Đánh giá về các kỹ năng làm việc của CBCC cấp xã huyện Hậu Lộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã huyện hậu lộc, tỉnh thanh hóa (Trang 68)

ĐVT: %

TT Diễn giải Tốt Khá Yếu

1 Kỹ năng thu thập và xử lý thông tin 25,0 42,0 33,0 2 Kỹ năng soạn thảo văn bản, tổng hợp, viết báo cáo 22,0 41,0 37,0

3 Kỹ năng làm việc nhóm 23,0 44,0 33,0

4 Kỹ năng quản lý hồ sơ 42,0 47,0 11,0

5 Kỹ năng quản lý thời gian 35,0 53,0 12,0

6 Kỹ năng giao tiếp, tổ chức, truyền đạt thông tin ở cơ sở 42,0 43,0 15,0 7 Kỹ năng theo dõi, đánh giá tác động của các chính sách 37,0 48,0 15,0 8 Khả năng phối hợp giữa với các ngành, đoàn thể 36,0 50,0 14,0

- Kỹ năng thu thập và xử lý thông tin: Kỹ năng này giúp công chức tìm kiếm, tập hợp, phân tích, phân loại thông tin cần thiết dễ dàng và nhanh chóng, trên cơ sở đó đưa ra các biện pháp giải quyết công việc. Qua bảng tổng hợp, tỷ lệ đạt tốt và khá chiếm 67%, tỷ lệ yếu chiếm 33%.

- Kỹ năng soạn thảo văn bản, tổng hợp, viết báo cáo: Thông tư 01/2011/TT- BNV ngày 19/01/2011 của Bộ Nội vụ đã quy định cụ thể về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính.Việc công chức có kỹ năng soạn thảo, tổng hợp, viết báo cáo sẽ giúp cho công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, truyền đạt thông tin dễ dàng hơn, phản ánh được ý chí và thể hiện quyền lực nhà nước nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội và giải quyết các quy định, chế độ chính sách thuận lợi hơn, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, đơn vị, tổ chức và ngược lại. Qua bảng tổng hợp, tỷ lệ đạt tốt và khá chiếm 63%, tỷ lệ yếu chiếm 37%.

- Kỹ năng làm việc nhóm: Kỹ năng này giúp cho công chức phối hợp tốt hơn nhằm hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ công việc được giao. Qua bảng tổng hợp, tỷ lệ đạt tốt và khá chiếm 67%, tỷ lệ yếu chiếm 33%,

- Kỹ năng quản lý hồ sơ: Có kỹ năng quản lý hồ sơ, công chức sẽ dễ dàng tra cứu, tìm kiếm các thông tin liên quan đến công việc được giao, giúp cho việc tham mưu, giải quyết công việc kịp thời, đồng thời đảm bảo chặt chẽ và bảo mật tài liệu. Qua bảng tổng hợp, tỷ lệ đạt tốt và khá chiếm 89%, tỷ lệ yếu chiếm 11%.

- Về kỹ năng quản lý thời gian: Kỹ năng quản lý thời gian giúp cho công chức có khả năng phân chia thời gian để hoàn thành nhiệm vụ đúng tiến độ đề ra, đặc biệt là khi phải giải quyết nhiều nhiệm vụ cùng lúc, qua đó giúp giảm áp lực, nâng cao hiệu quả, chất lượng công việc. Qua bảng tổng hợp, tỷ lệ đạt tốt và khá chiếm 88%, tỷ lệ yếu chiếm 12%.

- Về kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tổ chức tập huấn, truyền đạt thông tin ở cơ sở: Cấp xã là cơ quan gần dân nhất, trực tiếp làm việc với nhân dân, chính vì vậy, kỹ năng giao tiếp, truyền đạt thông tin là hết sức quan trọng, kỹ năng này giúp công chức nắm bắt, truyền đạt, hướng dẫn, phản ánh thông tin, chủ trương, chính sách pháp luật tới nhân dân dễ dàng hơn. Qua bảng tổng hợp, tỷ lệ đạt tốt và khá chiếm 85%, tỷ lệ yếu chiếm 15%.

- Kỹ năng theo dõi, giám sát đánh giá tác động của các chính sách: Kỹ năng này giúp công chức có cách nhìn bao quát hơn về sự ảnh hưởng của các quy định, chế độ chính sách trong xã hội, từ đó có tầm nhìn về những mặt tích cực và

tiêu cực khi tổ chức triển khai chính sách vào đời sống, giúp cho việc tham mưu quản lý nhà nước của chính quyền địa phương đảm bảo hiệu lực, hiệu quả. Qua bảng tổng hợp, tỷ lệ đạt tốt và khá chiếm 85%, tỷ lệ yếu chiếm 15%.

- Khả năng phối hợp với các ngành, đoàn: Qua bảng tổng hợp, tỷ lệ đạt tốt và khá chiếm 86%, tỷ lệ yếu chiếm 14%.

Nhìn chung, đội ng CBCC cấp xã huyện Hậu ộc đã cơ bản đảm bảo được các kỹ năng làm việc, tuy nhiên, tỷ lệ hiệu quả thấp vẫn còn chiếm tỷ lệ không nhỏ, nguyên nhân là do việc CBCC ít được tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn các phương pháp, kỹ năng giải quyết công việc, việc xử lý công việc chưa mang tính khoa học mà theo thói quen, học theo từ công chức có thời gian công tác lâu năm.

c. Về mức độ hoàn thành công việc được giao

Kết quả tự đánh giá về mức độ hoàn thành công việc được giao của CBCC cấp xã huyện Hậu Lộc, được phản ánh qua bảng số liệu 4.14

Bảng 4.14. Đánh giá về mức độ hoàn thành c ng việc của CBCC cấp xã hu ện Hậu Lộc ĐVT: % TT Diễn giải Hoàn thành tốt Hoàn thành Hoàn thành chƣa tốt Không hoàn thành 1 Lập kế hoạch công tác 15,0 77,0 6,0 2,0

2 Tổ chức triển khai kế hoạch công tác 16,0 74,0 7,0 3,0 3 Kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao 14,0 73,0 9,0 4,0 4 Báo cáo tổng kết hàng tháng, quý, năm 13,0 72,0 9,0 6,0 5 Quản lý, sử dụng trang, thiết bị 42,0 51,0 5,0 2,0

6 Tổ chức tập huấn 10,0 81,0 7,0 2,0

7 Công tác vận động quần chúng 19,0 73,0 6,0 2,0

Nguồn: Tổng hợp từ tài liệu điều tra (2017) - Kết quả về việc lập kế hoạch công tác: Mức độ hoàn thành tốt và hoàn thành chiếm tỷ lệ 92%; mức độ hoàn thành chưa tốt và không hoàn thành chiếm tỷ lệ 8%.

tốt và hoàn thành chiếm tỷ lệ 90%; mức độ hoàn thành chưa tốt và không hoàn thành chiếm tỷ lệ 10%.

- Kết quả về mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao: Mức độ hoàn thành tốt và hoàn thành chiếm tỷ lệ 87%; mức độ hoàn thành chưa tốt và không hoàn thành chiếm tỷ lệ 13%.

- Kết quả về công tác báo cáo tổng kết hàng tháng, quý, năm: Mức độ hoàn thành tốt và hoàn thành chiếm tỷ lệ 85%; mức độ hoàn thành chưa tốt và không hoàn thành chiếm tỷ lệ 15%.

- Kết quả về công tác quản lý, sử dụng trang, thiết bị: Mức độ hoàn thành tốt và hoàn thành chiếm tỷ lệ 93%; mức độ hoàn thành chưa tốt và không hoàn thành chiếm tỷ lệ 7%.

- Kết quả về công tác tổ chức tập huấn: Mức độ hoàn thành tốt và hoàn thành chiếm tỷ lệ 91%; mức độ hoàn thành chưa tốt và không hoàn thành chiếm tỷ lệ 9%.

- Kết quả về công tác vận động quần chúng: Mức độ hoàn thành tốt và hoàn thành chiếm tỷ lệ 92%; mức độ hoàn thành chưa tốt và không hoàn thành chiếm tỷ lệ 8%.

Tỷ lệ công chức hoàn thành công việc được giao ở mức độ hoàn thành tốt và hoàn thành chiếm tỷ lệ cao. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận công chức hoàn thành chưa tốt và không hoàn thành nhiệm vụ, công việc được giao.

4.1.4.3. Đánh giá của người dân về chất lượng công chức cấp xã huyện Hậu Lộc

Chính quyền cơ sở là nơi giải quyết tất cả những vấn đề liên quan trực tiếp đến đời sống của người dân. Chính vì vậy, năng lực, thái độ, tinh thần, trách nhiệm của công chức được hiểu rõ ràng nhất, dễ nhận thấy nhất. Và người dân là những người đánh giá một cách khách quan và công bằng nhất.

uận văn tiến hành sử dụng mẫu phiếu điều tra để hỏi 50 người dân thường xuyên làm việc, giao dịch với CBCC của 03 đơn vị: Thị trấn Hậu ộc, xã Đại ộc, xã Đa ộc.

a. Về các năng lực của công chức cấp xã

Kết quả đánh giá của người dân về các năng lực của công chức cấp xã huyện Hậu ộc, được thể hiện qua bảng số liệu 4.15:

Bảng 4.15. Đánh giá của ngƣời dân về các năng ực của CBCC cấp hu ện Hậu Lộc

ĐVT: %

TT Diễn giải Tốt Khá Trung

bình

1

Năng lực hướng dẫn, vận động, đưa chủ trương, đường lối của Đảng,chính sách pháp luật của nhà nước vào cuộc sống

18,65 59,25 22,10

2 Năng lực tổ chức các hoạt động phong trào 16,71 61,43 21,86 3 Năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ 10,41 60,13 29,46 4 Hiểu biết về văn hóa, xã hội, lao động, sản xuất 9,67 52,29 38,04

Nguồn: Tổng hợp từ tài liệu điều tra (2017)

- Về năng lực hướng dẫn, vận động, đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước vào cuộc sống: Kết quả đánh giá tốt chiếm tỷ lệ 18,65%; khá chiếm tỷ lệ 59,25%; trung bình chiếm tỷ lệ 22,10%.

- Về năng lực tổ chức các hoạt động phong trào: Kết quả đánh giá tốt chiếm tỷ lệ 16,71%; khá chiếm tỷ lệ 61,43%; trung bình chiếm tỷ lệ 21,86%;.

- Về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ: Kết quả đánh giá tốt chiếm tỷ lệ 10,41%; khá chiếm tỷ lệ 60,13%; trung bình chiếm tỷ lệ 29,46%.

- Về hiểu biết văn hóa, xã hội, lao động, sản xuất: Kết quả đánh giá tốt chiếm tỷ lệ 9,67%; khá chiếm tỷ lệ 52,29%; trung bình chiếm tỷ lệ 38,04%.

b. Về tác phong làm việc, tinh thần, trách nhiệm của công chức cấp xã

Kết quả đánh giá của người dân về tác phong làm việc, tinh thần, trách nhiệm của công chức cấp xã huyện Hậu ộc được thể hiện qua bảng 4.16:

Bảng 4.16. Đánh giá của ngƣời dân tác về tinh thần, trách nhiệm và thái độ àm việc của c ng chức cấp hu ện Hậu Lộc

ĐVT: %

TT Diễn giải Tốt Chƣa tốt

1 Tác phong làm việc 71,56 28,44

2 Tinh thần, trách nhiệm trong công việc 92,29 7,71 3 Thái độ trong giao tiếp với nhân dân 75,14 24,86

4 Ngôn ngữ giao tiếp với nhân dân 74,0 26,0

- Về tác phong làm việc: Kết quả đánh giá tốt chiếm 71,56%, chưa tốt chiếm tỷ lệ 27,14%.

- Về tinh thần, trách nhiệm trong công việc: Kết quả đánh giá tốt chiếm 92,29%, chưa tốt chiếm tỷ lệ 7,71%.

- Về thái độ trong giao tiếp với nhân dân: Kết quả đánh giá tốt chiếm 75,14%, chưa tốt chiếm tỷ lệ 24,86%.

- Về ngôn ngữ giao tiếp với nhân dân, kết quả đánh giá tốt chiếm 74,0%, chưa tốt chiếm tỷ lệ 26,0%.

c. Về thái độ của công chức cấp xã trong quá trình giải quyết công việc

Kết quả đánh giá của người dân về thái độ của công chức cấp xã trong quá trình giải quyết công việc được thể hiện qua bảng số liệu 4.17:

Bảng 4.17. Đánh giá của ngƣời dân về thái độ của c ng chức cấp hu ện Hậu Lộc trong quá trình giải qu ết c ng việc

ĐVT: %

TT Diễn giải Không

1 Hiệu quả giải quyết công việc 87,71 12,29

2 Biểu hiện thái độ hách dịch, cửa quyền 8,04 91,96 3 Gây khó khăn, phiền hà cho người dân 9,43 91,57

4 Biểu hiện tham nh ng, tiêu cực 7,17 92,83

Nguồn: Tổng hợp từ tài liệu điều tra (2017) - Về hiệu quả giải quyết công việc hiệu quả: Kết quả có hiệu quả chiếm tỷ lệ 87,71%, không hiệu quả chiếm tỷ lệ 12,29%.

- Về biểu hiện thái độ hách dịch, cửa quyền: Kết quả có biểu hiện chiếm tỷ lệ 8,04%, không có biểu hiện chiếm tỷ lệ 91,96%.

- Về thái độ gây khó khăn, phiền hà cho người dân: Kết quả có chiếm tỷ lệ 9,43%, không chiếm tỷ lệ 91,57%.

- Biểu hiện tham nh ng, tiêu cực: Kết quả có biểu hiện chiếm tỷ lệ 7,17%, không có biểu hiện chiếm tỷ lệ 92,83%.

Từ bảng số liệu 4.17, có thể thấy rằng vẫn còn tồn tại một bộ phận công chức có thái độ hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà cho người dân, một số ít có biểu hiện tham nh ng, tiêu cực trong quá trình giải quyết công việc cho người dân.

4.1.5. Các ho t động nâng cao chất ƣợng đội ng CBCC cấp xã ở huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa

Trong những năm qua, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Hậu Lộc luôn quan tâm, chú trọng xây dựng bộ máy chính quyền cơ sở, nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng ở địa phương. Đến nay, hệ thống tổ chức chính quyền cấp xã cơ bản đã đi vào nề nếp và ổn định; UBND cấp xã đã tổ chức thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội luôn ổn định, đồng thời phát huy được quyền làm chủ của nhân dân. Để có được kết quả như trên, huyện Hậu Lộc đã chủ động thực hiện một số hoạt động nhằm nâng cao chất lượng đội ng CBCC cấp xã trong thời gian qua là:

4.1.5.1. C tác đào t o, bồ dưỡng công chức

Công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã của huyện Hậu Lộc trong thời gian qua đã có nhiều chuyển biến tích cực, hàng năm UBND huyện Hậu Lộc thường xuyên phối hợp với Trường Chính trị tỉnh, Sở Nội vụ, Sở Tài chính tổ chức mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về quản lý nhà nước, tổ chức bộ máy, kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp trong thực thi công vụ cho CBCC cấp xã. Qua đó, từng bước nâng cao chất lượng cho đội ng CBCC cấp xã, từng bước đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ, công vụ ngày càng được nâng cao.

Bảng 4.18. Kết quả đào t o, bồi dƣỡng CBCC cấp xã huyện Hậu Lộc giai đo n 2015 – 2017

ĐVT: người

TT Lớp đào t o, bồi dƣỡng Số CBCC tham gia

1 Bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước 54

2 Bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ 113 3 Bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp trong thực thi công vụ 82

Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Hậu Lộc

Trên thực tế, sau khi được tham gia các khóa bồi dưỡng, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và các kỹ năng làm việc của CBCC đã được nâng lên, từng bước đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ, công vụ ngày càng được nâng cao. Tuy

nhiên, số lượng CBCC được tham gia bồi dưỡng còn rất hạn chế, nguyên nhân là do hàng năm, tỉnh, huyện chưa mở được nhiều lớp bồi dưỡng kỹ năng trong thực thi công vụ, bồi dưỡng kiến thức ngạch chuyên viên để CBCC cấp xã tham gia; CBCC đa số tham gia đào tạo chuyên môn để nâng cao bằng cấp nhưng việc học tập chưa chính quy, chủ yếu thông qua hình thức vừa học vừa làm, tại chức...

Bảng 4.19. Đánh giá công tác đào t o, bồi dƣỡng CBCC cấp hu ện Hậu Lộc giai đo n 2015 – 2017

ĐVT: %

TT Diễn giải Phù hợp Chƣa phù hợp

1 Đối tượng đào tạo, bồi dưỡng 97,12 2,88

2 Nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng 90,65 9,35

3 Hình thức đào tạo, bồi dưỡng 73,90 26,10

4 Chất lượng, trình độ giảng viên, người hướng dẫn 69,91 24,09 Nguồn: Tổng hợp từ tài liệu điều tra (2017)

Bên cạnh những kết quả đã đạt được ở trên, công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã huyện vẫn còn một số hạn chế, tồn tại sau:

- Công tác đào tạo, bồi dưỡng chưa thật sự thu hút được CBCC do chất lượng của một số lớp còn hạn chế, thời gian và địa điểm chưa thật sự hợp lý, kinh phí phải đóng góp còn cao, chế độ chính sách hỗ trợ chưa thật sự là nguồn động lực để khuyến khích CBCC tích cực tham gia.

- Nội dung các lớp đào tạo, bồi dưỡng có sự trùng lặp, chồng chéo nhau, còn mang nặng lý thuyết, ít thực hành. Qua các năm triển khai, nội dung đào tạo, bồi dưỡng thường chỉ xoay quanh vấn đề đạo đức công vụ, quy chế văn hóa công sở.

- Chất lượng, trình độ giảng viên, người hướng dẫn còn hạn chế, nhiều người đứng lớp là Trưởng một số phòng, đơn vị hoặc Trưởng Ban Tuyên giáo, Giám đốc Trung tâm bồi dưỡng Chính trị huyện; chưa mời được chuyên gia đầu ngành; phương pháp giảng dạy chưa khoa học, hợp lý, chưa thu hút, kích thích tìm hiểu cho người học.

- Ý thức của một bộ phận công chức chưa nghiêm túc, không có ý thức kỷ luật, vẫn xảy ra tình trạng học viên đi muộn, về sớm, bỏ học giữa giờ không lý do,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã huyện hậu lộc, tỉnh thanh hóa (Trang 68)