c. Đánh giá sản phẩm
2.3.6.3. Đối chiếu kết quả nhận thức của lớp đối chứng
Chúng tôi đã đồng thời yêu cầu HS lớp đối chứng 10A2 (không tham gia thực nghiệm) tự thu thập thông tin về các di tích lịch sử và các danh thắng nổi bật ở huyện Con Cuông (Thành Trà Lân, nhà cụ Vi Văn
48 Khang, Cây đa Cồn Chùa, Thác Khe Kèm, VQG Pù Mát, làng nghề dệt thổ cẩm Làng Xiềng, kho tàng ngữ văn dân gian) để viết báo cáo cá nhân. Khi chấm điểm bài báo cáo ở lớp đối chứng, kết quả thu được như sau: Điểm Số lượng HS Tỷ lệ % Giỏi 4/39 10,2% Khá 9/39 23,1% Trung bình 20/39 51,3% Yếu, kém 6/39 15,4%
Dựa trên các kết quả thực nghiệm sư phạm cho thấy chất lượng báo cáo của HS lớp thực nghiệm cao hơn HS lớp đối chứng, điều đó thể hiện ở các điểm sau:
+ Tỷ lệ HS có điểm yếu kém của lớp thực nghiệm là 0%, tỉ lệ điểm trung bình cũng thấp hơn nhiều so với lớp đối chứng.
+ Tỷ lệ % HS đạt khá, giỏi của lớp thực nghiệm là cao hơn so với với lớp đối chứng.
+ Điểm trung bình cộng của HS lớp thực nghiệm được nâng cao và luôn cao hơn so với lớp đối chứng.
Từ kết quả trên có thể khẳng định rằng, giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy BSVHDT thông qua việc tổ chức hoạt động TNST mang lại hiệu quả cao hơn nhiều so với việc không tổ chức hoạt động TNST. Hiệu quả mang lại cả về mặt năng lực lẫn thái độ, nhận thức của HS.
Chúng tôi nhận thấy việc tổ chức các hoạt động nhận thức thông qua việc GV tổ chức hoạt động TNST gắn với môn Ngữ văn đã có tác dụng lớn trong việc tạo hứng thú, sự chủ động, tích cực, trách nhiệm trong hoạt động học tập của HS.
Như vậy, việc GV giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy BSVHDT thông qua việc tổ chức hoạt động TNST cho HS sẽ góp phần tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS, đạt được các mục tiêu dạy học.
49