Đối tượng thực nghiệm và địa bàn thực nghiệm

Một phần của tài liệu SKKN vận DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRANH LUẬN TRONG dạy học đọc HIỂU văn bản HƯỚNG tới PHÁT TRIỂN tư DUY PHẢN BIỆN CHO học SINH THPT (Trang 40)

Chương 1 : TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.2. Đối tượng, địa bàn, thời gian và quy trình thực nghiệm

3.2.1. Đối tượng thực nghiệm và địa bàn thực nghiệm

- Đối tượng thực nghiệm: HS lớp 12, và GV dạy lớp 12 ban cơ bản.

- Địa bàn thực nghiệm: Trường THPT Phan Đăng Lưu - Yên Thành - Nghệ An. Chúng tôi chọn 2 lớp (1 lớp thực nghiệm, 1 lớp đối chứng). Cụ thể như sau:

Trường Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng

THPT Phan Đăng Lưu Lớp Sĩ số GV dạy Lớp Sĩ số GV dạy 12A6 40 Nguyễn Thị Tâm 12A8 38 Đặng Thị Hạnh

Bảng: 3.1. Đối tượng thực nghiệm và đối chứng 3.2.2. Thời gian thực nghiệm

- Học kì 2 - Năm học 2021-2022

3.2.3. Quy trình thực nghiệm

- Bước 1: Chuẩn bị TN: Xác định nội dung, đối tượng, thời gian và địa bàn TN; gặp gỡ, trao đổi với các GV và HS TN.

37 + Xây dựng giáo án: Lên ý tưởng, vận dụng các biện pháp đã đề xuất vào từng bài cụ thể. Trong quá trình xây dựng giáo án chúng tôi luôn chú trọng nguyên tắc: đảm bảo kiến thức, kỹ năng cơ bản và nhấn mạnh “tính mở” của giáo án. Với phương châm giáo án chỉ là “kịch bản”, “bản thiết kế sơ lược” của bài học, chúng tôi chủ yếu xây dựng các ý tưởng để HS thực hiện.

Đối với GV TN, chúng tôi chỉ làm việc, trao đổi về ý tưởng và các PPDH VB, còn vẫn tôn trọng cá tính của mỗi GV trong việc xây dựng giáo án giảng dạy. Qua đó, chúng tôi đánh giá khả năng ứng dụng, tính lan tỏa của biện pháp dạy học mà sáng kiến đề xuất nhằm phát triển TDPB cho HS.

Giáo án đối chứng thì tùy mỗi GV dạy tự xây dựng.

+ Tổ chức dạy học trên lớp: GV dạy sẽ làm việc trực tiếp với HS TN, lên ý tưởng, giao nhiệm vụ chuẩn bị bài học theo yêu cầu của từng biện pháp và từng bài học.

+ Kiểm tra kết quả TN: Chúng tôi sẽ đồng thời tiến hành kiểm tra HS cả lớp TN và đối chứng sau các tiết học TN và ĐC, quan sát và ghi chép cụ thể khả năng đáp ứng giáo án của HS. Chúng tôi lấy các ý kiến đánh giá của GV dự giờ như một phương diện kiểm tra kết quả TN.

- Bước 3: Xử lý kết quả

Từ việc thu nhận kết quả TN qua thực tế giờ TN, bài làm của HS, và các nhận xét đánh giá của GV dự giờ, chúng tôi tiến hành tổng hợp và phân tính những mặt ưu nhược điểm của biện pháp.

3.3. Thiết kế giáo án thực nghiệm

TIẾT 67-68-69:

ĐỌC VĂN: CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA

(Nguyễn Minh Châu)

A. Mục đích, yêu cầu

Giúp HS:

- Kiến thức:

+ Hiểu được những chiêm nghiệm sâu sắc của nhà văn về cuộc đời và nghệ thuật: phải nhìn nhận cuộc sống và con người trong cái nhìn đa diện, đa chiều; nghệ thuật chân chính phải luôn gắn với cuộc đời, vì con người.

+ Tình huống truyện độc đáo, mang ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống; điểm nhìn trần thuật linh hoạt; lời văn giản dị, giàu chất triết lý.

- Kĩ năng:

+ Kĩ năng đọc hiểu truyện hiện đại.

+ Kĩ năng nhận thức, đánh giá đa chiều.

- Thái độ: cẩn trọng khi đánh giá con người và cuộc sống. - Những năng lực cần quan tâm:

38 + Năng lực TDPB

+ Cảm thụ thẩm mĩ

- Phẩm chất:

+ Trân trọng vẻ đẹp, biết yêu thương đồng cảm với những cảnh ngộ khổ đau. + Sống có lí tưởng, có trách nhiệm; biết đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác.

B. Chuẩn bị của GV, HS:

1. Chuẩn bị của GV:

- SGK Ngữ văn lớp 12, tập 2

- Giáo án điện tử trên phần mềm Powerpoitn

- Giấy Roki, bút dạ, móc treo

- Chia lớp thành 3 nhóm, giao nhiệm vụ cho từng nhóm:

+ Nhóm 1+ nhóm 2 (mỗi nhóm gồm 10 HS): Chuẩn bị bài giới thiệu về nhà văn

Nguyễn Minh Châu và truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa trên phần mềm Powerpoint, hoặc bằng sơ đồ tư duy để trình bày trước lớp trong 3’.

+ Nhóm 3 (gồm 20 HS): Chuẩn bị một đoạn kịch ngắn để diễn trước lớp trong khoảng 5-7’, với nội dung: phiên tòa xét xử lão đàn ông (gồm 4 nhân vật: lão đàn ông, người đàn bà hàng chài, công tố viên, luật sư của lão đàn ông.)

2. Chuẩn bị của HS:

- Tìm đọc toàn bộ tác phẩm ở nhà

- Các nhóm phân công nhiệm vụ cho từng thành viên - Chuẩn bị các câu hỏi liên quan đến bài học.

C. Phương pháp dạy học:

- Phương pháp chủ đạo: PP tranh luân kết hợp dạy học dự án

- Phương pháp kết hợp: PP nêu và giải quyết vấn đề; thảo luận nhóm, phát vấn, đóng vai

D. Tổ chức các hoạt động dạy học

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

1. Mục tiêu: Hướng đến cách nhìn sự vật, hiện tượng ở nhiều góc nhìn khác nhau; chuẩn bị tâm thế tiếp nhận kiến thức mới

39 - Tổ chức trò chơi: GV chiếu cho HS xem 3 bức tranh:

Hình 1 Hình 2

Hình 3

Câu hỏi:

+ Bức tranh 1 và 2 vẽ hình ảnh gì?

+ Em nhìn thấy gì trong khuôn mặt người đàn ông ở bức thứ 3? - HS quan sát hình ảnh, tranh luận và trả lời

- Câu hỏi 3: Từ việc quan sát các bức tranh trên, em có thể rút ra cho mình bài học gì?

- Yêu cầu HS suy nghĩ trả lời, sau đó GV dẫn dắt HS vào bài. GV nêu khái quát nội dung, thời gian, cách tổ chức đọc hiểu văn bản. (Phụ lục IV: Video 2.1 PowerPoint)

- Lời vào bài: Nghệ thuật cũng như cuộc sống, luôn đòi hỏi ở mỗi chúng ta cách nhìn. Cách nhìn khác sẽ cho những kết quả khác nhau. Đó cũng là thông điệp nghệ thuật mà Nguyễn Minh Châu gửi gắm trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa mà chúng ta sẽ tìm hiểu hôm nay.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

40 1.1. Mục tiêu: Đ1: Giúp HS hình thành những kiến thức khái quát về tác giả Nguyễn Minh Châu và truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa.

1.2. Nội dung: Trả lời câu hỏi tập trung vào các nội dung:

- Những nét tiểu sử, cuộc đời và sự nghiệp văn học của Nguyễn Minh Châu. - Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ, tóm tắt được truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài

xa.

1.3. Sản phẩm và tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS

GV yêu cầu HS giới thiệu chung về nhà văn Nguyễn Minh Châu và truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa trên phần mềm Powerpoint hoặc sơ đồ tư duy.

Thời gian: HS thuyết trình sản phẩm trong 3 phút

Bước 2: Nhóm 1, 2 kiểm tra sản phẩm đã được GV giao chuẩn bị ở nhà

Bước 3: Các nhóm cử đại diện nhóm lên thuyết trình sản phẩm của nhóm

Bước 4: Sau khi đại diện 2 nhóm trình bày, GV cho các nhóm khác nhận xét, bổ sung, đặt câu hỏi cho nhóm trình bày. GV nhận xét phần chuẩn bị và trình bày của các nhóm, đánh giá, chốt những ý chính về tác giả, tác phẩm.

* Tác giả Nguyễn Minh Châu

- Nguyễn Minh Châu (1930-1989) quê ở huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An

- Là một nhà văn quân đội, gắn bó bằng cuộc đời và văn chương của mình với 2 cuộc kháng chiến của dân tộc, “thuộc trong số những người mở đường tinh anh và tài năng nhất của văn học nước ta thời kì đổi mới” (Nguyên Ngọc).

- Được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2000.

* Sự nghiệp sáng tác

- Trước thập kỉ 80 của thế kỉ XX:

+ Sáng tác tiêu biểu: Cửa sông, Dấu chân người lính, Miền cháy, Những vùng trời khác nhau…

+ Các sáng tác chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.

- Từ thập kỉ 80 về sau:

+ Sáng tác tiêu biểu: Bức tranh, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc

hành, Bến quê

+ Ngòi bút Nguyễn Minh Châu chuyển sang cảm hứng thế sự, đặt ra những vấn đề mang tính triết lý về đạo đức, nhân sinh. (Phụ lục IV: Video 2.2 Power Point)

* Tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa

- Hoàn cảnh sáng tác: 1983, khi cuộc sống đất nước đã trở về với muôn mặt đời thường.

- Tiêu biểu cho hướng khai thác đời sống ở góc độ đời tư, thế sự của nhà văn.

(Phụ lục IV: Video 2.3 Power Point) 3. Hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản

- Mục tiêu: Giúp HS hình thành những kiến thức khái quát về tác giả Nguyễn Minh Châu và truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa.

41 - Phương thức: kĩ thuật thảo luận nhóm, PP tranh luận, kĩ thuật khăn trải bàn.

a) Hướng dẫn HS đọc, tóm tắt, xác định bố cục * Đọc

- GV hướng dẫn đọc một đoạn: từ đầu cho đến “Như trong câu chuyện cổ đầy quái đản, chiếc thuyền lưới vó đã biến mất”: đọc chậm rãi, có đoạn thể hiện sự

xúc động mãnh liệt, có đoạn thể hiện nhiều day dứt, trăn trở, âu lo. - GV gọi HS đọc; HS khác nhận xét giọng đọc của bạn. - GV nhận xét, đọc một đoạn.

* Tóm tắt văn bản

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS

GV yêu cầu HS tóm tắt văn bản Chiếc thuyền ngoài xa trên phần mềm Powerpoint hoặc sơ đồ tư duy.

Thời gian: HS thuyết trình sản phẩm trong 3 phút (Phụ lục IV: Video 2.4 Powerpoint)

Bước 2: Nhóm 3, 4 kiểm tra sản phẩm đã được GV giao chuẩn bị ở nhà

Bước 3: Các nhóm cử đại diện nhóm lên thuyết trình sản phẩm của nhóm

Bước 4: Sau khi đại diện 2 nhóm trình bày, GV cho các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV nhận xét, đánh giá phần chuẩn bị và trình bày của các.

* Xác định bố cục của văn bản

Câu hỏi: Hãy xác định bố cục của văn bản? - HS trả lời cá nhân

- GV nhận xét và chốt ý.

Bố cục 3 phần - triển khai trên nền 3 câu chuyện:

- Từ đầu đến “chiếc thuyền lưới vó đã biến mất”: Chuyện ở trên bãi biển.

- Từ “đây là lần thứ hai” đến “chống chọi với sóng gió giữa phá”: Câu chuyện ở tòa án huyện.

- Phần còn lại: Chuyện của nghệ sỹ Phùng khi trở về thành phố.

42

b.1. Chuyện ở trên bãi biển

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS Nhiệm vụ 1:

- Câu 1: Chiếc thuyền ở ngoài xa có gì đặc biệt?

- Câu 2: Phùng có cảm xúc như thế nào khi nhìn thấy cảnh con thuyền ở ngoài xa? - Câu 3: Câu hỏi tình huống: Em có suy nghĩ như thế nào về quan niệm: “Bản thân cái đẹp chính là đạo đức”? Câu văn này làm em nhớ đến những quan niệm nào khác về nghệ thuật?

Nhiệm vụ 2:

Câu 1: Khi chiếc thuyền tiến vào gần bờ, Phùng đã nhìn thấy điều gì? Câu 2: Cảm xúc của Phùng trước cảnh tượng ấy?

Câu 3: Câu hỏi tình huống: Có bạn cho rằng, trong đoạn người đàn ông đánh vợ trên bãi biển, nhà văn không nên để cho thằng bé Phác xuất hiện, chỉ để Phùng can thiệp là đủ rồi. Nếu là nhà văn Nguyễn Minh Châu, em sẽ nói gì với bạn?

Thời gian: Các nhóm thực hiện nhiệm vụ trong 5 phút và báo cáo trong 3 phút

Bước 2: HS làm việc theo nhóm thảo luận theo thời gian quy định.

Bước 3: Đại diện HS báo cáo, bổ sung.

Bước 4: HS đánh giá lẫn nhau, có thể đồng tình hoặc không đồng tình, GV khuyến khích HS khác đưa ra các câu hỏi hoặc ý kiến tranh luận sau khi các nhóm đã trình, bày, khuyến khích HS đưa ra các lập luận thuyết phục. GV nhận xét, đánh giá và chuẩn hóa kiến thức . (Phụ lục IV: Video 2.5; 2.6 Power Point)

* Chiếc thuyền ở ngoài xa

- Chiếc thuyền ở ngoài xa mang vẻ đẹp:

+ Vừa bình dị (“đang thu lưới”- trong hành trình mưu sinh vất vả, như biết bao nhiêu con thuyền mà ta có thể gặp bất cứ lúc nào trên vùng biển).

+ Vừa như huyền thoại: từ màn sương hư ảo, từ ánh sáng tinh khôi, đến màu sắc hài hòa, bố cục đặc biệt.

- Chứng kiến cảnh tượng ấy, trong tâm hồn nghệ sỹ Phùng dâng lên những xúc cảm mãnh liệt: bối rối, như vừa khám phá thấy khoảnh khắc trong ngần của tâm

hồn, nhớ đến một triết lý: bản thân cái đẹp chính là đạo đức.

+ Cái đẹp là những yếu tố thuộc về thiên nhiên, con người, cuộc sống…có khả năng đánh thức những cảm xúc thẩm mĩ mãnh liệt. Đạo đức là một khía cạnh của cái đẹp.

+ Trước cái đẹp, con người thường cảm thấy tâm hồn mình như được gột rửa, trở nên trong sạch, khao khát được sống cao thượng hơn. Vì vậy, cái đẹp là đạo đức. + Liên hệ với quan niệm về nghệ thuật của nhiều nhà văn khác: “Cái đẹp sẽ chính

thức đăng quang và cứu vớt nhân thế” (Đôtxtôiepxki); “Văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có thể vừa tố cáo, thay đổi thế giới giả dối, tàn ác, vừa làm cho lòng ngƣời thêm trong sạch và phong phú hơn” (Thạch Lam).

43 là đem ánh sáng rực rỡ của cái đẹp để thức tỉnh và đổi thay.

* Chiếc thuyền khi tiến vào gần bờ

- Bước xuống thuyền là hai con người xấu xí, lam lũ: lão đàn ông, người đàn bà hàng chài.

- Cảnh tượng dữ dội và độc ác, khó hiểu diễn ra nhanh đến bất ngờ, ngay trước mắt Phùng: lão đàn ông chẳng nói chẳng rằng trút cơn giận như lửa cháy vào lưng người đàn bà, người vợ nhẫn nhục cam chịu, đứa con từ đâu đó lao vào đánh lại bố để bênh vực mẹ.

- Chứng kiến cảnh tượng đó, Phùng đã vô cùng ngạc nhiên (“đứng há hốc mồm ra mà nhìn”) và bất bình, đã vứt chiếc máy ảnh để lao tới định can thiệp vào chuyện gia đình hàng chài.

- Sự xuất hiện bất ngờ của thằng Phác đã đẩy kịch tính đến cao trào: tô đậm nỗi đau khổ và tình yêu thương con của người mẹ, làm bi kịch gia đình thêm dậy sóng; nghèo đói, lạc hậu đã không cho phép những đứa trẻ như thằng Phác đứng ngoài những chấn động của cuộc đời.

Nếu không có sự xuất hiện của thằng Phác thì:

+ Không có điều kiện để diễn tả hết những đau khổ và tình yêu thương của người mẹ, khi phải chứng kiến việc con trai mình đang làm những việc trái với nguyên tắc làm người.

+ Bi kịch gia đình chỉ dừng lại ở mức vừa phải, giữa những người lớn. Điều nhà văn muốn là khắc đậm bi kịch gia đình do đói nghèo và lạc hậu sau chiến tranh. Nó cuốn vào mình và làm tổn thương tâm hồn những đứa trẻ lẽ ra có quyền được sống bình yên, vô tư.

- GV nêu tình huống: Sau khi đọc Chiếc thuyền ngoài xa, có một độc giả đặt câu hỏi: “Tại sao nhà văn không kể chuyện nghệ sĩ Phùng phải kiến cảnh bạo hành trong gia đình hàng chài trước, sau đó mới kể chuyện Phùng chụp được cảnh “đắt trời cho”? Trong vai nhà văn Nguyễn Minh Châu, em hãy trả lời câu hỏi trên của độc giả.

- GV có thể gợi ý trả lời bằng một số câu hỏi:

+ Nếu sắp xếp như trên thì có phù hợp với quy luật tâm lý không? (vừa chứng kiến cảnh bạo hành, sau đó vẫn thanh thản ngắm cảnh đẹp của biển?)

+ Ý nghĩa của truyện sẽ như thế nào? - HS thảo luận cặp đôi.

- GV định hướng, nêu ý nghĩa của cách sắp xếp các sự kiện của nhà văn.

Hai phát hiện của Phùng được xây dựng trong tương quan đối lập: xa và gần; cảnh đẹp trữ tình của thiên nhiên - cảnh tượng quái đản của đời; cái đẹp, cái thiện tuyệt đỉnh – cái ác, nỗi đau tận cùng; hạnh phúc trào dâng - phận nộ ghìm nén…

- Cách sắp xếp trình tự xuất hiện của hai phát hiện hàm chứa triết lý sâu sắc có phần chua chát của nhà văn:

Một phần của tài liệu SKKN vận DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRANH LUẬN TRONG dạy học đọc HIỂU văn bản HƯỚNG tới PHÁT TRIỂN tư DUY PHẢN BIỆN CHO học SINH THPT (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)