c. Đánh giá sản phẩm
3.1.3. Bài học kinh nghiệm
Mặc dù trong khuôn khổ đề tài SKKN, qui mô thực nghiệm còn nhỏ nhưng dựa trên kết quả thực nghiệm sư phạm và qua quan sát, phân tích hoạt động của cả cô và trò theo tiến trình tổ chức hoạt động TNST gắn với môn Ngữ văn đã xây dựng, chúng tôi nhận thấy, việc thực nghiệm đã mang lại một số kết quả sau:
- Năng lực, nhận thức và thái độ của HS có được là kết quả hoạt động của cả cô và trò chứ không phải sự áp đặt của GV đối với HS. Điều này làm cho HS rất hứng thú và tích cực tham gia các hoạt động TNST.
- So với lớp đối chứng, lớp thực nghiệm đã tham gia rất tích cực vào các hoạt động trải nghiệm. HS không chỉ trao đổi với GV hướng dẫn mà còn
50 trao đổi với nhau làm cho tính thụ động mất dần, HS tự tin hơn trong việc tự nhận thức được vẻ đẹp của văn hóa dân tộc và tầm quan trọng của việc bảo tồn và phát huy BSVHDT. HS cũng hợp tác rất chặt chẽ với nhau trong quá trình viết báo cáo nhóm sau khi tham gia các ho ạt động trải nghiệm, nâng cao hiệu quả của nhiệm vụ được giao.
- Khả năng tư duy của HS cũng phát triển, giúp các em nhận thức được rằng, ý thức bảo tồn và phát huy BSVHDT không chỉ được hình thành thông qua các bài học trên lớp, mà còn được phát triển sâu sắc thông qua việc tham gia tích cực vào các hoạt động TNST, trong đó có các hoạt động TNST gắn với môn Ngữ văn.
* Điều kiện để tổ chức hoạt động TNST mang lại hiệu quả cao:
Về nội dung: Lựa chọn những nội dung trải nghiệm gắn với thực tiễn Phương tiện: Ngoài bút vở để ghi chép cần chuẩn bị máy quay phim
hoặc chụp ảnh để thu thập hình ảnh, tư liệu cho quá trình thực nghiệm.
Trình độ GV: GV cần trang bị tốt kiến thức và kĩ năng để tổ chức, hướng
dẫn HS tiến hành các nhiệm vụ học tập đạt hiệu quả cao nhất.
Thái độ HS: Phải tích cực, chủ động, hợp tác trong quá trình thực hiện
nhiệm vụ học tập.