Áp dụng lý thuyết đóng khung trong việc giải mã thông điệp về vấn đề

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Báo chí với vấn đề giáo dục sức khỏe cộng đồng hiện nay (Trang 38 - 40)

7. Bố cục luận văn

1.3. Áp dụng lý thuyết đóng khung trong việc giải mã thông điệp về vấn đề

vấn đề giáo dục sức khỏe cộng đồng hiện nay

Erving Goffman được cho là người đầu tiên đưa ra khái niệm “đóng khung” vào năm 1974, trong cuốn Frame analysis: An essay on the organization of experience. Theo Goffman, “khung” chính là những giản đồ của sự diễn giải (schemata of interpretation) cho phép con người “xác định, tiếp nhận, định dạng và dán nhãn cho vô số những sự biến diễn ra trong cuộc sống của họ”. Sự đóng khung này được hiểu là quá trình tổ chức các kinh nghiệm, tìm ra ý nghĩa của chúng trong sự tham chiếu tới những nhận thức sẵn có. Sức mạnh của việc đóng

khung chính là ở chỗ con người buộc phải viện tới các hệ thống quen thuộc, ví dụ như hệ thống biểu tượng, tri thức, huyền thoại ... để có thể diễn giải về một hiện tượng bất kỳ trong đời sống xã hội.

Sau khi Goffman áp dụng lý thuyết đóng khung vào phạm vi tổ chức kinh nghiệm của con người, nhiều nhà nghiên cứu đã phát triển lý thuyết này cho lĩnh vực hẹp hơn là truyền thông đại chúng. Trong bài phân tích về di sản của Goffman, Gamson William cho rằng quá trình đóng khung của báo chí là “gần như hoàn toàn ngầm ẩn, và được thừa nhận như lẽ tất nhiên. Cả nhà báo lẫn công chúng đều không nhận ra rằng đây thực chất là một quá trình kiến tạo mang tính xã hội (social construction), mà chỉ đơn giản xem nó là việc phóng viên phản ánh lại sự kiện”. Theo Gamson, việc đóng khung chính là quá trình “quyết định xem cái gì được chọn, cái gì bị loại bỏ, và cái gì được nhấn mạnh. Nói tóm lại, tin tức cho chúng ta biết về một thế giới đã được đóng gói”. Khung được Gamson định nghĩa là “ý tưởng tổ chức cốt lõi” của cái thế giới đã-bị-gói kia, giúp “giải nghĩa về các sự kiện liên quan, cũng như gợi ý xem đâu mới là vấn đề cần xem xét”.

Định nghĩa tường minh nhất về quá trình đóng khung của truyền thông đại chúng có lẽ được đưa ra bởi Robert Entman: “Quá trình đóng khung chủ yếu liên quan tới việc lựa chọn (selection) và làm nổi bật (salience). Đóng khung có nghĩa là lựa chọn một số khía cạnh trong cách hiểu về hiện thực, rồi làm cho nó nổi bật lên trên văn bản truyền thông bằng cách nhấn mạnh vào một cách đặt vấn đề, một cách lý giải, một cách đánh giá đạo đức, hoặc/và một cách xử lý nào đó”.

Một điểm thú vị là mặc dù lý thuyết đóng khung được áp dụng trước hết cho văn bản viết, thì bản thân hành vi “đóng khung”, theo nghĩa đen, lại dùng cho hình ảnh. Việc áp dụng lý thuyết này vào phân tích hình ảnh là khá hữu dụng, bởi hình ảnh là một công cụ đóng khung rất mạnh, khi mà công chúng dễ dàng chấp nhận nó một cách vô thức hơn văn bản viết. Paul

Messaris và Linus Abraham chỉ ra rằng: “Nếu như tác động của quá trình đóng khung phụ thuộc chủ yếu vào việc các bộ khung được mặc nhiên công nhận, vì công chúng chẳng hề có ý thức gì về nó, thì rõ ràng, bất cứ điều gì có thể làm thay đổi nhận thức của công chúng đều có thể tạo ra khác biệt đáng kể tới kết quả cuối cùng của cả quá trình”.

Lý thuyết này do Erving Goffman –nhà tâm lý xã hội học người Mỹ gốc Canada đề xuất vào năm 1974. Theo đó, đối với hoạt động báo chí - truyền thông, quá trình đóng khung chủ yếu liên quan tới việc lựa chọn và làm nổi bật thông tin về sự kiện và vấn đề thời sự. Đóng khung có thể có cách hiểu hiểu là lựa chọn một số khía cạnh trong cách hiểu về hiện thực, rồi làm cho nó nổi bật lên trên văn bản và chiến dịch truyền thông bằng cách nhấn mạnh vào một cách đặt vấn đề nào đó, một cách lý giải, một cách đánh giá đạo đức, hoặc/và một cách xử lý nào đó. Nói chung là, thiết kế và chọn lựa thông điệp phù hợp với nhãn quan của nhà truyền thông.

Lý thuyết đóng khung có thể vận dụng vào các chương trình, kế hoạch hay chiến dịch truyền thông được thiết kế, xây dựng một cách có chủ đích với các mục tiêu, hoạt động cụ thể.

Lý thuyết đóng khung có ý nghĩa quan trọng đối với các chiến dịch truyền thông hay tuyên truyền chính trị, với các báo chính trị, trong tuyên truyền chính trị...

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Báo chí với vấn đề giáo dục sức khỏe cộng đồng hiện nay (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)