Ngoài việc theo dõi tình hình bệnh trên lợn nái sinh sản, em còn tiến hành theo dõi một số bệnh lợn con theo mẹ hay mắc phải. Kết quả trinh bày ở bảng 4.8.
Bảng 4.8. Tình hình mắc bệnh trên đàn lợn con tại trại TT Tên bệnh Số lợn theo dõi (con) Số lợn mắc bệnh (con) Tỷ lệ mắc bệnh (%) Số lợn điều trị khỏi (con) Tỷ lệ khỏi bệnh (%) 1 Hội chứng tiêu chảy 4284 1150 26,84 1065 92,60
2 Bệnh đường hô hấp 4284 160 3,73 152 95,00
Qua bảng 4.8 cho thấy tình hình mắc bệnh trên đàn lợn con tại trại ở mức độ thấp. Qua kết quả theo dõi 4284 con có kết quả như sau:
Hội chứng tiêu chảy lợn con kết quả có 1150 con mắc bệnh, điều trị khỏi 1065 con đạt 92,60%.
Bệnh đường hô hấp kết quả theo dõi 4284 con thì có 160 con mắc bệnh, điều trị khỏi 152 con, tỷ lệ điều trị khỏi đạt 95,00%.
Trong quá trình chẩn đoán bệnh trên đàn lợn, em đã chú ý quan sát những triệu chứng lâm sàng của những lợn mắc bệnh từ đó phân tích, trao đổi với kỹ thuật tại trại để đưa ra kết luận về nguyên nhân, cách phòng và điều trị cho lợn mắc bệnh.
Nguyên nhân là do lợn con mới đẻ ra sức đề kháng còn yếu, dễ bị ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài như vi sinh vật xâm hại hay nhiệt độ chuồng nuôi không thích hợp (lạnh quá hay nóng quá) đặc biệt vào những ngày mùa đông nhiệt độ xuống thấp cần phải có ô úm và bóng điện sưởi cho lợn con. Cách khắc phục tốt nhất để hạn chế lợn con mắc tiêu chảy là cho lợn con bú sữa đầu ngay sau khi đẻ và giữ ấm cơ thể cho lợn con. Bên cạnh đó, khi thời tiết lạnh mà lợn con không được giữ ấm sẽ khiến lợn mắc một số bệnh về
đường hô hấp như viêm phổi, đó là nguyên nhân làm cho số lợn con mắc bệnh viêm phổi cũng khá cao (324 con).
Về kỹ năng phát hiện bệnh như sau: + Bệnh đường hô hấp ở lợn con:
Lợn gầy còm lông xù, thở thể bụng có khi ngồi thở, bụng hóp lại. Lợn bị bệnh không tranh bú với các con khác được nên ngày càng gầy yếu hơn.
Mắt lợn con sưng, có chất tiết dính đầy ở mí mắt, lông xù, còi cọc, mổ khám thấy phổi không đồng màu, dị dạng, mất độ đàn hồi.
+ Hội chứng tiêu chảy:
Chủ yếu quan sát thấy hậu môn dính phân, con vật gầy, sàn ô lợn đó bẩn. Kỹ năng phòng bệnh:
+ Chú ý điều chỉnh nhiệt độ chuồng nuôi: Chuồng lợn chửa kỳ cuối: 25 - 27ºC, chuồng đang đẻ: 27 - 28,5ºC, chuồng cai sữa: 31 - 32ºC.
+ Giữ cho chuồng và nhất là sàn luôn khô ráo, sạch sẽ: 3 ngày sau sinh, sàn lợn con được lau bằng nước sát trùng pha tỷ lệ 1:6000 chờ khô mới cho lợn ra bú sữa, sau 3 ngày nếu sàn ướt thì rắc vôi bột và quét. Phải rắc và quét vôi đường trong chuồng vào mỗi buổi sáng.
+ Phải thường xuyên kiểm tra đàn lợn vào mỗi sáng để kịp thời phát hiện những con mắc bệnh.