Kết quả nhận thức của lớp tham gia hoạt động TNST

Một phần của tài liệu SKKN giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy BSVHDT cho HS trường THPT con cuông thông qua hoạt động TNST gắn với môn ngữ văn (Trang 39 - 46)

b. Gặp gỡ, giao lưu với nghệ nhân ưu tú Lê Hoàng

2.3.6.1. Kết quả nhận thức của lớp tham gia hoạt động TNST

Có nhiều phương thức để giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy BSVHDT cho HS, trong đó hoạt động TNST là một trong những hoạt động mang lại hiệu quả cao và thiết thực.

Khi đến tham quan dấu tích lịch sử thành Trà Lân, các em biết rằng Trà Lân là một thành cổ, thủ phủ của phủ Trà Lân, xứ Nghệ An và là nơi diễn ra trận chiến vừa công vừa dụ hàng theo kế hoạch đánh chiếm vùng Nghệ An thừa tuyên của tướng quân Nguyễn Chích trong cuộc Khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427) chống quân xâm lược nhà Minh. Qua đó, bồi dưỡng, giáo dục cho các em lòng yêu nước, niềm tự hào về truyền thống của quê hương, lòng biết ơn các tiền nhân đã góp phần làm nên trang sử vàng của dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, khi tham quan t ại đây, các em cũng đã thấy được rằng, dù đã được xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa, trải qua thời gian, hịên nay thành Trà Lân chỉ còn dấu tích, gạch vụn và đang có nguy cơ bị vùi lấp vì không có ai bảo vệ. Cả GV và HS khi đến thăm di tích, không khỏi chạnh lòng vì một di tích lịch sử oai hùng của dân tộc đang bị cây rừng và đất đá phủ lấp, có nguy cơ bị xoá sổ. Nhóm thực nghiệm đều mong được nhà nước quan tâm duy tu và bảo vệ, để thành Trà Lân này sáng mãi cùng dân tộc, góp phần phục vụ cho du lịch sinh thái và quan trọng là cho con cháu đời đời ghi nhớ công lao của tổ tiên ta đã anh dũng chống giặc ngoại xâm, giữ yên bờ cõi.

40 Điều đó có nghĩa rằng, các em cũng đã tự ý thức được trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn di sản, bảo tồn BSVHDT, cố gắng học tập thật tốt, góp sức xây dựng quê hương đất nước ngày càng giàu đẹp để không phụ công lao của các bậc tiền nhân.

Đến thăm Nhà cụ Vi Văn Khang, HS trong nhóm thực nghiệm đã biết được đây là một địa chỉ văn hóa được xếp hạng di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia, ghi dấu truyền thống yêu nước và đấu tranh cách mạng của đồng bào các dân tộc sinh sống của vùng quê khởi nguồn của con sông Giăng hùng vĩ và thơ mộng. Khi đến đây, trực tiếp được nghe kể chuyện về Cụ Vi Văn Khang, được quan sát những kỉ vật gắn liền với cuộc sống và cuộc đời hoạt động cách mạng của cụ, các em thêm kính yêu và biết ơn trước sự hi sinh và những cống hiến của cụ và các đồng chí cách mạng trung kiên trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.

Tiếp đến, HS được đến thăm cây đa Cồn Chùa, các em HS được biết đây là di tích lịch sử gắn liền với cuộc đấu tranh của nhân dân huyện Con Cuông thời kỳ 1930-1931, Lần đầu tiên ở huyện Con Cuông, lá cờ đỏ búa liềm được tự vệ đỏ treo trên cây đa Cồn Chùa. Hiện nay, cây đa Cồn Chùa vẫn sừng sững đứng đó như một minh chứng hùng hồn cho tinh thần đấu tranh cách mạng kiên cường của nhân dân Con Cuông dưới sự lãnh đạo của Đảng.

HS thăm cây đa Cồn Chùa HS thăm nhà cụ Vi Văn Khang

41 Qua đây, các em HS đã hiểu được sức mạnh đoàn kết của các thế hệ và tầng lớp nhân dân trong cuộc đấu tranh dành độc lập dân tộc, bảo vệ sự yên bình cho quê hương làng bản trước giặc ngoại xâm.

Trong hành trình trải nghiệm, các em HS không chỉ được tham quan, học tập các di tích lịch sử cách mạng, mà các em còn được tham quan các địa chỉ văn hóa như làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống làng Xiềng, gặp gỡ nghệ nhân ưu tú Lê Hoàng.

Khi đến tham quan làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống làng Xiềng, các em được trải nghiệm các công đoạn trực tiếp làm ra các sản phẩm thổ cẩm, nguyên liệu dệt, nhuộm và kỹ thuật dệt thổ cẩm - chất liệu làm nên trang phục truyền thống của người Thái đồng thời nghe các nghệ nhân giới thiệu về đặc điểm, giá trị trang phục truyền thống của dân tộc Thái. Từ đó, giáo dục cho HS ý thức trân quý, giữ gìn và phát huy một nét đẹp trong đời sống văn hóa của dân tộc mình.

Trong hành trình trải nghiệm, các em HS không chỉ được tham quan, học tập các di tích lịch sử cách mạng, mà còn được tham quan các danh lam thắng cảnh nổi tiếng của huyện Con Cuông như Thác Bộc Bố (thác Khe Kèm), VQG Pù Mát. Sau khi đến đây, các em HS đều biết được rằng, đây không chỉ là những cảnh đẹp, nơi được các nhà khoa học đánh giá như một kho tàng phong phú về động thực vật quí hiếm, mà còn là những điểm du lịch sinh thái – văn hóa hấp dẫn với khung cảnh núi rừng hùng vĩ, gắn kết không gian văn hóa đặc sắc của các dân tộc thiểu số, thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước của huyện Con Cuông.

Các em HS vô cùng thích thú khi đứng dưới Thác Khe Kèm - nơi được xem là điểm du lịch kỳ thú của VQG Pù Mát. Ai ai cũng không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp lộng lẫy không kém gì thác Bản Giốc – Cao Bằng. Từ độ cao 500 m, dốc khoảng 80 độ, nước từ trên cao đổ xuống tung bọt trắng xóa trông giống hệt dải lụa trắng buông dài trên nền xanh dịu mát của cây rừng. Dưới chân thác là dòng suối trong vắt, mát rượi

42 cùng tiếng ríu rít của chim muông. Xung quanh thác là một thảm thực vật với hàng trăm loài hoa quanh năm khoe s ắc. Để vào được thác Khe Kèm, chúng tôi phải vượt qua một con đường quanh co, uốn lượn gập ghềnh và đầy trơn trượt như thử thách lòng người. Thế nhưng, khi được tận mắt chiêm ngưỡng, trải nghiệm những giây phút thăng hoa trước một tạo vật thiên nhiên ban tặng cho huyện Con Cuông, lòng cô trò chúng tôi thật sự cảm thấy bình an.

Đến với VQG Pù Mát tất cả HS đều ấn tượng bởi sự đa dạng sinh học, bởi vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng. Từ những cây cổ thụ có tuổi thọ hàng ngàn năm cho đến những loại cây cỏ, rêu, địa y. Và các loại dây leo chằng chịt. Du khách sẽ ngạc nhiên về khung cảnh đẹp tựa một bức tranh sơn thuỷ thơ mộng.

Các em còn được giao lưu, gặp gỡ Nghệ nhân ưu tú Lê Hoàng, được nghe Nghệ nhân giới thiệu về kho tàng ngữ văn dân gian như truyện kể dân gian, tục ngữ, ca dao, các làn điệu dân ca Thái...các em HS và ngay cả GV cũng không ngờ rằng di sản văn hoá cổ truyền phi vật thể của người Thái phong phú đến vậy. Được trò chuyện với nghệ nhân ưu tú Lê Hoàng, với vốn hiểu biết của ông về VHDTcủa

HS dưới chân thác Khe Kèm

43 đồng bào dân tộc Thái, giống như đi vào thế giới của những truyện thần kỳ, thế giới của ca múa nhạc. Chính vẻ đẹp ấy là nguồn mạch nuôi dưỡng tâm hồn và cảm xúc của những người con quê hương trong suốt dòng chảy lịch sử.

Qua trải nghiệm, các em HS không chỉ có thêm hiểu biết về các di sản văn hóa ở địa phương, không chỉ khắc sâu được lòng tự hào dân tộc, nâng cao ý thức bảo tồn và phát huy BSVHDT mà còn rèn luyện được nhiều kĩ năng phục vụ cho quá trình học tập các môn học nói chung và môn Ngữ văn nói riêng như: kĩ năng thu thập, phân tích, xử lý, tổng hợp thông tin, số liệu; kĩ năng phân tích, chọn lọc hình ảnh; kĩ năng làm việc nhóm,… Từ đó, rèn luyện, trau dồi cho các em năng lực ứng xử linh hoạt trước mọi hoàn cảnh, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, hình thành thái độ tích cực trong cuộc sống.

Buổi ngoại khóa được sự phê duyệt của BGH nhà trường, với sự tham gia, hỗ trợ của Đoàn trường, nhân viên y tế trường THPT Con Cuông và đặc biệt là sự hưởng ứng nhiệt tình của các em HS lớp 10D. Thầy Hoàng Như Lâm – Hiệu trưởng nhà trường đã phát biểu rằng: “Tôi thấy HS rất hào hứng, tích cực tham gia. Hoạt động TNST gắn với môn Ngữ văn đã được xây dựng theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Theo đó, HS là người tham gia thiết kế chương trình, GV chỉ đóng vai trò hỗ trợ. Vì vậy, chương trình đã được tổ chức rất bài bản, chuyên nghiệp, tạo nên niềm vui, hứng khởi cho HS. Qua đây cho thấy, GV hướng dẫn đã định hướng tốt cho HS nghiên cứu, cũng là người kết nối các em với những nét đẹp của văn hóa dân tộc ở địa phương. Tôi cho rằng, khi chúng ta có được sự phối hợp của các thành viên trong nhà trường, đặc biệt là huy động được HS tham gia sẽ không khó để thực hiện mục tiêu giữ gìn và phát huy BSVHDT”.

Đồng chí Nguyễn Trọng An – Bí thư Đoàn trường đã nhận xét: “TNST là hoạt động được coi trọng trong từng môn học ở trường THPT Con Cuông; riêng môn Ngữ văn, hoạt động này mang lại hiệu quả cao, hình thành cho HS các HS gặp gỡ, giao lưu với nghệ nhân ưu tú Lê Hoàng

44

kiến thức, kỹ năng khác nhau; nâng cao nhận thức của thế hệ trẻ về vấn đề giữ gìn và phát huy BSVHDT”.

Sau buổi trải nghiệm, chúng tôi cũng đã tổ chức cho các em HS lớp 10D chia sẻ những cảm nghĩ, nhận xét của bản thân trong chuyến đi.

Em Phan Thị Anh Thư – Lớp trưởng lớp 10D chia sẻ: “Em cảm

thấy đây là một hoạt động mang lại nhiều ý nghĩa. Chúng em đã được tham quan các di tích cách mạng trên quê hương, được hiểu thêm về lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc của cha ông, càng thêm yêu quí, tự hào và sẽ ra sức gìn giữ những thành quả mà cha ông đã dày công tạo nên. Chúng em cũng đã được chiêm ngưỡng vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng Con Cuông khi đến tham quan các thắng cảnh đẹp như thác Khe Kèm, VQG Pù Mát. Bên cạnh đó, chúng em còn có dịp được trực tiếp nghe các nghệ nhân giới thiệu về trang phục truyền thống của người Thái, kho tàng ngữ văn dân gian của địa phương mình. Đồng thời, qua hoạt động này, tập thể lớp lại thắt chặt thêm tình đoàn kết, khả năng làm việc nhóm, khả năng thu thập các thông tin để phục vụ cho quá trình học tập”.

Em Nguyễn Phan Thu Hoài bày tỏ: “Em cảm thấy hoạt động trải nghiệm thật thú vị. Nhờ có chuyến đi mà em đã được học tập nhiều điều, trải qua nhiều cảm xúc, vui sướng đến tự hào, hãnh diện bởi những truyền thống văn hóa, di tích lịch sử, những cảnh đẹp hùng vĩ của quê hương”.

Em Hà Quang Sáng nói rằng: “Sau chuyến tham quan học tập,buổi

giao lưu với nghệ nhân em đã thu nhận được rất nhiều kiến thức về kho tàng ngữ văn dân gian, các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh; giúp em biết thêm nhiều nét đẹp về BSVHDT của huyện Con Cuông. Em càng ý thức được rằng mình cần phải có những hành động thiết thực để bảo vệ VHDTcủa dân tộc mình. Mặc dù hoạt động trải nghiệm đã khép lại nhưng trong tâm trí em vẫn còn dư âm của chuyến đi này. Em nhận thấy rằng đối với HS chúng em nói riêng và tất cả mọi người nói chung thì những chuyến trải nghiệm này sẽ là hành trang giúp mọi người trang bị thêm kiến thức thực tiễn, tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu trở thành công dân có ích cho xã hội”.

Em Phan Thị Khánh Huyền cho biết: “Chuyến tham quan đã cho

chúng em cảm nhận được nhiều cái hay cái đẹp về BSVHDT trên quê hương. Chúng em đã được đến thăm các di tích cách mạng và các thắng cảnh đẹp, đồng thời là những điểm du lịch thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước. Tuy vậy, em thấy rằng những di tích lịch sử đang bị tàn

45

phá bởi thời gian, bởi thế chính quyền cần có phương hướng và biện pháp hợp lí để tôn tạo nhằm giữ gìn những giá trị tạo nên VHDT của huyện Con Cuông nói riêng, của đất nước Việt Nam nói chung”.

Em Trần Nguyễn Bảo Thư nói rằng: “Em rất hào hứng khi tham gia chuyến trải nghiệm. Trong 1 ngày, chúng em được tham quan thành Trà Lân, nhà cụ Vi Văn Khang, Cây đa Cồn Chùa– những di tích lịch sử gắn liền với cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước của các anh hùng trên quê hương Con Cuông; chúng em được đến với thác Khe Kèm, VGQ Pù Mát – những món quà thuần khiết, đẹp đẽ mà thiên nhiên đã ban tặng cho huyện Con Cuông, chúng em còn được gặp gỡ và giao lưu với nghệ nhân ưu tú Lê Hoàng, được trải nghiệm các công đoạn làm ra bộ trang phục truyền thống của dân tộc Thái. Sau hoạt động trải nghiệm này, em cũng như các bạn thêm yêu quí, tự hào về những nét bản sắc của quê hương và tự hứa sẽ học tập thật tốt, góp sức mình vào việc giữ gìn và phát huy BSVHDT ở Con Cuông nói riêng và trên đất nước Việt Nam nói chung. Kết thúc chuyến đi, lòng em vẫn còn bồi hồi xúc động và em rất mong muốn nhà trường sẽ tổ chức thêm những chuyến trải nghiệm cho các bạn HS trong toàn trường”.

Cuối buổi trải nghiệm, chúng tôi phát cho 38 em HS lớp 10D mỗi em 1 phiếu thăm dò ý kiến, các em trả lời nhanh và nộp lại phiếu để tổng hợp. Kết quả thu được như sau:

KẾT QUẢ PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN

Câu hỏi Trả lời % lựa

chọn 1. Em có thích chương trình “Giao lưu

với nghệ nhân, tham quan học tập các di tích lịch sử - văn hóa, danh thắng tiêu biểu của huyện Con Cuông – Tỉnh Nghệ An” không?

A. Rất thích 92%

B. Thích 0,8%

C. Không thích 0% 2. Sau buổi trải nghiệm, em đã thu

nhận được kiến thức về BSVHDT ở mức độ nào? A. Nhiều 68% B. Vừa phải 28% C. Ít 4% D. Rất ít 0%

3. Em đánh giá như thế nào về hiệu quả giáo dục ý thức bảo tồn và phát

A. Rất hiệu quả 81%

46 huy BSVHDT thông qua hoạt động

TNST gắn với môn Ngữ văn này? C. Ít hiệu quả 6% D. Không hiệu quả 0% 4. Em có muốn được tiếp tục tham gia

các hoạt động TNST nếu như được nhà trường tổ chức không?

A. Rất muốn 91%

B. Muốn 0,9%

C. Không muốn 0% 5. Theo em, có nên nhân rộng hoạt

động TNST cho HS toàn trường THPT Con Cuông và các trường học khác không?

A. Rất nên 91%

B. Nên 0,9%

C. Không nên 0%

Một phần của tài liệu SKKN giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy BSVHDT cho HS trường THPT con cuông thông qua hoạt động TNST gắn với môn ngữ văn (Trang 39 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)