hơn với các bất lợi từ môi trường.

Khi mài nanh, thiến lợn đực phải tiến hành nhẹ nhàng vì lợn con cịn rất nhỏ và yếu, nên tiến hành mài nanh, khi đẻ 1 - 2 ngày và thiến lợn đực cùng lúc đó để tiện thao tác vì nếu mài nanh và thiến quá muộn thì lợn con dễ mất máu nhiều, vết thương khó lành hơn và lợn con quá to gây khó khăn cho việc cố định.

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận

Qua thời gian thực tập tại trang trại với chuyên đề: “Thực hiện quy

trình chăm sóc, ni dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại trang trại Ngơ Thị Hồng Gấm, huyện Hiệp Hồ, tỉnh Bắc Giang” em xin có một số kết luận sau:

Qua 6 tháng thực tập tốt nghiệp tại trang trại, em đã theo dõi và thực

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại trang trại ngô thị hồng gấm, huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)