Tính khoa học của đề tà

Một phần của tài liệu SKKN vận DỤNG các PHẦN mềm BAAMBOOZLE, PADLET và QUIZIZZ vào PHÁT HUY TÍNH TÍCH cực, CHỦ ĐỘNG của học SINH lớp 10 TRONG dạy học đọc HIỂU văn bản môn NGỮ văn tại TRƯỜNG THPT (Trang 49 - 50)

IV. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

1. Tính khoa học của đề tà

Đề tài được thực hiện nghiên cứu trong khoảng thời gian dài với quy trình nghiên cứu nghiêm túc, khách quan và khoa học. Trước hết chúng tôi thực hiện khảo sát đối tượng là giáo viên và học sinh trên địa bàn. Các khảo sát trong quá trình thực hiện đề tài được thực hiện một cách khách quan nhờ hệ thống Google Form và phiếu điều tra trực tiếp. Những số liệu đưa ra được phần mềm thống kê một cách chính xác. Trên cơ sở phân tích thực trạng để tìm ra những giải pháp tối ưu giải quyết thực trạng. Tiếp theo chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm và phân tích đối chiếu kết quả trước và sau thực nghiệm. Qua đó đánh giá mức độ hiệu quả của những giải pháp mà đề tài đã đưa ra.

2. Ý nghĩa của đề tài

2.1.Ý nghĩa của đề tài đối với bản thân:

Sau khi thực hiện nghiên cứu đề tài, tôi nhận thấy đã đổi mới một cách tích cực và linh hoạt phương pháp dạy học môn Ngữ Văn. Giờ dạy của tôi nhờ đó trở nên hấp dẫn hơn đối với học sinh. Từ đó, tôi cũng nhận thấy được sự thay đổi tích cực hơn trong thái độ học tập của học sinh. Mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh trở nên gần gũi hơn, cởi mở và thân thiện hơn.

2.2.Ý nghĩa của đề tài với tập thể, với địa phương:

Đề tài có tính ứng dụng cao trong việc giảng dạy bộ môn Ngữ văn trong nhà trường. Đặc biệt, đối với một địa phương miền núi, học sinh thụ động trong học tập, năng lực tìm kiếm thông tin hạn chế, kỹ năng sử dụng CNTT không đồng đều, việc áp dụng đề tài vào dạy học đã góp phần giúp rèn luyện ở học sinh tính tích cực, tự giác trong học tập cũng như giúp học sinh rèn luyện kỹ năng sử dụng CNTT góp phần nâng cao hiệu quả học tập. Học sinh trở nên hứng thú, sôi nổi hơn trong giờ học. Đặc biệt trong tình trạng dịch bệnh Covid đang phức tạp, nhiều học sinh đang phải học trực tuyến, áp dụng đề tài vào giảng dạy tại địa phương giúp hạn chế được tình trạng lười biếng, bỏ học và thụ động trong học tập của học sinh. Những sản phẩm học tập của học sinh được lưu lại, giúp giáo viên, nhà trường và gia đình có thể giám sát và quản lý được học sinh sát sao, hiệu quả hơn.

2.3.Ý nghĩa của đề tài với bộ môn Ngữ văn:

Đề tài đang thực hiện ứng dụng trên chương trình Ngữ văn lớp 10 của chương trình Sách giáo khoa cũ. Tuy nhiên, với việc vận dụng các phần mềm vào dạy đọc hiểu văn bản (như trình bày ở trên) có khả năng ứng dụng cho chương trình dạy – học Ngữ văn ở chương trình Sách giáo khoa năm 2018. Giải pháp của đề tài này phù hợp với định hướng dạy học phát triển năng lực của học sinh trong

bộ môn Ngữ văn. Đặc biệt là rất phù hợp với xu thế chuyển đổi số trong dạy học Ngữ văn ở cấp PTTH.

II. ĐỀ XUẤT

Một phần của tài liệu SKKN vận DỤNG các PHẦN mềm BAAMBOOZLE, PADLET và QUIZIZZ vào PHÁT HUY TÍNH TÍCH cực, CHỦ ĐỘNG của học SINH lớp 10 TRONG dạy học đọc HIỂU văn bản môn NGỮ văn tại TRƯỜNG THPT (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)