IV. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
2.1. Đánh giá định tính (theo phiếu điều tra) dành cho học sinh
(theo quy định nên trong đề tài này tôi xin phép được giấu tên trường) Lớp thực nghiệm:
Lớp 1: 10C Trường THPT X, tổng số học sinh 37 Lớp 2: 10D Trường THPT X, tổng số học sinh 40 Lớp 3: 10A1 Trường THPT X, tổng số học sinh 44 Tổng số học sinh của 3 lớp thực nghiệm là 121 học sinh. Lớp đối chứng:
Lớp 1: 10D3 Trường THPT X, tổng số học sinh 41 Lớp 2: 10D4 Trường THPT X, tổng số học sinh 40 Lớp 3: 10D5 Trường THPT X, tổng số học sinh 34 Tổng số học sinh của 3 lớp đối chứng là 115 học sinh.
2.1.1. Kết quả phiếu điều tra tính tích cực trong chuẩn bị bài trước giờ đọc hiểu văn bản ở mục 2.2.2 Mẫu phiếu số 1
Bảng 1. Kết quả khảo sát: Có ý thức chủ động chuẩn bị bài trước khi lên lớp Ý THỨC CHỦ ĐỘNG CHUẨN BỊ BÀI Trước tác động Sau tác động Lớp thí nghiệm (121 HS) Lớp đối chứng (115HS) Lớp thí nghiệm (121 HS) Lớp đối chứng (115 HS) 1. Đọc văn bản trước khi học 39,67% 34,78% 76,03% 49,57% 2. Tìm hiểu những thông tin liên
quan đến văn bản (tác giả, hoàn cảnh sáng tác...)
42,98% 37,39% 71,9% 40,87%
3. Soạn bài trước khi học đọc hiểu 51,24% 43,49% 90.08% 52,17%
Biểu đồ 1.1 : Tỉ lệ % học sinh có ý thức chủ động chuẩn bị bài trước khi lên lớp
Sau tác động.
Qua bảng khảo sát phiếu điều tra và biểu đồ 1.1 trên cho thấy, kết quả tác động được thể hiện ở số phần trăm học sinh có ý thức tích cực, chủ động trong chuẩn bị bài học trước giờ đọc văn. Trước tác động, số phần trăm thấp hơn kết quả phần trăm sau tác động. Tỉ lệ chênh lệch này được thấy rõ ở lớp làm thí nghiệm ứng dụng đề tài nghiên cứu vào giảng dạy. Như vậy có thể kết luận phương pháp vận dụng các phần mềm vào việc phát huy tính tích cực, tự giác cho học sinh trong dạy học đọc hiểu văn bản có ý nghĩa quan trọng, giúp tăng tính tích cực, tự giác cho học sinh trong việc chuẩn bị đọc hiểu văn bản.