KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu SKKN vận DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRANH LUẬN TRONG dạy học đọc HIỂU văn bản HƯỚNG tới PHÁT TRIỂN tư DUY PHẢN BIỆN CHO học SINH THPT (Trang 56 - 127)

1. Từ các kết quả thu được ở trên có thể kết luận, đề tài đã:

- Trình bày được cơ sở lí luận của việc vận dụng PP tranh luận trong dạy học đọc hiểu văn bản hướng tới phát triển TDPB cho HS THPT.

- Phân tích được thực trạng nhận thức và thực trạng giáo dục kỹ năng về vấn đề phát triển TDPB cho HS.

- Xây dựng các bước cụ thể trong tiến trình tổ chức PP tranh luận; đưa ra một số biện pháp để dạy học đọc hiểu văn bản nhằm phát triển TDPB cho HS.

- Thiết kế giáo án dạy học “Chiếc thuyền ngoài xa” (Nguyễn Minh Châu)

theo định hướng phát triển NL, phẩm chất HS hướng tới phát triển TDPB cho HS. - Khi nghiên cứu và thực hiện đề tài: “Vận dụng phương pháp tranh luận trong dạy học đọc hiểu văn bản hướng tới phát triển tư duy phản biện cho học sinh THPT” tôi đã gặp gỡ, trao đổi kiến thức, kinh nghiệm với nhiều GV. Tôi tìm

thấy được sự cởi mở, hứng thú của đồng nghiệp, điều này tạo mối quan hệ gần gũi, đoàn kết với đồng nghiệp. Từ ý tưởng và cách tiến thành cũng như thực tiễn sư phạm trong đề tài của tôi đã gợi mở những ý tưởng, sáng kiến mới cho tôi cũng như các đồng nghiệp. Chúng tôi tìm được thêm hứng thú trong quá trình dạy học và thấy yêu nghề hơn.

Đổi mới PPDH theo hướng phát triển NL và phẩm chất là hướng đi phù hợp, là đòn bẩy để đưa GD nước nhà bắt kịp với những đòi hỏi của thời đại. Một trong những đổi mới quan trọng, đó là chuyển từ nền GD tập trung vào việc trang bị kiến thức sang tập trung phát triển kỹ năng thực hành, khả năng tự học, NL giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp, tư duy sáng tạo,…đặc biệt là kỹ năng, NL phản biện cho HS.

Dạy và rèn luyện cho HS kỹ năng phản biện, chính là giúp các em phát triển tư duy độc lập, sự tự tin, năng động, sáng tạo để các em có một hành trang vững chắc, tự tin bước vào đời. PP tranh luận tạo ra ưu thế và hiệu quả trong dạy học Ngữ văn: tạo sự hứng thú tham gia của HS; kích thích tư duy phản biện; HS thể hiện suy nghĩ, quan điểm của cá nhân; biết cách lắng nghe tích cực và tiếp nhận quan điểm của người khác …nâng cao hiệu quả của một giờ đọc hiểu văn bản. Nghiên cứu đề tài này, tôi cũng hi vọng sẽ là nguồn tài liệu tham khảo cho các đồng nghiệp trong dạy học đọc hiểu văn bản nói riêng và môn Ngữ văn nói chung.

2. Kiến nghị

- Đối với các cấp quản lý giáo dục.

+ Việc vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào quá trình dạy và học chỉ mang lại kết quả cao, bền vững khi các cấp quản lý GD đặc biệt quan tâm từ khâu biên soạn SGK, tài liệu tham khảo. Trong CT GDPT mới, cần được thiết kế theo các chủ đề thông qua việc xâu chuỗi hệ thống những kiến thức cốt lõi. Yêu cầu cần đạt của các chủ đề tập trung vào việc phát triển NL, phẩm chất HS, không đặt trọng tâm vào việc củng cố kiến thức. Ngoài ra, các cấp quản lí GD cần trang bị cơ sở vật chất như máy chiếu, loa, đài, máy tính.. .để nâng cao hiệu quả dạy học.

53 + Hiện nay, trong chương trình GDPT mới, Ngữ văn là một trong 5 môn học bắt buộc. Thực tế đó đòi hỏi cần tăng cường tập huấn, trao đổi chuyên môn giữa các đồng nghiệp trong tổ, giữa các trường trong huyện, tỉnh để nâng cao chất lượng đáp ứng yêu cầu đặt ra của chương trình SGK mới.

++ Sở GD & ĐT thường xuyên tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho GV về đổi mới PPDH thông qua xây dựng, tổ chức dạy học theo chủ đề.

++ Tổ chức các cuộc thi hàng năm về dạy học theo chủ đề, rút kinh nghiệm để GV có thêm cơ hội học hỏi, trao đổi kinh nghiệm cùng với các đồng nghiệp và cấp trên.

++ Cần nhân rộng các sáng kiến kinh nghiệm vào thực tiễn.

- Đối với giáo viên

+ Phát triển NL TDPB là triết lý giáo dục đúng đắn trong thời hiện đại. Vì vậy, mỗi GV trong đó có GV dạy văn cần phải thường xuyên đổi mới PP, nỗ lực tìm tòi để góp phần vào việc phát triển HS không chỉ về nhân cách, tâm hồn, mà còn cả NL tư duy. NL TDPB không thể được phát triển trong một vài tiết dạy mà đòi hỏi sự kì công của các thầy cô giáo. Vì vậy, trên cơ sở những biện pháp chúng tôi đề xuất, các đồng nghiệp có thể nhân rộng các tiết dạy theo hướng phát triển NL TDPB ở nhiều tiết dạy học khác. Việc vận dụng cần sự linh hoạt, sáng tạo tâm huyết trong từng bài cụ thể.

+ Để phát triển năng lực TDPB, GV không chỉ trông chờ vào các bài giảng, mà tận dụng các đề thi và kiểm tra định kì, sao cho đề bài không chỉ là công cụ đánh giá mà còn là một tình huống, cơ hội để rèn luyện năng lực TDPB cho HS.

+ GV không ngừng học tập, nâng cao NL chuyên môn nghiệp vụ, tích cực ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động dạy học.

+ Các đồng nghiệp trong trường hỗ trợ nhau cùng nhau thảo luận, xây dựng các chủ đề dạy học theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất.

- Đối với học sinh:

+HS cần có sự chuẩn bị chu đáo bài ở nhà. Từ kiến thức và kỹ năng cụ thể trong giờ học trên lớp, HS tự rút ra cho mình PP học tập, tự tìm tòi tài liệu, để rèn luyện kỹ năng và phát triển năng lực, phẩm chất.

+ Biết cách sắp xếp lại các kiến thức đã học theo chủ đề cho dễ hiểu bài. Biết vận dụng các kiến thức đã được học để giải quyết các vấn đề thực tiễn.

+ Biết cách sử dụng các kiến thức thực tiễn và kiến thức liên môn trong giải quyết các bài tập và làm bài kiểm tra.

Tôi thiết nghĩ đề tài này là một vấn đề có ý nghĩa thiết thực không chỉ đối với việc giảng dạy kiến tạo tri thức Ngữ văn mà sâu hơn nó phát triển các NL, phẩm chất cần thiết cho HS. Rất mong được sự góp ý, bổ sung từ hội đồng khoa học các cấp và bạn bè, đồng nghiệp để tôi làm tốt hơn trong công tác chuyên môn của mình.

Xin chân thành cảm ơn!

Tác giả

54

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2010), Dạy và học tích cực một số phương pháp và kỹ

thuật dạy học, Nhà xuất bản ĐHSP, Hà Nội

2. Bộ Giáo dục & Đào tạo, http://elearning.moet.edu.vn

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra đánh giá

kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực HS, môn Ngữ văn. Tài liệu

lưu hành nội bộ.

4. Sách giáo khoa Ngữ văn 10, 11, 12 (2008), Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam 5. Sở GD và ĐT Nghệ An, Tài liệu tập huấn đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh

6. Sử Khiết Doanh và Lưu Tiểu Hòa (2009), Kỹ năng giảng bài, kỹ năng nêu vấn đề, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

7. Nguyễn Thị Lệ Thanh (2019), “Sử dụng hoạt động tranh biện trong dạy học đọc

hiểu văn bản nhằm phát triển tư duy phản biện và năng lực phản biện cho học sinh THPT”, Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt tháng 10, tr. 197-200

8. Nguyễn Thị Lệ Thanh (2020), “Xây dựng các tình huống có vấn đề trong dạy học đọc hiểu văn bản nhằm phát triển tư duy phản biện cho học sinh ở trường THPT”, Tạp chí khoa học, số 65, tr. 12-21

9. Phan Huy Dũng (2009), Tác phẩm văn học trong nhà trường phổ thông một

cách đọc, một góc nhìn. NXB Giáo dục Việt Nam

10. Phạm Thị Xuyến (2004), Rèn luyện năng lực tự học cho học sinh trong giờ văn

học sử qua hình thức tranh luận”, tạp chí GD số 102.

11. Tài liệu tập huấn Dạy học theo định hướng phát triển năng lực (2014), Nxb Giáo dục, Hà Nội

12. Vũ Văn Ban, Bùi Ngọc Quân (2017), “Rèn luyện khả năng tư duy phản biện cho sinh viên trong quá trình dạy học bậc đại học”, Tạp chí khoa học, Đại học sư

phạm TP Hồ Chí Minh, (Tập 14, số 7, tr 125-132)

13. Vietyouthto debate (2016), Giáo án khoa học debate, Tài liệu lưu hành nội bộ trong khóa học về tranh biện và tư duy phản biện, Hà Nội

PHỤ LỤC Phụ lục I PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN

(Dành cho giáo viên)

Họ và tên: ……….……… Trường THPT: ……….

Để góp phần vào việc đổi mới PPDH nhằm phát triển năng lực TDPB trong dạy học Ngữ văn nói chung, dạy học đọc hiểu văn bản nói riêng, mong thầy cô vui lòng trả lời một số câu hỏi sau bằng cách khoanh vào chữ cái tương ứng với phương án trả lời:

1. Theo quan niệm của thầy (cô), TDPB là:

A. Một quá trình tư duy để đưa ra các kết luận đúng bằng các lập luận thuyết phục. B. Một quá trình tư duy để chỉ ra cái chưa tốt, cái sai lầm của một vấn đề.

C. Một quá trình tư duy biện chứng, gồm phân tích và đánh giá theo cách nhìn

khác cho vấn đề đã đặt ra bằng các lập luận thuyết phục.

D. Một quá trình tư duy biện chứng, nhằm phát hiện những mặt còn hạn chế của

một vấn đề, phê phán những hạn chế ấy.

2. Đánh giá của thầy (cô) về sự cần thiết của TDPB trong quá trình dạy học hiện

nay?

A. Rất cần thiết B. Cần thiết

C. Bình thường D. Không cần thiết

3. Trong giờ dạy của thầy (cô), HS có đặt ra những câu hỏi cho GV về vấn đề liên

quan đến nội dung bài học?

A. Rất thường xuyên B. Thường xuyên

C. Thỉnh thoảng D. Không bao giờ

A. Rất tốt B. Tốt C. Bình thường D. Yếu

5. Thầy (cô) đã có những biện pháp nào để nâng cao chất lượng giảng dạy các tác

phẩm văn học?

Biện pháp

Tần suất sử dụng

Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ E. Khuyến khích HS tự tìm

hiểu về tác giả, tác phẩm

F. Hạn chế thuyết trình trong

giờ dạy

G. Khích lệ HS thể hiện

quan điểm riêng về một vấn đề văn học

H. Ra đề mở cho HS

PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN

(Dành cho học sinh)

Họ và tên: ……….……… Trường THPT: ……….

Để góp phần vào việc đánh giá thực trạng dạy học Ngữ văn nói chung, dạy học đọc hiểu văn bản nói riêng, mong các em hãy trả lời một số câu hỏi sau bằng cách khoanh vào chữ cái tương ứng với phương án trả lời:

1. Quan điểm của em về tính cần thiết của việc hình thành và phát triển tư duy và

năng lực phản biện cho HS THPT trong dạy học đọc hiểu văn bản?

A. Cần thiết B. Rất cần thiết C. Không cần thiết D. Không thật cần thiết

2. Theo em, việc hình thành và phát triển tư duy và năng lực phản biện cho HS

THPT trong dạy học đọc hiểu văn bản có tác dụng gì?

A. Giúp học sinh vượt ra khỏi suy nghĩ theo khuôn mẫu

B. Phát huy khả năng tư duy độc lập, sáng tạo, nhìn nhận vấn đề đa chiều C. Tạo cho học sinh sự tự tin, năng động trong giao tiếp

D. Ý kiến khác: ……….. 3. Trong quá trình đọc hiểu văn bản, em có thường xuyên tranh luận, đặt câu hỏi

nghi vấn, phản biện hay không?

A. Không bao giờ B. Hiếm khi C. Thỉnh thoảng D. Thường xuyên

4. Khi GV đưa ra các tình huống có vấn đề, có ý kiến có tính “mở”, “đa chiều”

trong giờ học đọc hiểu văn bản, em thường có phản ứng như thế nào?

A. Hứng thú đón nhận

B. Không thích, không quan tâm C. Nghi ngờ trước câu hỏi của GV D. Đặt câu hỏi thắc mắc trở lại

E. Đưa ra các ý kiến quan điểm riêng

5. Khi các em có ý kiến phản biện về kiến thức bài học, thầy cô thường phản ứng

như thế nào?

A. Vui vẻ chấp nhận

B. Khuyến khích HS hỏi lại, bày tỏ quan

điểm

C. Nghi ngờ trước câu hỏi của HS D. Chấp nhận

E. Phủ nhận hoàn toàn F. Phản đối

6. Theo em, để phát triển tư duy phản biện và năng lực phản biện cho mình trong

đọc hiểu văn bản cần phải chú ý những điều kiện nào sau đây?

A. Bề dày tri thức, vốn sống phong phú

B. Tư duy độc lập, suy nghĩ thấu đáo, chặt chẽ

C. Thái độ tự tin, dũng cảm cùng niềm đam mê, hứng thú D. Ý kiến khác

7. Thầy/cô của em thường sử dụng phương pháp nào trong những phương pháp

sau để rèn luyện tư duy phản biện và năng lực phản biện cho HS?

A. Sử dụng câu hỏi dẫn dắt có tính mở

B. Xây dựng các chủ đề phát sinh nhu cầu phản biện C. Thảo luận nhóm

Phụ lục II: HOẠT ĐỘNG NHÓM 1. DANH SÁCH HỌC SINH PHÂN THEO NHÓM

- Nội dung: …...… - Danh sách:

STT Họ và tên Lớp Thành tích học tập bộ môn Trách nhiệm

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

2. BIÊN BẢN LÀM VIỆC NHÓM

(LẬP KẾ HOẠCH)

1. Thời gian, địa điểm, thành phần

- Địa điểm:... - Thời gian: từ...giờ...đến ...giờ ...Ngày...tháng ... năm ... - Nhóm số: ……...; Số thành viên: ... Lớp:………... - Số thành viên có mặt...

Số thành viên vắng mặt...

2. Nội dung công việc: (Ghi rõ tên chủ đề thảo luận hoặc nội dung thực hành)

... ...

3. Bảng phân công cụ thể

STT Họ và tên Công việc được giao Thời hạn hoàn

thành Ghi chú 1 2 3 4 5

6 7 8 9 10 11 4. Kết quả làm việc ... ...

5. Thái độ tinh thần làm việc

... ... 6. Đánh giá chung ... ... 7. Ý kiến đề xuất ... ...

Thư kí Nhóm trưởng

Phụ lục III: MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRANH LUẬN TRONG ĐỌC HIỂU VĂN BẢN HƯỚNG TỚI

PHÁT TRIỂN TƯ DUY PHẢN BIỆN CHO HỌC SINH THPT A. HOẠT ĐỘNG ĐỌC HIỂU VĂN BẢN CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA 1. Hoạt động khởi động: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi

3. Hoạt động tóm tắt văn bản

Nhóm 4

4. Hoạt động tìm hiểu “Cảnh ở trên bãi biển” Nhóm 1

5. Hoạt động tìm hiểu “Chuyện người đàn bà ở tòa án huyện”

7. Hoạt động vận dụng: Giải pháp phòng chống bạo lực gia đình

B. HOẠT ĐỘNG ĐỌC HIỂU Ở CÁC VĂN BẢN KHÁC 1. Hoạt động khởi động: tổ chức trò chơi “Giải ô chữ”

2. Hoạt động luyện tập

Phụ lục IV

+ ĐĨA CD (GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ VÀ MỘT SỐ VIDEO MINH HỌA HOAT ĐỘNG DẠY HỌC)

+ Đường link đến các tập video của các Powerpoint và một số hoạt động dạy học trong sáng kiến. (Để thuận tiện đưa các tệp Powerpoint lên internet, tác giả xin phép được chuyển đổi từ Powerpoint sang video và đăng lên youtube)

1.1. Giáo án Power Point Thơ Hai - cư của Ba sô

https://sg.docworkspace.com/d/sIEj29t6HAfHVzJIG

1.2. Thuyết trình về nhà thơ Ba Sô qua trình chiếu PowerPoint:

https://youtu.be/17aNRiRQONI

1.3. Giáo án Power Point Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu

https://baigiang.violet.vn/present/chiec-thuyen-ngoai-xa-13431257.html

1.4. Video thuyết trình về tác giả Nguyễn Minh Châu

https://youtu.be/iUqPr7FOcLw

1.5. Video tóm tắt văn bản Chiếc thuyền ngoài xa

https://youtu.be/R0o-r2AAFTg

1.6. Video thuyết trình, thảo luận, tranh biện về chuyện ở trên bãi biển

https://youtu.be/FANS1bdVpQ4

https://youtu.be/8vbUcNyI94I

1.7. Video Phiên tòa xử án: Chuyện người đàn bà ở tòa án huyện

https://www.youtube.com/watch?v=5C0wQ2I-2J8

https://youtu.be/S3a8GBRkKf0

Phụ lục V: KỊCH BẢN PHIÊN TÒA: CÂU CHUYỆN NGƯỜI ĐÀN BÀ

Một phần của tài liệu SKKN vận DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRANH LUẬN TRONG dạy học đọc HIỂU văn bản HƯỚNG tới PHÁT TRIỂN tư DUY PHẢN BIỆN CHO học SINH THPT (Trang 56 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)