Nguyên nhân của thành công và hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Báo chí với vấn đề giáo dục sức khỏe cộng đồng hiện nay (Trang 90)

7. Bố cục luận văn

2.3.3. Nguyên nhân của thành công và hạn chế

- Nguyên nhân thành công

Nhận được sự quan tâm, chỉ đạo, quản lý đúng đắn, kịp thời của các cơ quan quản lý báo chí, đã tích cực hỗ trợ, chỉ đạo thường xuyên các hoạt động của các báo để các báo hoàn thành tốt nhiệm vụ thông tin của mình.

Các báo đã luôn bám sát tôn chỉ, mục đích, xác định rõ cho mình mục tiêu hoạt động, nét đặc thù trong xây dựng nội dung và hình thức thông tin để tạo nên bản sắc riêng.

Nguồn nhân lực của các báo có chất lượng cả về phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, năng lực chuyên môn nghiệp vụ và không ngừng tăng về số lượng.

Cả ba báo đều có những điểm mạnh nhất định trong việc thông tin về vấn đề giáo dục sức khỏe cộng đồng hiện nay.

-Nguyên nhân hạn chế

Công tác chỉ đạo, lập kế hoạch thông tin về vấn đề giáo dục sức khỏe cộng đồng còn chưa sát sao, kịp thời, vẫn còn tình trạng thông tin chạy theo sự kiện. Chính vì vậy việc thông tin về vấn đề giáo dục sức khỏe cộng đồng trên các báo còn mang tính bị động, chắp vá, thiếu bài bản.

Đội ngũ phóng viên chuyên viết về mảng thông tin về vấn đề giáo dục sức khỏe cộng đồng còn gặp nhiều khó khăn. Hầu hết các sự kiện liên quan đến y dược, an toàn thực phẩm đều huy động đội ngũ phóng viên các mảng, sự kiện hợp mảng nào thì viết mảng đó. Đội ngũ phóng viên còn yếu về nghiệp vụ thông tin về vấn đề giáo dục sức khỏe cộng đồng. Chưa có phóng viên chuyên trách. Hơn thế, các báo dành thời lượng nhỏ đáng kể cho mảng tin này.

“Việc đăng tải thông tin về vấn đề giáo dục sức khỏe cộng đồng còn quá dễ dàng, có báo “cắt” “dán” thông tin, trích dẫn không đúng. Các trang báo điện tử hầu hết không có chuyên mục riêng về chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Chỉ có số ít nhà báo, người viết bài trách nhiệm chưa cao chạy theo số lượng, hiện tượng, đăng tin chưa khách quan”.

Tiểu kết chƣơng 2:

Trong chương 2 của luận văn, tác giả đã tiến hành nghiên cứu thực trạng thông tin về giáo dục sức khỏe tới cộng đồng trên các báo Sức khỏe & Đời sống, báo Gia đình & Xã hội và báo Lao động. Nhìn chung báo chí đã vào cuộc phản ánh và cung cấp thông tin về giáo dục sức khỏe tới cộng đồng khá đều đặn, thường xuyên. Báo chí đã chứng minh vai trò, trách nhiệm xã hội trước những vấn đề kinh tế, chăm sóc sức khỏe của cộng đồng hiện nay.

Về mặt nội dung báo chí đã: Thông tin tuyên truyền đường lối, chủ chương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về sức khỏe, y tế; thông tin về những vấn đề y khoa, đặc điểm, tình hình dịch bệnh và tư vấn sức khỏe; thông tin hướng dẫn sử dụng thuốc, mỹ phẩm an toàn hợp lý và các chỉ dẫn về các bài thuốc trong y học cổ truyền; và thông tin về những thành tựu y tế, những tấm gương tiêu biểu trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Về cách thức thể hiện thông tin về thực phẩm chức năng, báo chí cũng sử dụng và khai thác tối đa ưu thế của các loại hình và thể loại báo chí như: Tin, bài, phóng sự, phản ánh, phỏng vấn... bên cạnh đó, các cơ quan báo chí có ý thức đổi mới về phương thức phản ánh và lựa chọn đối tượng tham gia tư vấn, chỉ dẫn có trình độ chuyên môn, có uy tín để tăng hiệu quả chuyển tải thông tin về giáo dục sức khỏe tới cộng đồng giúp cho công chúng báo chí nói chung và cộng đồng nói riêng có thể tiếp cận thông tin được dễ dàng và thuận tiện. Dẫu vậy, kết quả nghiên cứu, phân tích những sản phẩm báo chí mang thông tin về về giáo dục sức khỏe tới cộng đồng trên các báo cũng bộc lộ những hạn chế, bất cập trong cả nội dung và hình thể hiện trong việc thông tin về giáo dục sức khỏe tới cộng đồng.

Việc nghiên cứu, khảo sát và phân tích của chương 2 là cơ sở để đến chương 3 tác giả đưa ra những đánh giá và đề xuất ra những giải pháp trong việc thông tin về giáo dục sức khỏe tới cộng đồng hiện nay trên báo chí trong thời gian tới.

CHƢƠNG 3:

NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP, KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG THÔNG TIN GIÁO DỤC SỨC KHỎE

CỘNG ĐỒNG TRÊN BÁO CHÍ THỜI GIAN TỚI 3.1. Những vấn đề đặt ra

Trên thực tế hiện nay, xã hội ngày càng phát triển thì các nhu cầu trong cuộc sống con người cũng tăng lên, trong đó có nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe. Bên cạnh đó, xã hội ngày càng phát triển thì việc giao lưu giữa các quốc gia cũng diễn ra phong phú đa dạng hơn, con người từ vùng lãnh thổ này đã di cư sang lãnh thổ khác cũng ngày càng nhiều hơn. Sự giao thoa này mang tính hai mặt, trong đó có mặt trái là con người có thể mang dịch bệnh từ khu vực này sang khu vực khác. Do vậy, cộng đồng không chỉ đòi hỏi những cơ quan báo chí thông tin một cách đơn giản về tình hình dịch bệnh, về những kỹ thuật trong chăm sóc sức khỏe, về sử dụng thuốc an toàn hiệu quả, hợp lý... mà cần phải có sự phân tích, bình luận một cách đa dạng, nhiều chiều về các vấn đề liên quan đến công tác chăm sóc sức khỏe.

Từ thực tế hoạt động báo chí hiện nay cũng cần phải khẳng định rằng việc thông tin tuyên truyền về kiến thức bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cộng đồng có đạt được hiệu quả cao hay thấp lại tùy thuộc vào hoạt động của các cơ quan thông tin đại chúng, các kênh truyền thông. Chính vì là kênh truyền thông nên báo chí có đầy đủ những mặt mạnh của truyền thông. Đó là yếu tố chủ quan, sự phản hồi sự điều chỉnh và hiệu quả của quá trình trao đổi thông tin giữa hai đối tượng nào đó. Bên cạnh đó, báo chí với chức năng thông tin, tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, của các tổ chức quốc tế về công tác y tế đến đông đảo quần chúng nhân dân, để từ đó tác động đến nhận thức của họ làm thay đổi hành vi bảo vệ và nâng cao sức khỏe của mỗi người trong cộng đồng.

Hiện nay, tình hình dịch bệnh đang có những diễn biến phức tạp, nhiều dịch bệnh mới xuất hiện, nhiều dịch bệnh cũ tưởng đã “ngủ yên” bỗng dưng “tỉnh giấc” bùng phát, thậm chí còn biến đổi gây ra những dịch bệnh nghiêm trọng đe dọa sức khỏe cộng đồng.

Sở dĩ xảy ra những sự việc trên là do: những thông tin không chính xác về tình hình dịch hoặc biện pháp phòng bệnh cũng có thể lan truyền nhanh làm cho người dân có thể hiểu không đúng về bệnh, có thể chủ quan hoặc phòng bệnh không đúng; hoặc là do thông tin bị thổi phồng quá mức, đưa tin theo kiểu thu hút người đọc, “giật gân” làm người dân hoảng sợ, đáp ứng tiêu cực lại dẫn đến hiệu quả xấu cho sức khỏe. Ví dụ: nhiều trẻ không được tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch theo quy định của nhà nước khi có một vài trường hợp trẻ tai biến sau tiêm chủng, trong đó phần lớn là trùng hợp ngẫu nhiên dẫn đến dịch bệnh bùng phát một thời gian sau đó khiến nhiều trường hợp tử vong.

Việc đưa tin dễ dàng tràn lan nhưng không bị ràng buộc trách nhiệm hoặc mức phạt chưa đủ sức răn đe nếu đưa tin sai và gây hậu quả không tốt đến sức khỏe người dân.

Đối với khu vực không có mạng internet, những người không thường xuyên sử dụng internet thì tiếp cận thông tin dịch bệnh từ báo điện tử là hạn chế.

Việc đăng tải thông tin về dịch bệnh còn quá dễ dàng, có báo còn “cắt” “dán” thông tin, trích dẫn không đúng.

Các trang báo hầu hết không có chuyên mục riêng về bệnh truyền nhiễm, trừ các trang chuyên ngành của các cơ quan chuyên về phòng chống dịch bệnh.

Số ít nhà báo, người viết bài trách nhiệm chưa cao chạy theo số lượng, hiện tượng, đăng tin chưa thực sự khách quan.

không được kiểm chứng đã làm rối loạn và ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình dịch bệnh và các vấn đề khác liên quan tới sức khỏe đời sống của con người.

Tóm lại, qua kết quả khảo sát, tác giả luận văn đã rút ra một số vấn đề cần được giải quyết như sau:

Thứ nhất, số lượng tác phẩm thông tin giáo dục sức khỏe cộng đồng trên báo chí còn hạn chế. Chưa đáp ứng được đòi hỏi thực tế hiện nay nhất là khi tình hình dịch bệnh luôn có những diễn biến hết sức phức tạp.

Thứ hai, hình thức các tác phẩm thông tin giáo dục sức khỏe cộng đồng trên hầu hết các báo đều chỉ sử dụng tin là chủ yếu. Chính vì vậy còn chưa thực sự phong phú và đa dạng để thu hút hay hấp dẫn công chúng. Cách đưa thông tin một cách tràn lan không có chuyên mục rõ ràng hay riêng biệt, khiến công chúng rất khó khăn khi tìm kiếm thông tin mà họ cần.

Thứ ba, nội dung tác phẩm thông tin giáo dục sức khỏe cộng đồng còn chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của công chúng. Rất ít các bài viết phân tích chuyên sâu hay các bài viết có ý kiến của chuyên gia y tế, số bài viết trùng lặp còn khá nhiều. Nội dung thông tin còn chung chung chứ chưa thực sự nhấn mạnh vào được những kiến thức cần thiết để công chúng có thể dễ dàng thay đổi nhận thức dẫn đến thay đổi hành vi có lợi cho bản thân, gia đình và cộng đồng.

Thứ tư, sự phối hợp giữa cơ quan báo chí và lĩnh vực y tế, đặc biệt là lĩnh vực y tế dự phòng còn chưa thực sự chặt chẽ.

Thứ năm, đội ngũ Biên tập viên, phóng viên chuyên viết và đưa tin về công tác phòng chống dịch bệnh còn chưa được đào tạo chuyên môn y tế.

Như vậy, làm thế nào để giải quyết các vấn đề đặt ra, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả thông tin giáo dục sức khỏe cộng đồng trên báo chí là một vấn đề lớn cần được tác giả đi sâu làm rõ.

Dựa trên kết quả phân tích và đánh giá, tác giả đưa ra một số giải pháp và khuyến nghị cụ thể cho từng báo nói riêng và báo chí nói chung như sau:

3.2. Một số giải pháp chung nhằm nâng cao chất lƣợng thông tin giáo dục sức khỏe cộng đồng trên báo chí

3.2.1. Hoàn thiện cơ chế, chính sách đối với hoạt động thông tin về kiến thức chăm sóc sức khỏe cộng đồng của ngành y tế kiến thức chăm sóc sức khỏe cộng đồng của ngành y tế

Cung cấp thông tin y tế đóng vai trò quan trọng đối với công tác thông tin truyền thông về giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Trong những năm qua, ngành y tế đã có những bước phát triển lớn mạnh với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và sự nỗ lực của toàn ngành y tế đã không chỉ thực hiện có hiệu quả các mục tiêu Quốc hội, Chính phủ giao ban mà còn vượt các mục tiêu đã được Quốc hội, Chính phủ đề ra. Đồng thời, ngành cũng thực hiện vượt một số mục tiêu thiên niên kỷ liên quan đến lĩnh vực y tế và đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao. Những kết quả này góp phần khẳng định ngành y tế đã thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chính trị được giao là chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe của cộng đồng nhân dân.

Tuy nhiên vì lĩnh vực y tế là một vấn đề khá “nhạy cảm” vì liên quan trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của con người nên các thông tin liên quan đến y tế thường được cộng đồng quan tâm đón nhận. Điều này cũng đi đôi với việc mọi hoạt động của ngành y tế sẽ bị cộng đồng “soi” nhiều hơn. Do đó, thiết nghĩ ngành y tế cũng cần có những thay đổi trong việc thông tin truyền thông về những hoạt động của ngành để cho cộng đồng hiểu và chia sẻ với ngành.

Hiện nay, vấn đề phòng chống dịch bệnh, chất lượng dịch vụ y tế, quá tải bệnh viện, chất lượng thuốc, giá thuốc, vacxin… luôn được cộng đồng quan tâm trong các hoạt động ngành y tế vì vậy để cộng đồng hiểu hơn về những vấn đề này, ngành y tế cần chủ động có những chiến lược, kế hoạch thông tin, truyền thông dài hạn, cụ thể nhằm định hướng nội dung thông tin cho báo chí nói chung và ngành y tế nói riêng. Trên thực tế, thông qua báo chí

những chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, của ngành y tế về những vấn đề trên được thông tin đến công chúng cộng đồng một cách nhanh chóng qua kênh truyền thông báo chí, đặc biệt là công tác phòng chống dịch bệnh thì hiệu quả thông tin, truyền thông của báo chí càng thể hiện rõ rệt. Đối với công tác phòng, chống dịch bệnh mang tính chất lây lan như SARS, cúm AH5N1, cúm H1N1, cúm AH7N9, dịch bệnh COVID - 19, những khuyến cáo, hướng dẫn về cách phòng chống dịch đăng tải trên báo chí đã giúp cộng đồng nắm bắt được thông tin để bảo vệ sức khỏe cho bản thân mình. Bên cạnh đó, từ những thông tin đăng tải trên báo chí, ngành y tế cũng thấy được những yêu cầu thiết thực trong công tác chăm sóc sức khỏe của cộng đồng để kịp thời có những điều chỉnh cho phù hợp.

Cũng thông qua báo chí, ngành y tế biết được những điểm tốt cũng như những hạn chế của ngành để sớm có những giải pháp khắc phục, những việc ngành đã làm được và cộng đồng đón nhận, đánh giá cao để ngành thực hiện có hiệu quả hơn. Ngành y tế cũng cần tạo điều kiện cho hoạt động báo chí về lĩnh vực này. Việc tạo điều kiện cho báo chí hoạt động thuận tiện cũng chính là việc thông tin về ngành y tế được cộng đồng biết đến nhiều hơn. Tuy đã có quy định về việc phát ngôn thông tin, thế nhưng trên thực tế qua tìm hiểu của chúng tôi việc cung cấp thông tin cho báo chí trong ngành y tế nói chung trong thời gian qua chưa được quan tâm đúng mức, thậm chí có nơi còn thờ ơ, né tránh, thậm chí còn xảy ra tình trạng che dấu thông tin. Nhiều khi báo chí chưa nhận được câu trả lời thỏa đáng từ các cơ quan chức năng để cung cấp thông tin cho bạn đọc. Thậm chí các phóng viên báo chí theo dõi về y tế còn phải “ăn chực nằm chờ” để canh thông tin mà nhiều khi vẫn thất bại vì không có đầu mối cung cấp thông tin. Điều này gây khó khăn cho báo chí.

Cụ thể: về phía báo chí, thực tế nhiều bài báo thiếu tính xây dựng, thiếu tính khoa học, viết theo kiểu giật gân, câu khách đã làm suy giảm niềm tin của

những người làm công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng nên họ không muốn hợp tác với báo chí (vì sợ hệ lụy). Nhiều phóng viên thu nhập thông tin theo kiểu chộp giật, khai thác không đặt trong tổng thể chung nên mang tính phiến diện, thiếu tính khách quan. Về phía ngành y tế, thiếu tính chủ động và hợp tác thường xuyên trong việc cung cấp thông tin. Nhiều cơ sở y tế chưa thực sự xem trọng vấn đề cung cấp thông tin cho báo chí. Không chỉ không chủ động, khi báo chí liên hệ tác nghiệp sự phối hợp của nhiều đơn vị y tế cũng chưa tốt. Còn khá nhiều cán bộ y tế chưa nhận thức đúng về sự khác nhau giữa việc phát ngôn và cung cấp thông tin nên không dám cung cấp thông tin khi thủ trưởng đơn vị chưa cho phép, dù đó là những thông tin tích cực.

Việc nhiều cơ sở y tế không quan tâm đúng việc cung cấp thông tin cho

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Báo chí với vấn đề giáo dục sức khỏe cộng đồng hiện nay (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)