Trình độ LLCT của CBCC cấp xã huyện Hậu Lộc giai đoạn 2015 2017

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã huyện hậu lộc, tỉnh thanh hóa (Trang 59 - 65)

giai đoạn 2015 - 2017

TT rình độ LLCT

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh

SL (ngƣời) Tỷ lệ (%) SL (ngƣời) Tỷ lệ (%) SL (ngƣời) Tỷ lệ (%) 2016/ 2015 (%) 2017/ 2016 (%) BQ chung (%) 1 Cử nhân, Cao cấp 02 0,4 02 0,4 02 0,4 100.00 100.00 100.00 2 Trung cấp 271 49,5 288 52,4 307 55,1 106.27 106.60 106.44 3 Sơ cấp 36 6,5 46 8,3 55 9,9 127.78 119.57 123.67 4 Chưa qua đào tạo 239 43,6 214 38,9 193 34,6 89.54 90.19 89.86 Tổng 548 550 557

Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Hậu Lộc Năm 2015, với tổng số 548 CBCC cấp xã thì có 02 CBCC có trình độ Cử nhân, Cao cấp chính trị, chiếm tỷ lệ 0,4%; 271 CBCC có trình độ Trung cấp chính trị, chiếm tỷ lệ 49,5%; 36 CBCC có trình độ Sơ cấp chính trị, chiếm tỷ lệ 6,5%; 239 CBCC chưa qua đào tạo lý luận chính trị, chiếm tỷ lệ 43,6%.

Năm 2016, với tổng số 550 CBCC cấp xã thì có 02 CBCC có trình độ Cử nhân, Cao cấp chính trị, chiếm tỷ lệ 0,4%; 288 CBCC có trình độ Trung cấp chính trị, chiếm tỷ lệ 52,4%; 46 CBCC có trình độ Sơ cấp chính trị, chiếm tỷ lệ 8,3%; 214 CBCC chưa qua đào tạo lý luận chính trị, chiếm tỷ lệ 38,9%.

Năm 2017, với tổng số 557 CBCC cấp xã thì có 02 CBCC có trình độ Cử nhân, Cao cấp chính trị, chiếm tỷ lệ 0,4%; 337 CBCC có trình độ Trung cấp chính trị, chiếm tỷ lệ 60,5%; 55 CBCC có trình độ Sơ cấp chính trị, chiếm tỷ lệ 9,9%; 209 CBCC chưa qua đào tạo lý luận chính trị, chiếm tỷ lệ 29,2%.

Như vậy, có thế thấy việc nâng cao trình độ lý luận chính trị của CBCC cấp xã huyện Hậu Lộc c ng đã được các cấp, các ngành của huyện quan tâm, chú trọng, tỷ lệ CBCC được đào tạo trình độ lý luận chính trị tăng lên hàng năm.

4.1.3.4. Trì đ quản lý nhà ước

Theo quy định, trình độ quản lý nhà nước được chia thành các cấp: chuyên viên cao cấp, chuyên viên chính, chuyên viên, cán sự. Đối với trường hợp CBCC cấp xã đã tốt nghiệp Đại học ngành hành chính học thì được công nhận đã qua chương trình bồi dưỡng kiến thức QLNN theo tiêu chuẩn ngạch chuyên viên.

Bảng 4.8. rình độ QLNN của CBCC cấp hu ện Hậu Lộc giai đo n 2015 - 2017

TT rình độ QLNN

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh SL (ngƣời) Tỷ lệ (%) SL (ngƣời) Tỷ lệ (%) SL (ngƣời) Tỷ lệ (%) 2016/ 2015 (%) 2017/ 2016 (%) BQ chung (%) 1 Cao cấp 0 - 0 - 0 - - - - 2 Chuyên viên chính 0 - 0 - 0 - - - - 3 Chuyên viên 45 8,3 49 8,9 54 9,8 108.89 110.20 109.54 4 Cán sự 23 4,2 29 5,3 37 6,6 126.09 127.58 126.83 5 Chưa qua bồi dưỡng 480 87,6 472 85,8 465 83,6 98.33 98.51 98.42 Tổng cộng 548 550 557

Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Hậu Lộc Năm 2015, với tổng số 548 CBCC cấp xã thì có 45 CBCC có trình độ Chuyên viên, chiếm tỷ lệ 8,3%; 23 CBCC có trình độ Cán sự, chiếm tỷ lệ 4,2%;

480 CBCC chưa qua đào tạo Quản lý nhà nước, chiếm tỷ lệ 87,6%.

Năm 2016, với tổng số 550 CBCC cấp xã thì có 49 CBCC có trình độ Chuyên viên, chiếm tỷ lệ 8,9%; 29 CBCC có trình độ Cán sự, chiếm tỷ lệ 5,3%; 472 CBCC chưa qua đào tạo Quản lý nhà nước, chiếm tỷ lệ 85,8%.

Năm 2017, với tổng số 557 CBCC cấp xã thì có 54 CBCC có trình độ Chuyên viên, chiếm tỷ lệ 9,8%; 37 CBCC có trình độ Cán sự, chiếm tỷ lệ 6,6%; 465 CBCC chưa qua đào tạo Quản lý nhà nước, chiếm tỷ lệ 83,6%.

4.1.3.5. Trì đ tin học và ngo i ngữ

Bảng 4.9. rình độ tin học và ngo i ngữ của CBCC cấp hu ện Hậu Lộc năm 2017 Diễn giải Tốt Khá Trung bình Chƣa tốt SL (ngƣời) Tỷ lệ (%) SL (ngƣời) Tỷ lệ (%) SL (ngƣời) Tỷ lệ (%) SL (ngƣời) Tỷ lệ (%) Trình độ Tin học 114 20,5 164 29,4 198 35,5 81 14,6 Trình độ Ngoại ngữ 15 2,7 52 9,3 83 14,9 407 73,1 Tổng cộng 23,2 38,7 50,4 87,7

Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Hậu Lộc Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, việc trang bị kiến thức về tin học đối với CBCC cấp xã là hết sức cần thiết. Tiện ích từ việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết công việc là rất hiệu quả, máy vi tính và mạng internet là những công cụ có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả công việc, giúp cho việc giải quyết công việc được tiến hành nhanh chóng và chính xác, giúp cho CBCC có thể truy cập, tra cứu, tìm kiếm các văn bản mới, các thông tin bổ ích, bổ trợ chuyên môn và an toàn lưu giữ tài liệu.

Đối với trình độ ngoại ngữ, thực tế cho thấy việc sử dụng ngoại ngữ để làm việc của CBCC cấp xã không nhiều, nguyên nhân là do công việc của CBCC cấp xã không liên quan nhiều đến ngoại ngữ (Theo quy định của UBND tỉnh Thanh Hóa tại Quyết định số 1725/2017/QĐ-UBND ngày 26/5/2017, đối với CBCC cấp xã chỉ yêu cầu có chứng chỉ Tin học văn phòng trình độ A trở lên, không yêu cầu CBCC cấp xã phải có chứng chỉ ngoại ngữ).

4.1.4. Đánh giá chất ƣợng cán bộ c ng chức cấp hu ện Hậu Lộc

Hoạt động quản lý nhà nước bao gồm nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Chính vì vậy, đánh giá kết quả thực thi công vụ của CBCC c ng hết sức phong phú và đa dạng. Có những nội dung công việc làm ra được kết quả ngay nhưng c ng có những nội dung công việc phải trải qua một thời gian dài mới có thể đánh giá được kết quả.

Hiệu lực hiệu quả của bộ máy nhà nước, của hệ thống hành chính được quyết định bởi phẩm chất, năng lực và kết quả công tác của đội ng CBCC nhà nước. Kết quả thực hiện nhiệm vụ là tiêu chí đánh giá đầu ra của quá trình thực thi hoạt động quản lý nhà nước, là tiêu chí cơ bản phản ánh năng lực thực thi hoạt động quản lý nhà nước của CBCC. Hiệu quả thực thi công vụ bao gồm kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao của riêng của cá nhân, kết quả thực hiện nhiệm vụ chung của tập thể và còn được xem xét trên nhiều khía cạnh khác nhau ví dụ như kết quả thực hiện một vụ việc, kết quả thực hiện nhiệm vụ trong ngày, kết quả thực hiện nhiệm vụ trong tháng, trong năm, trong nhiệm kỳ.

Hiệu quả thực thi công vụ được thể hiện rõ qua chất lượng của các văn bản quản lý hành chính mà cấp xã ban hành; qua hiệu quả thực thi công vụ của CBCC xã được thể hiện thông qua chất lượng của các dịch vụ công mà UBND xã phải cung cấp theo quy định của pháp luật như: chứng thực, hộ tịch, đất đai,… Chất lượng của những dịch vụ công này được đánh giá dựa trên những tiêu chí cụ thể như: Việc thực hiện các hoạt động cung cấp dịch vụ công của CBCC có tuân thủ theo những quy trình bắt buộc theo quy định của pháp luật hay không; cách làm của họ đã hợp lý, hiệu quả hay chưa; người dân (người sử dụng các loại dịch vụ này) nhận xét và đánh giá như thế nào, mức độ hài lòng và thoả mãn của họ…

Như vậy, hiệu quả thực thi công vụ của CBCC xã chính là kết quả của sự phát triển về kinh tế – xã hội, sự ổn định về an ninh trật tự, sự vững mạnh của hệ thống chính trị ở cơ sở và chất lượng của các loại văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của cấp xã và các quyết định hành chính của Chủ tịch UBND xã.

Bên cạnh đó, hiệu quả thực thi công vụ của CBCC c ng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, đó là:

- Năng lực của CBCC (trong đó có trình độ, kỹ năng làm việc, phương pháp làm việc, tác phong).

- Kiến thức thực tế.

- Sức khoẻ (thể chất, tâm lý). - Năng khiếu bẩm sinh.

- Các điều kiện khách quan như: cơ chế, chính sách, pháp luật; cơ sở vật chất kỹ thuật; chế độ đãi ngộ…

Bên cạnh đó hiệu quả thực thi công vụ của CBCC thể hiện một cách trực tiếp nhất là việc nhận thức, khả năng giải quyết công việc, đồng thời phương pháp và kỹ năng làm việc c ng như kết quả giải quyết công việc c ng thể hiện hiệu quả thực thi công vụ của CBCC.

Phương pháp giải quyết công việc thể hiện phong cách, thái độ ứng xử và sự sáng tạo của CBCC trong thực thi nhiệm vụ. Với mỗi việc phát sinh, người CBCC có nhận định đúng và đưa ra cách giải quyết hiệu quả nhất hoặc với mỗi đối tượng có cách ứng xử phù hợp. Với kết quả giải quyết công việc như nhau nhưng người có phương pháp tốt sẽ cho kết quả trong thời gian ngắn nhất, kết quả đạt được sẽ có sức thuyết phục cao, được nhân dân hài lòng hơn, tin tưởng hơn.

CBCC có trình độ kiến thức, có phương pháp làm việc tốt sẽ thực thi công vụ hiệu quả, hợp lòng dân, có khả năng vận động, tạo sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân và được nhân dân tín nhiệm. Ngược lại, nếu không có phương pháp thực hiện nhiệm vụ tốt và phù hợp thì công việc khó hoàn thành, hoặc hoàn thành nhưng dễ xảy ra các vấn đề khiếu nại, mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, gây mất niềm tin trong nhân dân.

Kỹ năng trong thực thi công vụ CBCC là khả năng vận dụng khéo léo, thành thạo những kiến thức và kinh nghiệm thu được trên một lĩnh vực nào đó vào thực tế. Trong thực thi công vụ đòi hỏi rất nhiều kỹ năng như: kỹ năng quản lý (thu thập và xử lý thông tin, phân tích, hoạch định, ra quyết định, tổ chức, kiểm tra, đánh giá); kỹ năng giao tiếp; kỹ năng vận động quần chúng; kỹ năng sử dụng các thiết bị văn phòng; kỹ năng sử dụng các thiết bị nghiệp vụ; kỹ năng tác nghiệp. ỗi công việc, mỗi chức trách đòi hỏi có những kỹ năng khác nhau, ở những mức độ khác nhau.

Như vậy, phương pháp và kỹ năng của CB, CC thể hiện năng lực thực tế của CB, CC đó trong việc thực hiện công vụ của họ.

4.1.4.1. Đá á củ lã đ o cấp uyệ , xã, t ị trấ về c ất lượ CBCC cấp xã uyệ Hậu L c

Luận văn dùng mẫu phiếu hỏi để hỏi ý kiến của 50 CBCC gồm: ãnh đạo UBND huyện; Trưởng các phòng chuyên môn huyện, lãnh đạo chủ chốt và trưởng một số đoàn thể chính trị - xã hội cấp xã trên địa bàn 03 đơn vị: Thị trấn Hậu ộc, xã Đại ộc, xã Đa ộc.

a. Về khả năng giải quyết công việc và quan hệ với nhân dân

Bảng 4.10. Đánh giá của nh đ o về hả năng giải qu ết c ng việc và quan hệ với nhân dân của CBCC cấp hu ện Hậu Lộc

ĐVT: %

TT Diễn giải ốt Khá Trung

bình Yếu

1 Đạo đức, lối sống của công chức cấp xã 23,0 43,7 25,3 8,0 2 Khả năng đáp ứng yêu cầu công việc 23,0 43,4 23,6 10,0 3 Khả năng giải quyết công việc hiệu quả 15,3 48,0 24,4 12,3

4 Quan hệ với nhân dân 14,0 76,0 6,7 3,3

Nguồn: Tổng hợp từ tài liệu điều tra (2017) Qua bảng số liệu bảng 4.10 cho thấy kết quả đánh giá của lãnh đạo về khả năng giải quyết công việc và quan hệ với nhân dân của CBCC cấp xã huyện Hậu ộc, cụ thể:

- Về đạo đức, lối sống của công chức cấp xã, kết quả đánh giá tốt chiếm tỷ lệ 23,0%; kết quả khá chiếm tỷ lệ 43,7%; kết quả trung bình chiếm tỷ lệ 25,3%; kết quả yếu chiếm 8%.

- Về khả năng đáp ứng yêu cầu công việc, kết quả đánh giá tốt chiếm tỷ lệ 23,0%; kết quả khá chiếm tỷ lệ 43,4%; kết quả trung bình chiếm tỷ lệ 23,6%; kết quả yếu chiếm 10%.

- Về khả năng giải quyết công việc hiệu quả, kết quả đánh giá tốt chiếm tỷ lệ 15,3%; kết quả khá chiếm tỷ lệ 48%; kết quả trung bình chiếm tỷ lệ 24,4%; kết quả yếu chiếm 12,3%.

- Về quan hệ với quần chúng nhân dân, kết quả đánh giá tốt chiếm tỷ lệ 14,0%; kết quả khá chiếm tỷ lệ 76,0%; kết quả trung bình chiếm tỷ lệ 6,7%; kết quả yếu chiếm 3,3%.

Như vậy, khả năng giải quyết công việc của công chức cấp xã ở mức tốt đang còn thấp, trong khi ở mức trung bình và yếu còn nhiều. Vẫn còn tồn tại một bộ phận không nhỏ công chức chưa đáp ứng được yêu cầu công việc, có đạo đức lối sống và quan hệ với nhân dân chưa tốt. Điều này làm ảnh hưởng đến chất lượng đội ng CBCC cấp xã, gây mất niềm tin trong nhân dân đối với hoạt động của chính quyền địa phương.

b. Về năng lực của công chức cấp xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã huyện hậu lộc, tỉnh thanh hóa (Trang 59 - 65)