+ Ban đối ngoại (10 học sinh, do bạn Ngân Thị Thuỳ Linh làm trưởng ban): Giúp lớp quan hệ tốt với người ngoài lớp.
+ Ban văn nghệ (10 học sinh, do bạn Lô Thị Thùy Dung làm trưởng ban): Tổ chức các hoạt động nghệ thuật, giải trí; Giúp giáo viên tổ chức các tiết thảo luận theo chủ đề.
+ Ban quyền lợi (10 học sinh, do bạn Lô Minh Đức làm trưởng ban): Bảo vệ quyền cá nhân của học sinh; Quyền được đối xử công bằng, tôn trọng, bình đẳng trong học tập; Báo cáo với giáo viên xử lý các tình huống, sự việc xảy ra trong môn học.
Ví dụ: Khi thực hiện nhiệm vụ trải nghiệm của bài “Ai đã đặt tên cho dòng
sông” (Hoàng Phủ Ngọc Tường), giáo viên cho các em đi lao động vệ sinh cảnh
quan bên bờ kết hợp tham quan mô hình kinh doanh trên sông Lam và viết bài thu hoạch sau khi trải nghiệm. Các ban trong Hội đồng tự quản phát huy vai trò rất tốt. + Ban đối ngoại đi liên hệ với đoàn thanh niên Thị trấn Thạch Giám, đề xuất phối hợp hoạt động tình nguyện “Ngày chủ nhật xanh”, dự kiến công việc lao
động cần thực hiện; Liên hệ với một số hộ gia đình kinh doanh bè nổi, nuôi cá lồng trên sông Lam để xin tham quan sau khi tiến hành xong nhiệm vụ lao động.
+ Ban văn nghệ phụ trách văn nghệ trong giờ giải lao, giúp đỡ cho các bạn tổ chức thị sát, vẽ tranh về sông Lam.
+ Ban học tập động viên, giúp đỡ các bạn hoàn thành bài thu hoạch, các sản phẩm học tập đúng thời gian. Ban học tập sẽ kiểm duyệt các sản phẩm nạp trực tiếp hoặc trên các nhóm zalo của lớp.
+ Ban quyền lợi trong suốt quá trình trải nghiệm sẽ kết hợp với giáo viên quản lí an toàn trong quá trình tham gia và đảm bảo tất cả các thành viên trong lớp học đều được trải nghiệm, học tập. Nếu xảy ra tình huống, sự việc gì trong quá trình tổ chức thực hiện, nhóm sẽ kịp thời báo cáo với giáo viên để xử lí.
Phát huy được vai trò của Hội đồng tự quản sẽ thúc đẩy sự phát triển về đạo đức, tình cảm và ý thức xã hội của học sinh thông qua những kinh nghiệm hoạt động thực tế của các em trong nhà trường và mối quan hệ của các em với những người xung quanh. Đảm bảo cho các em tham gia một cách dân chủ và tích cực vào đời sống học đường. Tạo cơ chế khuyến khích cho các em tham gia một cách toàn diện vào các hoạt động của nhà trường và phát triển tính tự chủ, sự tôn trọng, bình đẳng, tinh thần hợp tác và đoàn kết của học sinh. Giúp các em phát triển kĩ năng ra quyết định, kĩ năng hợp tác và kĩ năng lãnh đạo; đồng cũng chuẩn bị cho các em ý thức trách nhiệm khi thực hiện những quyền và bổn phận của mình.