Đánh giá kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu SKKN vận DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRANH LUẬN TRONG dạy học đọc HIỂU văn bản HƯỚNG tới PHÁT TRIỂN tư DUY PHẢN BIỆN CHO học SINH THPT (Trang 54 - 56)

Chương 1 : TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.3. Đánh giá kết quả thực nghiệm

Để so sánh mức độ phát triển năng lực TDPB giữa lớp TN và lớp ĐC, chúng tôi tổ chức kiểm tra NL của HS, sau khi kết thúc tiết dạy TN.

Hình thức kiểm tra: tự luận. Thời gian kiểm tra: 90’ Thang điểm : 10.

Bảng 3.1. Kết quả điểm bài kiểm tra của 2 lớp TN và ĐC

Lớp

Điểm bài kiểm tra

Điểm 1 - 2 Điểm 3-4 Điểm 5 - 6 Điểm 7 - 8 Điểm 9 -10

SL % SL % SL % SL % SL % TN 40 HS 0 0 0 0 14 35% 24 60% 2 5 % ĐC 38 HS 0 0 4 10,5% 20 52,5% 14 37% 0 0 Đánh giá kết quả

Để đánh giá thực chất kết quả học tập của HS sau mỗi tiết dạy có vận dụng PP tranh luận trong dạy học đọc hiểu văn bản hướng tới phát triển TDPB cho HS THPT, tôi đã tiến hành đánh giá trên các tiêu chí sau:

3.3.1. Kết quả nhận thức của học sinh

Từ quá trình dạy TN và tổng hợp kết quả làm bài kiểm tra của lớp TN và lớp ĐC (tổng số 78 HS), chúng tôi nhận thấy: có sự chênh lệch về điểm giữa 2 nhóm TN và ĐC ở tất cả các mức điểm. Cụ thể:

- Ở lớp TN: Điểm Giỏi và điểm Khá (lần lượt là: 5%; 60%) cao hơn lớp ĐC (13%), tỷ lệ điểm Tb cũng được hạn chế ở mức thấp hơn (35% so với 52,5%). Tuy sự chênh lệch chưa phải là lớn nhưng điều đó chứng tỏ khả năng tư duy bậc cao, tư duy đa chiều ở các em có dấu hiệu phát triển khả quan. Các em có ý thức thể hiện chính kiến, vận dụng linh hoạt kiến thức, biết cách đưa lập luận để bảo vệ quan điểm một cách thẳng thắn, hạn chế sự thụ động trong việc giải quyết nhiệm vụ học tập. Có không ít bài viết thể hiện tư duy và lập luận sắc sảo, minh bạch có tính thuyết phục cao.

- Ở lớp ĐC: Tỷ lệ điểm trung bình và yếu cao hơn ở các lớp TN. Nguyên nhân là do dù nắm được kiến thức về tác giả tác phẩm nhưng HS còn tiếp nhận và xử lý kiến thức máy móc, khả năng lập luận còn đơn giản, phiến diện, lỗi diễn đạt tương đối nhiều.

Kết quả trên đã chứng tỏ: HS được học tập trong một môi trường mà GV vận dụng PP tranh biện hướng tới phát triển TDPB được khuyến khích thì NL TDPB của các em cũng được phát triển. HS có cái nhìn nhiều chiều về một vấn đề của cuộc sống, có ý thức lật đi lật lại vấn đề để hiểu một cách sâu sắc thấu đáo, có kĩ năng tốt trong việc sử dụng các lập luận để khẳng định ý kiến của bản thân.

51

3.3.2. Kĩ năng vận dụng kiến thức vào các tình huống thực tiễn

- Đối với lớp ĐC, GV khai thác tương đối sâu các yếu tố nội dung và nghệ thuật tác phẩm, nhưng HS lĩnh hội kiến thức còn đơn chiều, chủ yếu phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của GV mà chưa tích cực, chủ động trong việc đánh giá hiện tượng cuộc sống và văn học.

- Ở lớp TN: do mục đích phát triển NL TDPB nên GV tích cực đổi mới PP. HS không chỉ được lắng nghe, quan sát mà còn được trải nghiệm, việc lĩnh hội tri thức vì thế mà đa dạng và chủ động hơn.

- Các tiết dạy đối chứng, HS được rèn các kĩ năng cơ bản như: đọc hiểu văn bản, sử dụng ngôn ngữ, lắng nghe.

- Các tiết dạy TN, ngoài những kĩ năng trên, HS được chú ý rèn luyện các kĩ năng của TDPB: thu thập và xử lý thông tin, đặt câu hỏi, phân tích, đánh giá, so sánh các quan điểm, tự điều chỉnh thông qua các hoạt động dạy học.

3.3.3. Mức độ hứng thú của HS đối với giờ học đọc hiểu văn bản

- Các tiết học ĐC: GV vẫn là người thuyết giảng chính, HS chủ yếu nghe và ghi chép, không có cơ hội được bày tỏ chính kiến, lập luận. Dù lời giảng của GV khá truyền cảm, nhưng sự tương tác giữa GV và HS còn ít cho nên dễ rơi vào sự nhàm chán.

- Các tiết học TN: HS được tạo nhiều cơ hội để thể hiện mình, rèn luyện các kĩ năng tư duy và kĩ năng giao tiếp vì thế các em tỏ là thích thú và hào hứng hơn. Các kĩ thuật dạy học tích cực được vận dụng làm giờ học sôi nổi hơn, GV không phải thuyết trình nhiều mà chủ yếu là lắng nghe và điều chỉnh. Những HS mạnh dạn, tự tin rất thích các tiết học như vậy. Tuy nhiên, có những HS vốn e dè nhút nhát không tỏ ra học hết mình. Nhưng những tiết học như vậy là điều kiện để các em phải vượt lên chính mình, tự phá bỏ sự sợ hãi vô hình để tự tin hơn trong học tập và trong cuộc sống.

52

Một phần của tài liệu SKKN vận DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRANH LUẬN TRONG dạy học đọc HIỂU văn bản HƯỚNG tới PHÁT TRIỂN tư DUY PHẢN BIỆN CHO học SINH THPT (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)