Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã huyện hậu lộc, tỉnh thanh hóa (Trang 50)

* Nhóm chỉ tiêu đánh giá chất lượng CBCC cấp xã:

- Phẩm chất đạo đức, chính trị: uy tín, đạo đức, tác phong.

- Trình độ học vấn: tỷ lệ CBCC tốt nghiệp THPT, THCS, Tiểu học;

- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: tỷ lệ CBCC ở trình độ thạc sỹ, đại học, cao đẳng và trung cấp;

- Trình độ lý luận chính trị: tỷ lệ công chức ở các trình độ cao cấp, cử nhân, trung cấp, sơ cấp lý luận chính trị;

- Trình độ quản lý nhà nước: tỷ lệ công chức ở các trình độ chuyên viên, cán sự;

- Trình độ tin học và ngoại ngữ; - Tiêu chí về kỹ năng làm việc;

- Hiểu biết chung của CBCC cấp xã về các quy định chuyên môn; - Tiêu chí về thời gian công tác.

* Nhóm chỉ tiêu đánh giá về điều kiện, trang thiết bị, cơ sở hạ tầng làm việc

- Cơ sở hạ tầng, phòng làm việc;

- Trang, thiết bị phục vụ công việc: điện thoại, máy vi tính, bàn ghế, tủ làm việc.

* Nhóm chỉ tiêu đánh giá về công tác đào tạo và bồi dưỡng CBCC cấp xã

- Quy định, chính sách đào tạo, bồi dưỡng trên địa bàn tỉnh, huyện; - Tỷ lệ CBCC cấp xã được cử đi đào tạo, bồi dưỡng hàng năm.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ CỦA HUYỆN HẬU LỘC, TỈNH THANH HÓA

4.1.1. Thực tr ng số ƣợng đội ng cán bộ, công chức cấp của hu ện Hậu Lộc, tỉnh hanh H a

Nền hành chính nhà nước là hệ thống các yếu tố hợp thành về tổ chức (bộ máy, con người, các nguồn lực công) và cơ chế hoạt động để thực thi quyền hành pháp của nhà nước theo quy định pháp luật. Để nền hành chính tồn tại, ổn định cần phải hội tụ đủ các yếu tố gồm hệ thống thể chế hành chính, đội ng CBCC hành chính, nguồn lực tài chính và cơ chế vận hành. Giữa các yếu tố này có mối quan hệ hữu cơ và tác động lẫn nhau trong một khuôn khổ thể chế. Trong đó, CBCC được xem là trung tâm của hệ thống chính trị, của bộ máy nhà nước, của nền hành chính, có vai trò quan trọng trong việc quản lý và bảo đảm cho nền hành chính nhà nước hoạt động liên tục, có hiệu lực, hiệu quả.

Theo số liệu thống kê CBCC cấp xã trên địa bàn huyện Hậu Lộc, tính đến ngày 31/12/2017 toàn huyện có 557 CBCC cơ sở/27 xã, thị trấn, trong đó có 275 cán bộ chuyên trách và 282 công chức cấp xã; trung bình mỗi xã có 21 CBCC.

Qua các báo cáo tổng hợp số lượng CBCC cấp xã hàng năm do Phòng Nội vụ huyện cung cấp cho thấy số lượng CBCC cấp xã có biến động hàng năm. Cụ thể, trong 3 năm (2015, 2016, 2017), số lượng CBCC cấp xã luôn thay đổi, lý do là hàng năm đều thực hiện chính sách nghỉ hưu, tuyển dụng, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển đối với CBCC cấp xã.

Việc thực hiện chính sách tuyển dụng, bổ nhiệm CBCC cấp xã nhằm đảm bảo số lượng công chức làm việc tại các đơn vị; đồng thời tuyển dụng những người trẻ, có phẩm chất đạo đức lẫn chuyên môn, nghiệp vụ nhằm chuẩn hóa đội ng CBCC, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực, góp phần thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.

Bảng 4.1. Số ƣợng cán bộ, c ng chức cấp hu ện Hậu Lộc, giai đo n 2015 -2017

TT Nội dung

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh

Số ƣợng (ngƣời) ỷ ệ (%) Số ƣợng (ngƣời) ỷ ệ (%) Số ƣợng (ngƣời) ỷ ệ (%) 2016/2015 2017/2016 ổng số CBCC các , thị trấn 548 550 557 100.36 101.27

1 Phân theo giới tính 548 100 550 100 557 100 100.36 101.27

- Nam 415 75,8 413 75,2 419 75,2 99.52 101.45

- Nữ 133 24,2 137 24,8 138 24,8 103.01 100.73

2 Phân theo vị trí việc àm 548 100 550 100 557 100 100.36 101.27

- Cán bộ chuyên trách 270 49,2 272 49,4 275 49,4 100.74 101.10

- Công chức chuyên môn 278 50,8 278 50,6 282 50,6 100.00 101.44

4.1.2. Độ tuổi, giới tính và thâm niên công tác (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Theo độ tuổi

Độ tuổi là một trong những yếu tố có ảnh hưởng đến năng lực của CBCC. Độ tuổi càng cao, quá trình công tác càng lâu thì kinh nghiệm của CBCC càng dày dạn, do họ tích luỹ được nhiều kiến thức, nhiều kỹ năng, nhiều mối quan hệ trong quá trình làm việc, từ đó có thể giải quyết công việc nhanh chóng, hiệu quả. Tuy nhiên, độ tuổi càng cao c ng là rào cản trong giải quyết công việc do giảm sút về trí lực, thể lực, khả năng tiếp cận, cập nhật các văn bản quy định mới chậm, khả năng ứng dụng, sử dụng công nghệ thông tin không cao, bên cạnh đó, những người có độ tuổi cao thường làm việc theo kinh nghiệm dễ dẫn đến tư duy lối mòn, bảo thủ.

Ngược lại, đối với những người trẻ tuổi, mặc dù chưa có nhiều kinh nghiệm công tác, kiến thức, kỹ năng, phương pháp chưa phong phú; tuy nhiên họ lại là những người năng động, nhanh nhẹn, ham học hỏi, họ có nền tảng trình độ chuyên môn, năng lực cơ bản khá cao do được đào tạo trong điều kiện, môi trường tốt hơn những người đi trước.

Chính vì vậy, cần phải bố trí, sắp xếp để sử dụng CBCC cho phù hợp với từng vị trí việc làm và năng lực, trình độ của từng người trong mỗi cơ quan, tổ chức; đồng thời cần phải có chính sách đào tạo, bồi dưỡng để đảm bảo được các tiêu chuẩn, yêu cầu đối với CBCC.

Bảng 4.2. hực tr ng cán bộ c ng chức phân theo độ tuổi năm 2017

TT Diễn giải Số ƣợng (ngƣời) ỷ ệ

(%) 1 ổng số , thị trấn 27 2 ổng số CBCC 557 100 - Dưới 30 tuổi 39 7,0 - Từ 31 đến 40 tuổi 159 28,5 - Từ 41 đến 50 tuổi 187 33,6 - Từ 51 đến 60 tuổi 172 30,9

Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Hậu Lộc Từ số liệu trên bảng 4.2 cho thấy cơ cấu CBCC cấp xã của huyện Hậu Lộc chiếm đa số là người có độ tuổi từ 41-50 tuổi có 187 người chiếm 33,6% trong tổng số, số người có độ tuổi từ 51-60 tuổi có 172 người chiếm 30,9% trong tổng số, số người có độ tuổi từ 31-40 tuổi có 159 người chiếm 28,5% trong tổng số, còn

lại là 39 người dưới 30 tuổi chiếm 7%. Như vậy, huyện cần tiếp tục xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo bồi dưỡng và thực hiện chính sách tuyển dụng, thu hút nhân tài nhằm nhằm trẻ hóa cơ cấu lực lượng CBCC cấp xã; xây dựng đội ng CBCC trẻ kế cận năng động, sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng nông thôn mới của địa phương trong tình hình CNH-HĐH đất nước.

* Giới tính

Theo số liệu thống kê năm 2017, số lượng CBCC nam là 419 người, chiếm 75,2%; số lượng CBCC nữ là 138 người, chiếm 24,8%. Điều này cho thấy, CBCC cấp xã huyện Hậu Lộc có sự chênh lệch khá lớn về giới tính; tỷ lệ CBCC nam chiếm đa số, trong khi tỷ lệ CBCC nữ là khá ít; số lượng cán bộ nữ giữ các chức vụ lãnh đạo chủ chốt ở các xã, thị trấn rất thấp; chủ yếu nữ giới thường tham gia vào công tác vận động, tuyên truyền trong đoàn thể chính trị - xã hội như Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Bí thư Đoàn TNCS HC và đảm nhiệm công tác chuyên môn như: Văn phòng - Thống kê, Tư pháp - Hộ tịch, Văn hóa - Xã hội.

Bảng 4.3. hực tr ng CBCC nữ phân theo vị trí việc àm năm 2017

TT Diễn giải Số ƣợng (ngƣời) ỷ ệ (%) 1 ổng số , thị trấn 27 2 ổng số CBCC nữ 138 100 - Cán bộ nữ giữ chức vụ lãnh đạo chủ chốt 5 3,6 - Cán bộ nữ giữ chức vụ lãnh đạo đoàn thể chính trị

- xã hội 39 28,3

- Công chức chuyên môn nữ 94 68,1

Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Hậu Lộc Như vậy, có thể thấy rằng tỷ lệ CBCC cấp xã là nữ giới trên địa bàn huyện chiếm tỷ lệ còn rất thấp, yêu cầu trong những năm tới đây huyện cần có các cơ chế, chính sách nhằm quan tâm hơn nữa trong công tác quy hoạch nhân sự, tuyển dụng, bố trí, sử dụng đội ng công chức nữ để thực hiện tốt công tác bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ trong những năm tới.

* Theo thời gian công tác

Thời gian công tác của CBCC cơ sở có ảnh hưởng rất lớn đến trình độ hiểu biết, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng xử lý, phương pháp giải quyết công việc; hiểu biết về hệ thống chính trị và địa lý, địa bàn công tác.

Bảng 4.4. hực tr ng CBCC cơ sở phân theo thời gian c ng tác năm 2017 TT Diễn giải Số ƣợng (ngƣời) ỷ ệ (%) 1 ổng số , thị trấn 27 2 ổng số CBCC 557 100 - Dưới 05 năm 48 8,6 - Từ 05 đến 15 năm 291 52,2 - Từ 16 đến 30 năm 209 37,5 - Trên 30 năm 9 1,7

Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Hậu Lộc Từ số liệu trên bảng 4.4 cho ta thấy thời gian công tác của CBBC cấp xã của huyện tính đến ngày 31/12/2017. Số người có thời gian công tác dưới 05 năm là 48 người chiếm 8,6%, số người có thời gian công tác từ 05-15 năm là 291 người chiếm 52,2%; số người có thời gian công tác từ 16-30 năm là 209 người chiếm 37,5%; số người có thâm niên công tác trên 30 năm là 9 người chiếm 1,7%.

Như vậy, đa số CBCC cấp xã có thời gian công tác 10-30 năm, điều này cho thấy đội ng CBCC cấp xã của huyện có bề dày kinh nghiệm, nắm chắc tình hình thực tiễn của địa phương, am hiểu phong tục tập quán của cộng đồng dân cư trên địa bàn công tác; bên cạnh đó c ng có thể thấy rằng tỷ lệ trẻ hóa đội ng CBCC đã và đang được các ngành, các cấp của huyện quan tâm, chú trọng hơn.

* Biến động nhân sự tại xã, thị trấn từ năm 2015 – 2017

Tính đến 31/12/2017, tổng số CBCC cấp xã là 557 người, so với năm 2015 thì số lượng CBCC cấp xã có biến động nhưng không nhiều, nguyên nhân là do chỉ tiêu biên chế CBCC của các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã được quy định cụ thể tại Quyết định số 1619/QĐ-UBND ngày 14/5/2010 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc giao số lượng CBCC cấp xã thuộc huyện Hậu Lộc. (Toàn huyện được giao 599 biên chế CBCC cấp xã; trong đó có 06 xã oại 1, 04 xã Loại 2, 17 xã Loại 3).

Bảng 4.5. Biến động nhân sự từ năm 2015 – 2017 TT Đơn vị Năm So sánh 2015 (ngƣời) 2016 (ngƣời) 2017 (ngƣời) 2016/ 2015 (%) 2017/ 2016 (%) Bình quân chung (người) 1 Xã Châu Lộc 20 19 20 95,00 105,26 100,13 2 Xã Triệu Lộc 19 18 18 94,74 100,00 97,37 3 Xã Đại lộc 20 20 20 100,00 100,00 100,00 4 Xã Đồng Lộc 20 20 20 100,00 100,00 100,00 5 Xã Thành Lộc 19 19 20 100,00 105,26 102,63 6 Xã Cầu Lộc 20 21 21 105,00 100,00 102,50 7 Xã Tuy Lộc 19 20 20 105,26 100,00 102,63 8 Xã Phong ộc 19 19 19 100,00 100,00 100,00 9 Xã Tiến ộc 21 20 20 95,24 100,00 97,62 10 Xã Văn ộc 20 19 20 95,00 105,26 100,13 11 Xã Thuần ộc 19 20 20 105,26 100,00 102,63 12 Xã ỹ ộc 19 19 19 100,00 100,00 100,00 13 Xã ộc Tân 19 20 20 105,26 100,00 102,63 14 Xã ộc Sơn 19 19 19 100,00 100,00 100,00 15 Xã Xuân ộc 19 19 19 100,00 100,00 100,00 16 Xã Thịnh ộc 20 20 20 100,00 100,00 100,00 17 Thị trấn Hậu ộc 19 19 19 100,00 100,00 100,00 18 Xã iên ộc 19 20 20 105,26 100,00 102,63 19 Xã Quang lộc 20 19 20 95,00 105,26 100,13 20 Xã Hoa ộc 19 19 19 100,00 100,00 100,00 21 Xã Phú ộc 21 21 21 100,00 100,00 100,00 22 Xã Hòa ộc 23 23 24 100,00 104,35 102,17 23 Xã inh ộc 23 23 23 100,00 100,00 100,00 24 Xã Hưng ộc 23 23 23 100,00 100,00 100,00 25 Xã Ngư ộc 23 24 24 104,35 100,00 102,17 26 Xã Đa ộc 23 24 25 104,35 104,17 104,26 27 Xã Hải ộc 23 23 24 100,00 104,35 102,17 ổng cộng 538 550 557 102,23 101,27 101,75

Tuy nhiên, dù số lượng CBCC cấp xã không biến động nhiều nhưng từng vị trí công tác luôn có sự thay đổi, điều này là do thực hiện công tác điều động, luân chuyển, bố trí, sắp xếp nhân sự từ huyện xuống các xã; từ vị trí công tác này sang vị trí công tác khác, bầu cử, bổ nhiệm chức vụ, chức danh mới, thực hiện giải quyết cho CBCC đủ tuổi nghỉ hưu hoặc giải quyết theo chế độ chính sách tinh giản biên chế, đồng thời thực hiện tuyển dụng, bổ sung CBCC thay thế.

Từ những phân tích về sự biến động nhân sự CBCC trên có thể nhận thấy công tác xây dựng nguồn nhân lực cơ sở có năng lực, trình độ và ổn định trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết để tránh bị động về nhân sự làm ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của các xã trên địa bàn. Đây là một trong những giải pháp có hiệu quả nhằm ổn định hệ thống tổ chức bộ máy, đảm bảo chất lượng, thông suốt, liên tục.

4.1.3. hực tr ng chất ƣợng cán bộ c ng chức cấp hu ện Hậu Lộc

4.1.3.1. Trì đ vă hóa

Trình độ văn hóa hiểu được theo nghĩa rộng, bao gồm cả trình độ phát triển vật chất và tinh thần của một xã hội, một tộc người, một nhóm người, một cá nhân, trong đó chứa đựng cả cách sống, lối sống. Trong hệ thống trình độ kiến thức phổ thông, trình độ văn hóa bao gồm các mức: Tiểu học, THCS và THPT. Đây là hệ thống kiến thức phố thông về tự nhiên, xã hội làm nền tảng cho nhận thức, tư duy và hoạt động của con người.

Trong tổng số 557 CBCC cấp xã thuộc huyện Hậu Lộc thì số người tốt nghiệp THPT là 552 người, đạt 99,1%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.1.3.2. Trì đ chuyên môn nghiệp vụ

Trình độ chuyên môn là mức độ đạt được về một chuyên môn, một ngành nghề nào đó. Trình độ chuyên môn có các mức: Sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học, thạc sỹ, tiến sỹ, tiến sỹ khoa học.

Trình độ chuyên môn không hoàn toàn là yếu tố quyết định đến toàn bộ năng lực và hiệu quả làm việc, nhưng là yếu tố có ảnh hưởng tương đối lớn đến chất lượng của CBCC. Hạn chế về trình độ chuyên môn sẽ ảnh hưởng đến một số khả năng của người CBCC trong hoạt động công tác, thực thi công vụ như hạn chế khả năng tiếp thu, lĩnh hội đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, sự chỉ đạo của cấp trên; hạn chế khả năng truyền đạt, vận động, phổ biến những chủ trương, chính sách đó cho nhân dân; làm hạn chế năng lực tố chức triển khai, kiểm tra, đôn đốc, vận động quần chúng ...

Bảng 4.6. rình độ đào t o của CBCC cấp hu ện Hậu Lộc giai đo n 2015– 2017 TT Trình độ đào t o

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh

SL (ngƣời) Tỷ lệ (%) SL (ngƣời) Tỷ lệ (%) SL (ngƣời) Tỷ lệ (%) 2016/ 2015 (%) 2017/ 2016 (%) BQ chung (%) 1 Thạc sỹ 1 0,2 2 0,3 03 0,6 200.00 150.00 175.00 2 Đại học 264 48,2 290 52,7 316 56,7 109.85 108.97 109.41 3 Cao đẳng 32 5,8 24 4,4 19 3,4 75.00 79.17 77.08 4 Trung cấp 236 43,1 220 40,1 209 37,5 93.22 95.00 94.11 5 THPT 15 2,7 14 2,5 10 1,8 93.33 71.43 82.38 Tổng 548 550 557

Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Hậu Lộc Năm 2015, với tổng số 548 CBCC cấp xã thì có 01 CBCC có trình độ Thạc sỹ, chiếm tỷ lệ 0,2%; 264 CBCC có trình độ Đại học, chiếm tỷ lệ 48,2%; 32 CBCC có trình độ Cao đẳng, chiếm tỷ lệ 5,8%; 236 CBCC có trình độ Trung cấp,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã huyện hậu lộc, tỉnh thanh hóa (Trang 50)