Tiến trình tổ chức phương pháp tranh luận trong dạy học đọc hiểu văn

Một phần của tài liệu SKKN vận DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRANH LUẬN TRONG dạy học đọc HIỂU văn bản HƯỚNG tới PHÁT TRIỂN tư DUY PHẢN BIỆN CHO học SINH THPT (Trang 37 - 40)

Chương 1 : TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.3. Tiến trình tổ chức phương pháp tranh luận trong dạy học đọc hiểu văn

bản hướng tới phát triển tư duy phản biện cho học sinh THPT

2.3.1. Chuẩn bị tổ chức tranh luận

Trước hết, GV cần phải xác định được vấn đề cần tranh biện. Từ đó, GV xây dựng kế hoạch tổ chức tranh luận, cả GV và HS đều tham gia chuẩn bị. Bởi đây là hoạt động chiếm khá nhiều thời lượng trong một tiết học nên rất cần sự chuẩn bị kỹ lưỡng của GV và HS để đảm bảo hiệu quả như mục tiêu đặt ra ban đầu.

Bảng 2.6: Tiến trình tổ chức phương pháp tranh luận trong dạy học

Chuẩn bị tổ chức tranh luận

Tổ chức hoạt động tranh luận

Kiểm tra, đánh giá kết quả bài học theo hoạt động tranh luận

34

2.3.1.1. Xác định vấn đề tranh luận

GV cần xác định mục tiêu, yêu cầu của bài học cũng như nắm vững nội dung của văn bản. Từ việc xác định nội dung tranh luận, GV sẽ căn cứ vào vị trí, thời lượng của nội dung đó so với bài học là bao nhiêu để linh hoạt vấn đề tổ chức và sắp xếp thời gian cho hoạt động tranh luận một cách hợp lí, không ảnh hưởng đến thời lượng của cả tiết học.

2.3.1.2. Lập kế hoạch tổ chức tranh luận

Kế hoạch tổ chức cho HS tranh luận cần được thể hiện một cách chi tiết thông qua việc thiết kế giáo án. Bên cạnh việc thiết kế giáo án, GV cần xây dựng một hệ thống câu hỏi, sử dụng trong hai trường hợp. Trước hết là để hỗ trợ cho quá trình chuẩn bị nội dung tranh luận của HS. GV sẽ đưa ra một số câu hỏi mang tính chất định hướng khai thác nội dung ngay sau khi cho HS biết vấn đề tranh luận để gợi ý, hướng dẫn để HS biết cách tìm tài liệu và xây dựng luận cứ, dẫn chứng. Câu hỏi phải rõ ràng, mạch lạc, dễ hiểu, chính xác và ở nhiều mức độ khác nhau.

2.3.2. Tổ chức hoạt động tranh luận

2.3.2.1. Giáo viên giới thiệu vấn đề tranh luận, học sinh tiếp nhận nhiệm vụ

Vấn đề tranh luận phải được giáo viên đưa ra hết sức cụ thể và sinh động, trong đó chứa đựng các mâu thuẫn nhận thức. Ở giai đoạn này, HS phải nhận thức được các mâu thuẫn và có nhu cầu giải quyết nó. Đây là động lực thúc đẩy tính tích cực tư duy sáng tạo của từng HS.

2.3.2.2. Tổ chức cho học sinh đưa ra ý kiến, quan điểm, đánh giá của mình và tranh luận lẫn nhau

Đây là bước cơ bản và trọng tâm nhất của quá trình tranh luận, hiệu quả của giờ học sử dụng phương pháp tranh luận phụ thuộc rất lớn vào hoạt động của GV và HS ở bước này. Công việc này rèn luyện cho HS cách nghe, hiểu, tái hiện được kiến thức đã thu nhận được thông qua việc tranh luận với HS khác, từ đó HS tự mở rộng được hiểu biết của mình cũng như làm sâu sắc hơn những kiến thức mình đã có. GV làm trọng tài khoa học, theo dõi kết quả làm việc của HS và có những định hướng kịp thời.

2.3.2.3. Giáo viên chốt lại những vấn đề cơ bản, trọng tâm

Trên cơ sở những ý kiến tranh luận của HS, GV khái quát toàn bộ vấn đề cơ bản, trọng tâm và gợi mở tư duy cho HS. Đồng thời, GV cần dành thời gian động viên, khen thưởng kịp thời những thành viên, nhóm hoạt động tích cực, có kết quả làm việc tốt và tích cực.

2.3.3. Kiểm tra, đánh giá kết quả bài học theo hoạt động tranh luận

Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS trong dạy học có tầm quan trọng đặc biệt. Việc tổ chức tranh biện với tư cách là phương pháp dạy học cần được kiểm tra, đánh giá, thông qua đó để kịp thời điều chỉnh hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS, đồng thời rút kinh nghiệm cho quá trình về sau.

* Ví dụ: VB “Chiếc thuyền ngoài xa” (Nguyễn Minh Châu), HS có thể hỏi:

+Sau khi tìm hiểu Hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng, GV đặt câu hỏi: Nếu thay đổi lại trình tự xuất hiện của hai cảnh thì có hợp lý không, khi Phùng vừa phải

35 chứng kiến đến tận cùng cái xấu, cái ác, đã đau xót và bất bình, lại vẫn có thể giữ được sự thanh thản của tâm hồn để cảm nhận trọn vẹn vẻ đẹp bình yên của biển?

+ Triết lý của Nguyễn Minh Châu về cuộc đời trong tác phẩm này có phải là sự thể hiện của cái nhìn bi quan?

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Ở chương 2, trên cơ sở lí luận và thực tiễn, các nguyên tắc, đề tài đã thiết kế tiến trình vận dụng PP tranh luận, đề xuất các biện pháp hướng tới phát triển NL TDPB cho HS THPT trong dạy học đọc hiểu VB môn Ngữ văn. Các biện pháp bao gồm: Thiết kế câu hỏi rèn luyện TDPB cho HS; Xây dựng các tình huống dạy học có vấn đề; Tổ chức đọc hiểu VB theo mô hình lớp học đảo ngược (Flipped classroom); Tổ chức hoạt động tranh biện.

Đề tài đã thiết kế quy trình vận dụng PP tranh luận trong dạy học đọc hiểu VB hướng tới phát triển NL TDPB cho HS THPT gồm 3 bước: Chuẩn bị tổ chức tranh luận; Tổ chức hoạt động tranh luận; Kiểm tra, đánh giá kết quả bài học theo hoạt động tranh luận.

Đề tài cũng đã xác định tiêu chí đánh giá kết quả học tập của HS sau mỗi tiết dạy có vận dụng PP tranh luận trong dạy học đọc hiểu VB hướng tới phát triển TDPB cho HS THPT

Những giải pháp dạy học nhằm phát triển NL TDPB trên đây được đúc kết qua quá trình nghiên cứu lí luận, thực tiễn dạy học và học hỏi ở đồng nghiệp của tác giả. Các biện pháp trên đây có thể áp dụng để dạy học các phần, các thể loại khác trong CT Ngữ văn THPT nhằm phát triển NL TDPB cho HS.

36

Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM VỀ VIỆC VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRANH LUẬN TRONG DẠY HỌC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN TƯ DUY PHẢN BIỆN CHO HỌC SINH THPT

Một phần của tài liệu SKKN vận DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRANH LUẬN TRONG dạy học đọc HIỂU văn bản HƯỚNG tới PHÁT TRIỂN tư DUY PHẢN BIỆN CHO học SINH THPT (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)