26 phát triển kỹ năng thuyết trình hùng biện, tạo cơ hội giao lưu, trao đổi, học hỏ

Một phần của tài liệu SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động vận dụng trong tiết đọc - hiểu tác phẩm văn học sau năm 1975 cho học sinh trường THPTP Tương Dương 1. (Trang 26 - 27)

phát triển kỹ năng thuyết trình hùng biện, tạo cơ hội giao lưu, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm.

Thực tế hoạt động trải nghiệm, học sinh không những thích thú, hào hứng mà thông qua hoạt động các em đã hình thành được những cách thức giải quyết các vấn đề từ thực tiễn đặt ra. Từ các hoạt động trải nghiệm đó, các em có thêm những tìm tòi để tìm ra những giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá, kinh tế của quê hương, dân tộc. Đặc biệt sau mỗi lần trải nghiệm, học sinh sẽ có những thu hoạch bằng bài viết, bằng các sáng tác theo năng khiếu, sở trường của mình, bằng những bài báo cáo được trình bày trong các tiết học tiếp theo nếu có thời gian, hay có thể đăng tải trên nhóm học tập.

Trong môn Ngữ văn, phương pháp tổ chức hoạt động vận dụng thông qua trải nghiệm là cơ hội phát triển năng lực không chỉ đem đến cho người học, mà ngay cả người làm thầy dạy văn chương cũng được “bứt” khỏi sách vở, để có đường dẫn sinh động nối giữa văn với đời. Chắc chắn làm thầy “dạy trải nghiệm” sẽ khổ hơn thầy “dạy bình thường” và lại gặp nhiều áp lực từ các phía. Nếu giáo viên thụ động, nếu thiếu bản lĩnh thì sẽ luôn bị căng thẳng. Khi đến nơi trải nghiệm, người đứng lớp là các hướng dẫn và nhiều khi giáo viên lại là học trò bên học sinh của mình. Khi trở về lớp, người thầy luôn đào sâu và có phương pháp tư duy khoa học sẽ lý giải, phân tích, tổng hợp nâng cao được cho học trò ở một tầng khác. Từ những điều dù học sinh đã được mắt thấy tai nghe, thầy tiếp tục khơi nguồn để đầu nghĩ và tay viết, để làm nên các sản phẩm học tập sáng tạo. Người làm thầy dạy văn chương cũng được “bứt” khỏi sách vở, để có đường dẫn sinh động nối giữa văn với đời. Đó là những hành trình hữu ích và ý nghĩa với cả người dạy và người học.

6. Theo dõi, đánh giá quá trình học tập của học sinh; Duy trì tốt hoạt động

của Hội đồng tự quản lớp

Theo dõi đánh giá học sinh trong quá trình học tập là một trong những khâu quan trọng trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập của người học. Nhưng hoạt động vận dụng chủ yếu được học sinh thực hiện sau giờ học chính khoá, ở ngoài lớp học nên quá trình theo dõi, đánh giá học sinh cũng gặp nhiều khó khăn. Nếu giáo viên không chịu khó thì khâu này chỉ dừng lại ở mặt hình thức. Ở đây, giáo viên ít được quan sát, "mục sở thị" các hoạt động, cử chỉ, hành vi, tác phong của các em như trong lớp học mà chủ yếu căn cứ vào sản phẩm học tập và thông qua Hội đồng tự quản của lớp, giáo viên đánh giá được sự tiến bộ của học sinh, đánh giá được khả năng vận dụng giải quyết tình huống vào thực tiễn.

Để theo dõi đánh giá quá trình học tập của học sinh, tôi có sổ theo dõi quá trình học tập, ở đó có ghi những chú ý về khả năng phát triển cũng như các hạn chế của từng em trong quá trình học tập; Theo dõi đánh giá khả năng nhận thức, thái độ học tập thông qua hoạt động học: tiếp nhận nhiệm vụ, tự học cá nhân, trao đổi thảo

Một phần của tài liệu SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động vận dụng trong tiết đọc - hiểu tác phẩm văn học sau năm 1975 cho học sinh trường THPTP Tương Dương 1. (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)