Phương pháp thực hiện

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại trang trại ngô thị hồng gấm, huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang (Trang 46 - 50)

* Quy trình nuôi duỡng và chăm sóc lợn nái đẻ

Thức ăn và dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong chăn nuôi lợn, nó quyết định tới hiệu quả chăn nuôi. Toàn bộ thức ăn trong trang trại là do Công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam sản xuất và chỉ được sử dụng nội bộ không được bán ra bên ngoài nên được phòng kỹ thuật Công ty nghiên cứu sản xuất. Thức ăn sử dụng đảm bảo thành phần dinh dưỡng và các thành phần

khác để khi sử dụng vào trong chăn nuôi lợn sinh trưởng phát triển tốt cho năng suất cao trong chăn nuôi. Trại hiện nay sử dụng 3 loại thức ăn:

- Thức ăn hỗn hợp 566F sử dụng cho nái chửa kỳ 1.

- Thức ăn hỗn hợp 567SF được sử dụng cho lợn đực giống, lợn hậu bị, nái chửa kỳ 2, nái nuôi con và nái chờ phối.

- Thức ăn hỗn hợp 550P dạng viên và 550PF dạng bột sử dụng cho lợn con theo mẹ, lợn tập ăn và lợn cai sữa.

Thành phần dinh dưỡng của 3 loại thức ăn này được ghi ở bảng 3.1.

Bảng 3.1. Thành phần và giá trị dinh dưỡng của 3 loại thức ăn hỗn hợp

STT Thành phần dinh dưỡng Loại thức ăn Lợn con tập ăn (550P) Lợn nái nuôi con (567SF) Lợn nái mang thai (566F) 1 Độ ẩm tối đa (%) 14 14 14 2 Protein (%) 21 17 13

3 Xơ thô tối đa (%) 3,5 7 10

4 NLTĐ (Kcal/kg) 3300 3100 2900 5 Canxin (min-max) (%) 0,6 - 1,2 0,6 - 1,2 0,6 - 1,4 6 Phospho tổng hợpsố (min-max) (%) 0,4 - 0,9 0,5 - 1,0 0,5 - 1,0 7 Lysin tổng số (min) (%) 1,3 0,8 0,6 8 Methyonin + Cystine tổng số (min) (%) 0,7 0,5 0,4

9 Hormone Không Không Không

Qua bảng trên ta thấy thành phần dinh dưỡng của 3 loại thức ăn được xây dựng phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng cho từng loại lợn ở từng giai đoạn khác nhau, đảm bảo cho lợn sinh tưởng và phát triển tốt, cho ra sản phẩm đạt năng suất cao.

Bảng 3.2. Khẩu phần ăn của nái mang thai

Thời kỳ chửa

Lượng thức ăn/con/ngày (kg) Quy trình cho ăn (bữa/ngày) Gầy Bình thường Béo Từ tuần 1 - 4 2,5 2,2 2 1 bữa: 7h Từ tuần 5 - 11 2,2 2 1,8 Từ tuần 12 - 16

(đổi sang 567SF) 3 2,8 2,5 1 bữa: 7h

Tuần 17 (lên chuồng đẻ) 3 2,8 2,5

2 bữa 7h; 16h30 Trước ngày đẻ dự kiến 3 ngày 2,5 2,3 2 2 ngày 2 1,8 1,5 1 ngày 1,5 1,5 1,5 Ngày đẻ 1,5 1,5 1,5

Từ tuần phối thứ 1 đến tuần thứ 4: cho ăn thức ăn hỗn hợp 566F mức cho ăn 2,0 - 2,5 kg thức ăn/nái/ngày đêm, tùy vào thể trọng của từng con mà mức độ cho ăn phù hợp, nếu nái gầy cho ăn 2,5 kg thức ăn/ngày, nái béo chỉ cho ăn 2 - 2,2 kg thức ăn/ngày.

Từ tuần phối thứ 5 đến tuần phối thức 11: cho ăn thức ăn hỗn hợp 566S với mức ăn 2,5 - 3 kg thức ăn/ ngày đêm.

Từ tuần phối 12 - 16: Cho ăn thức ăn hỗn hợp 567SF với mức ăn 2,5 - 3kg thức ăn/ngày đêm. Giai đoạn này giúp nái làm quen với thức ăn mới trước khi chuyển sang chuồng đẻ.

Từ tuần 17: nái được chuyển sang chuồng đẻ nhằm tạo điều kiện cho nái thích nghi với chuồng mới. Chuồng đẻ cho ăn 2 lần/ngày. Ăn thức ăn hỗn hợp 567SF với mức ăn 2,5 - 3 kg thức ăn/ngày đêm.

Trước đẻ 2 ngày cho ăn 1,5 - 2 kg thức ăn/con. Trước đẻ 1 ngày cho ăn 1,5 kg thức ăn/con. Ngày đẻ cho ăn 1,5 kg thức ăn/con.

Bảng 3.3. Chế độ ăn của lợn nái nuôi con

Ngày đẻ Lượng thức ăn (kg/ngày) Lợn nái Ngày thứ 1 sau đẻ 2,5 Ngày thứ 2 sau đẻ 3,5 Ngày thứ 3 sau đẻ 4,5 Ngày thứ 4 sau đẻ 5,5 Ngày thứ 5 sau đẻ 6

Ngày thứ 6 đến cai nữa 6,5

Sau khi đẻ do phải tiết sữa nuôi con nên khẩu phần ăn tăng 1 kg/ngày chia đều 2 bữa/ngày, đến khi nào khẩu phần ăn 6,5 kg/ngày và duy trì cho tới khi lợn con cai sữa.

Lợn con sau khi đẻ ngày thứ 4 bắt đầu cho tập ăn bằng thức ăn hỗn hợp dạng viên 550P. Từ ngày thứ 8 đến ngày thứ 14 thức ăn của lợn con trộn 2 loại thức ăn tỷ lệ 3:7 (3 phần thức ăn bột trộn với 7 phần thức ăn viên). Cho lợn tập ăn từ từ ít một và cho ăn nhiều lần trên ngày. Vệ sinh máng tập ăn hằng ngày để giữ cho máng luôn khô ráo sạch sẽ tránh nảy sinh mầm bệnh.

Nái cai sữa, ngày cai sữa cho nhịn ăn, trong giai đoạn chờ phối cho ăn thức ăn hỗn hợp 567SF với mức ăn 2 kg thức ăn/con/ngày đêm. Đối với lợn nái sau cai sữa mà gầy khẩu phần ăn có thể tăng hơn một chút lên 3 kg thức ăn/con/ngày đêm, để cho lợn khỏe mạnh đảo bảo tiêu chuẩn khi phối giống.

Bảng 3.4. Những biểu hiện khi lợn sắp đẻ

Trước khi đẻ Dấu hiệu

0 - 10 ngày Bầu vú căng lên và cứng, âm hộ sung huyết 2 ngày Bầu vú cương cứng hơn và tiết ra chất lỏng trong 12 - 14 giờ Nái bồn chồn, tuyến vú bắt đầu tiết sữa

6 giờ Sữa tiết ra nhiều hơn qua 2 lỗ tia sữa 2 - 4 giờ Các vú đều có sữa non vọt thành tia dài 30 phút - 2 giờ Tăng nhịp thở

15 - 30 phút Âm hộ tiết ra dịch nhờn màu hồng có lẫn phân su 15 giây - 5 phút Nái nằm nghiêng 1 bên, hơi thở đứt quãng, ép bụng, ép đùi, quẫy đuôi, rặn đẻ

Chuồng trại của lợn nái nuôi con yêu cầu phải đảm bảo luôn khô ráo, sạch sẽ, không có mùi hôi thối, ẩm ướt. Do vậy hàng ngày phải vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng uống sạch sẽ. Chuồng lợn nái nuôi con phải có ô úm lợn con. Nhiệt độ chuồng nuôi thích hợp là 24 - 28oC, độ ẩm 70 - 75%.

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại trang trại ngô thị hồng gấm, huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)