Tham quan, học tập trên thực địa

Một phần của tài liệu SKKN giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy BSVHDT cho HS trường THPT con cuông thông qua hoạt động TNST gắn với môn ngữ văn (Trang 29 - 37)

* Bước 1: GV nói rõ mục đích, yêu cầu, nội dung của chuyến đi.

Mục đích của chuyến tham quan, dã ngoại là để HS được đi quan sát thực tế, tìm hiểu và học hỏi kiến thức, tiếp xúc với các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử - văn hóa tiêu biểu của huyện Con Cuông, nơi các em đang sống, học tập… giúp các em có được những hiểu biết từ thực tế, từ đó nâng cao nhận thức, ý thức bảo tồn và phát huy BSVHDT. Cụ thể, sau chuyến tham quan, HS cần:

- Nhận diện được BSVHDT cần bảo tồn và phát huy.

- Hiểu được sự cần thiết và nhiệm vụ bảo tồn và phát huy BSVHDT. - Nhận biết được cơ bản các giải pháp bảo tồn và phát huy BSVHDT ở huyện Con Cuông nói riêng, của nước ta nói chung

30

* Bước 2: HS tham quan, nghe thuyết minh về các di tích lịch sử- văn hóa, danh lam thắng cảnh tiêu biểu của huyện Con Cuông; tiến hành thu thập số liệu, quay phim, chụp ảnh làm tư liệu.

Nội dung tham quan, dã ngoại có tính giáo dục tổng hợp đối với HS như: Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước, giáo dục truyền thống cách mạng, truyền thống lịch sử, văn hóa, truyền thống của Đảng... Các địa điểm tham quan, dã ngoại được tổ chức gồm: Dấu tích lịch sử thành Trà Lân, Nhà cụ Vi Văn Khang, Cây đa Cồn Chùa, Thác Bộc Bố (Thác Khe Kèm), VQG Pù Mát, làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống làng Xiềng, gặp gỡ nghệ nhân ưu tú Lê Hoàng...

Địa điểm 1: Dấu tích lịch sử thành Trà Lân

Trở lại xã Bồng Khê là dấu tích lịch sử thành Trà Lân (còn gọi là thành Trà Long, Trà Lung, Thành Nam)- thủ phủ của phủ Trà Lân xưa. Thành được xây dựng theo hình chữ A, chu vi khoảng 4km, lưng tựa vào núi Pù Thanh (hay Pù Đồn), mặt quay ra sông Lam, xung quanh có thành quách hào sâu yểm trợ, ngoài cùng là một lũy tre gai và cả nhiều ngọn núi của động Đào Nguyên yểm trợ, bảo vệ thành thêm vững chắc. Với vị thế đó, thành Trà Lân sớm trở thành căn cứ quân sự trọng yếu, có thể chứa cả ngàn quân sĩ, kiểm soát cả một vùng rừng núi rộng lớn, đồng thời án ngữ tuyến đường “thượng đạo” từ Bắc vào Nam và đường thủy theo sông Lam từ thành Nghệ An lên miền Tây.

Lịch sử kể rằng: Tướng giặc giữ thành tên là Cầm Bành gian ác, có tài điều quân khiển tướng. Tại đậy, hơn 600 năm trước, nghĩa quân Lam Sơn do Lê Lợi dấy nghĩa, dùng chiến thuật vừa tiến vào bao vây đánh thành vừa dụ địch hàng. Tướng và quân Cầm Bành bị bao vây, cô lập, lương thực cạn dần, tình thần quân lính hoang mang cực độ. Trong khi đó, nghĩa quân Lê Lợi ở ngoài thành luôn nhận được sự ủng hộ lớn của

31 nhân dân trong vùng về người và lương thực, thực phẩm. Tướng Cầm Bành từ chỗ tự tin “cậy có thành cao, hào sâu”, đã chuyển sang do dự rồi mở cửa đầu hàng. Với “Miền Trà Lân trúc chẻ tro bay”, nghĩa quân Lam Sơn đã thực hiện thành công kế hoạch “tìm đất đứng chân”, tạo thế và lực để tiến xuống đồng bằng, mở rộng quy mô cuộc khởi nghĩa.

Ngày nay, còn dấu vết của ba cửa thành. Cửa phía Bắc thông ra ngoài bằng một con đường lát đá, dân địa phương gọi là “cằn hia” (đường đá). Trong thành còn dấu vết của tiểu thành, tiểu đồn, nền dinh trại, nền cung điện. Di tích phía Đông còn lại là một đoạn hào dài khoảng 600m, rộng khoảng 1m-1,2m. Phía ngoài hào là một lớp rào tre dày 3m bao bọc, có chỗ tre mọc thành rừng, dày đến 20m. Núi sông đã tô điểm cho Thành Nam cái vẻ hùng vĩ và hữu tình.

Trải qua gần 600 năm, những dấu tích thành Trà Lân vẫn còn đậm nét trên vùng đất giàu truyền thống lịch sử này, là minh chứng hùng hồn cho tinh thần đấu tranh anh dũng của nhân dân Con Cuông làm nên trận đánh lưu danh sử sách miền Trà Lân trúc chẻ tro bay.

Địa điểm 2: Nhà cụ Vi Văn Khang

Ngày 3/2/1930 Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời tạo ra bước ngoặt lịch sử chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối cứu nước giải phóng dân tộc đưa lịch sử dân tộc bước sang trang mới.

Trong khoảnh khắc lịch sử chuyển mình đó: Di tích lịch sử Ngôi nhà cụ Vi Văn Khang nằm bên bờ sông Giăng, nay thuộc bản Thái Hòa, xã Môn Sơn, trở thành gạch nối lịch sử, nơi truyền bá chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cứu nước giải phóng dân tộc về với đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện Con Cuông.

Ngôi nhà do bố đẻ của cụ Vi Văn Khang xây dựng từ năm 1919 theo kiểu nhà sàn truyền thống của người Thái trên vùng đất rộng khoảng 1000m2. Nhà gồm 3 gian, 2 hồi, cầu thang lên xuống đặt ở hai

32 bên. Khung nhà bằng gỗ, mái lợp lá cọ, vách ngăn bằng phên nứa, sàn lát bằng gỗ, có 12 cột kê bằng đá tảng tròn. Tầng trên đặt bàn thờ, nơi tiếp khách, phòng ngủ, bếp. Phòng ngủ có một tấm sàn cao để lúa; khi có động, các chiến sỹ cách mạng lên đó ẩn nấp. Dưới sàn để nông cụ, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Xung quanh là khu vườn rộng trồng cây ăn quả.

Đầu năm 1931, các đồng chí Lê Xuân Đào (Trưởng ban Tài chính của Xứ uỷ Trung kỳ), Lê Mạnh Duyệt và Nguyễn Hữu Bình (Đặc phái viên của Tỉnh ủy Nghệ An) lên Môn Sơn xây d ựng phong trào cách mạng. Được cán bộ Đảng giác ngộ, cụ Vi Văn Khang hăng say tham gia hoạt động cách mạng. Chỉ trong một thời gian ngắn, cụ đã vận động được nhiều thanh niên như Vi Văn Hanh, Vi Văn Quí, Vi Văn Lâm, Hà Văn Hoa, Vi Văn Noọng, Vi Thị Lan, Hà Văn Thị cùng tham gia hoạt động. Nhờ đó, nhân dân Môn Sơn đã giác ng ộ cách mạng, biết đoàn kết, đấu tranh. Nhiều quần chúng tích cực rải truyền đơn, bảo vệ, nuôi dưỡng cán bộ Đảng.

Cách đây 91 năm, vào tháng 4/1931, chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam ở xã Môn Sơn được thành lập tại nhà cụ Vi Văn Khang gồm có 5 đồng chí: cụ Vi Văn Khang (Bí thư chi bộ), cụ Vi Văn Hanh, cụ Nhân Lai, cụ Lê Văn Duyệt, cụ Trần Ngân. Đây là chi bộ đầu tiên ở miền núi vùng cao Nghệ An. Tại ngôi nhà này, cơ sở Đảng đã bí mật in tài liệu truyền đơn, đem đi rải khắp các bản làng. Đêm đêm, bà con thường tập trung tại đây để học chữ, sinh hoạt văn hoá, văn nghệ. Môn Sơn mà trung tâm là ngôi nhà cụ Vi Văn Khang trở thành đầu mối liên lạc giữa cách mạng miền xuôi và miền ngược, giữa phong trào của đồng bào Kinh với các dân tộc miền núi Nghệ An.

Với những đóng góp đó, Bộ Văn hoá - Thông tin ra Quyết định số 152/QĐ-BT, ngày 25/1/1994 xếp hạng là Di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia. Từ năm 1994, ngày thành lập chi bộ Đảng đã trở thành ngày lễ hội truyền thống văn hoá hàng năm của nhân dân Môn Sơn. Các hoạt

33 động lễ hội được tổ chức tại nhà cụ Vi Văn Khang và cây đa Cồn Chùa.

Địa điểm 3: Cây đa Cồn Chùa

Cây đa Cồn Chùa ở làng Môn, xã Môn Sơn là di tích lịch sử gắn liền với cuộc đấu tranh của nhân dân Con Cuông thời kỳ 1930 - 1931.

Tháng 4/1931, chi bộ Đảng xã Môn Sơn được thành lập do đồng chí Vi Văn Khang làm bí thư. Vừa mới thành lập, chi bộ đã tổ chức được các đoàn thể quần chúng như Nông hội, Thanh niên, Hội cứu tế đỏ… Riêng tại Môn Sơn đã có 5 tổ Nông hội đỏ. Ngày 9/8/1931, chi bộ Đảng Môn Sơn đã vận động quần chúng ở các bản Kẻ Yên, Sơn Vều, Khe Môn, Động Khùa, Cửa Rào, Bàu Dạ, Kẻ Tại… mít tinh tại cây đa Cồn Chùa. Lần đầu tiên ở Con Cuông, lá cờ đỏ búa liềm được tự vệ đỏ treo trên cây đa Cồn Chùa. Với khí thế hừng hực, đoàn biểu tình gồm 300 người tuần hành thị uy, dương cao cờ đỏ búa liềm và các khẩu hiệu “Đả đảo đế quốc Pháp!”, “Đả đảo Nam triều phong kiến!”, đòi miễn sưu, hoãn thuế và đến những nhà giàu để vay lúa.

Hiện nay, cây đa Cồn Chùa tán cao, bóng cả vẫn sừng sững đứng đó như một minh chứng hùng hồn cho tinh thần đấu tranh cách mạng kiên cường của nhân dân Con Cuông dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Địa điểm 4: Thác Bộc Bố (Thác Khe Kèm)

Thác Bộc Bố thuộc Vườn quốc gia Pù Mát, nằm cách thị trấn Con Cuông khoảng 15 km. Từ trên độ cao khoảng 500m, qua ba bậc thang, nước đổ xuống trông như một dải lụa. Hai bên thác là thảm thực vật xanh tươi với hàng trăm loài hoa quanh năm khoe sắc. Dưới chân thác là những hồ nhỏ nước trong xanh bao bọc bởi những phiến đá phẳng lỳ trông như những chiếc bàn lớn. Giữa mùa hè nóng nực, nhưng nhiệt độ ở khu vực xung quanh thác rất mát mẻ, chỉ khoảng 200

C. Từ đây, theo các đường mòn, ta cũng có thể đi ngược lên thung lũng Khe Bu hoặc leo núi Pu Loong để ngắm cảnh núi rừng trùng điệp.

34 Thác Bộc Bố đã trở thành điểm du lịch thu hút nhiều khách d u lịch trong và ngoài nước. Nhiều cơ sở dịch vụ phục vụ du khách đã được xây dựng. Đến đây, mọi người có thể thoả thích vui chơi bên dòng thác, tận hưởng không khí mát mẻ, ngắm nhìn môi trường tự nhiên còn hoang sơ, uống rượu cần, ăn cơm lam và xem những điệu múa truyền thống của đồng bào dân tộc Thái.

Địa điểm 5: Vườn quốc gia Pù Mát

Vườn quốc gia Pù Mát nằm trên địa giới hành chính của 3 huyện: Anh Sơn, Con Cuông và Tương Dương; ranh giới phía Nam của vườn chạy dọc theo đường biên giới Việt - Lào. Diện tích vùng lõi của vườn khoảng 94.275ha, vùng đệm khoảng 100.000ha thuộc địa bàn 16 xã của 3 huyện. Riêng huyện Con Cuông gồm 7 xã: Lạng Khê, Châu Khê, Lục Dạ, Môn Sơn, Yên Khê, Bồng Khê, Chi Khê.

Vườn quốc gia Pù Mát nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình năm từ 230

C đến 240C. Mùa đông do chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên nhiệt độ trung bình xuống dưới 200C, thấp nhất xuống dưới 180C. Vào mùa hè, thời tiết rất khô nóng, trung bình lên trên 250C. Ở Con Cuông, nhiều khi nhiệt độ lên tới 4 20C.

Thác Bộc Bố (Thác Khe Kèm)

35

Cầy Vằn

Một số động vật quí hiếm trong VQG Pù Mát

Vượn Má Vàng Sao la

Vườn quốc gia Pù Mát có diện tích lớn, tính đa dạng sinh học cao với nhiều loài động vật, thực vật phong phú, là một kho tàng về các nguồn gen hoang dã, quý hiếm, là một trong số ít khu bảo tồn đa dạng sinh học lớn nhất nước ta.

Theo khảo sát của viện điều tra quy hoạch rừng (năm 1992) thì Vườn quốc gia Pù Mát có 1.297 loài thực vật bậc cao, 64 loài thú, 137 loài chim, 25 loài bò sát, 15 loài lưỡng cư. Về thực vật, hiện đã xác định được 2.494 loài thực vật, 931 chi thuộc 202 họ. Trong đó, 70 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam có nguy cơ bị tiêu diệt. Về thú, tiêu biểu là các loài Voi, Hổ, Sao la, Vượn đen má trắng, Chà vá chân nâu, Khỉ đuôi lợn, Mang trường sơn, Chó sói lửa... Về chim, tiêu biểu có các loài Trĩ sao, Công, Gà lôi trắng, Gà tiền... Tháng 11 năm 2007, Vườn quốc gia Pù Mát được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới.

Vườn quốc gia Pù Mát không chỉ có giá trị về mặt kinh tế mà còn rất hấp dẫn về du lịch bởi sự hoang sơ, cảnh quan tuyệt đẹp và môi trường sinh thái chưa bị ô nhiễm, rất thuận lợi cho sự phát triển loại hình du lịch sinh thái, du lịch khám phá, du lịch mạo hiểm và tìm hiểu phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc. Vì vậy, bên cạnh nâng cao nhận thức cho nhân dân trong việc bảo vệ môi trường sinh thái, các cấp chính quyền huyện Con Cuông kết hợp với Ban quản lý VQG Pù Mát còn có những hoạt động nhằm khuyến khích tham quan du lịch, gắn hoạt động tham quan du lịch với bảo vệ cảnh quan thiên nhiên.

36

Địa điểm 6: Làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống làng Xiềng

Từ Quốc lộ 7 vào bản Xiềng (xã Môn Sơn, Con Cuông), mất 20km đường quanh co. Bản Xiềng có 100% số hộ là dân tộc Thái, với những ngôi nhà sàn cổ kính, nằm dọc theo con đường đến trung tâm xã và thắng cảnh Đập Phà Lài. Với bản tính siêng năng cần cù, ngoài sản xuất nông nghiệp, người dân nơi đây bao đời nay vẫn cần mẫn, gìn gìn và phát triển dệt thổ cẩm, đan lát...

Nghề dệt ở thổ cẩm có từ Làng Xiềng từ rất lâu đời. Trước đây, do sản xuất nhỏ lẻ chỉ mang tính chất phục vụ gia đình nên sản phẩm của bà con làm ra chưa mang lại giá trị cao về kinh tế. Từ năm 2014, nghề dệt thổ cẩm đã có bước phát triển mới. Các thợ dệt được đào tạo bài bản, được cấp chứng chỉ nghề. Tháng 3/2017, UBND tỉnh Nghệ An đã cấp Bằng công nhận làng nghề dệt thổ cẩm bản Làng Xiềng. Đây cũng là làng nghề thổ cẩm đầu tiên của huyện Con Cuông.

Đến làng nghề dệt thổ cẩm bản Làng Xiềng, xã Môn Sơn, huyện Con Cuông, du khách sẽ được chiêm ngưỡng nhiều loại sản phẩm như: khăn, váy, áo… bộ trang phục truyền thống của đồng bào dân tộc Thái. Với những nét họa tiết, hoa văn phong phú mang giá trị nghệ thuật cao, phản ánh tay nghề khéo léo của những người thợ lành nghề và nghệ nhân. Nhiều hoa văn được truyền lại từ hàng trăm năm trước, qua người mẹ truyền cho con gái hoặc con dâu. Các hoa văn mô phỏng các con vật, loài cây trên rừng, hay các vì sao trên trời, nghĩa là tất cả những gì gần gũi, thân thuộc với người Thái, với triết lý sống hòa hợp với thiên nhiên được người dân đưa vào sản phẩm. Ít có bộ trang phục truyền thống của dân tộc nào tuy đơn giản nhưng tinh tế hài hòa, thể hiện được tính nhân văn cũng như nét đẹp quyến rũ lòng người như trang phục của đồng bào dân tộc Thái.

Trên cơ sở được công nhận là làng nghề; cộng thêm những cảnh quan của một làng thuần Thái cổ, Làng Xiềng được xác định là điểm nhấn về du lịch cộng đồng, du lịch làng nghề của huyện Con Cuông.

37

Bước 3: HS xử lí số liệu, thu thập thêm thông tin trên báo đài, sách tham khảo, internet... tiến hành viết báo cáo về chuyến trải nghiệm.

* Bước 4: HS trình bày báo cáo, sản phẩm theo nhóm, cá nhân (hoặc nộp báo cáo, sản phẩm). GV đánh giá quá trình TNST, vi ết và trình bày báo cáo của HS, rút kinh nghiệm.

Trong quá trình TNST, HS đã tham gia rất tích cực, không ngại di chuyển, chăm chú lắng nghe và ghi chép những thông tin quan trọng tại từng di tích lịch sử - văn hóa, danh thắng, nghe nghệ nhân giới thiệu về di sản văn hóa của đồng bào các dân tộc để làm tư liệu, chuẩn bị cho thảo luận nhóm và viết báo cáo, hoàn thành các nhiệm vụ sau chuyến đi.

Một phần của tài liệu SKKN giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy BSVHDT cho HS trường THPT con cuông thông qua hoạt động TNST gắn với môn ngữ văn (Trang 29 - 37)