Đối với báo Sức khỏe & Đời sống

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Báo chí với vấn đề giáo dục sức khỏe cộng đồng hiện nay (Trang 121 - 122)

7. Bố cục luận văn

3.3. Một số kiến nghị cụ thể cho 3 tờ báo được chọn khảo sát

3.3.1. Đối với báo Sức khỏe & Đời sống

Là cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế báo Sức khỏe & Đời sống cần làm cho người dân hiểu rõ những chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân nói chung. Với đặc thù sử dụng nhiều bài của cộng tác viên là các bác sỹ, chuyên gia trong ngành y, nên khâu biên tập cần đào tạo cán bộ vừa có kiến thức về y học, vừa có khả năng biên tập, linh hoạt chuyển tải những nội dung chuyên sâu của y tế thành những vấn đề gần gũi, dễ tiếp thu đối với công chúng.

Bên cạnh đó, báo cần tăng cường thêm những bài mang tính có vấn đề, đi sâu vào những vụ việc đang được công chúng quan tâm. Đặc biệt những chuyên mục tạo sự giao lưu giữa bạn đọc và báo chí cần được khai thác hiệu quả hơn nữa để vừa tận dụng được tri thức của nhân dân vừa tránh tình trạng thông tin áp đặt, một chiều. Bên cạnh việc làm cho đa dạng hơn về nội dung thông tin, hình thức thể hiện của tác phẩm cũng cần được đổi mới phù hợp

với báo chí hiện đại. Lối viết cần cô đọng, tránh dài dòng, lan man. Bài báo nên tạo nhiều cửa thông tin ngoài văn bản chữ,còn có thêm nhiều ảnh chất lượng, biểu đồ... để tăng cường hiệu quả truyền thông, giúp công chúng tiếp thu thông tin nhanh nhất, hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, Báo nên thu khổ nhỏ hơn để thuận tiện hơn cho bạn đọc bởi khổ giấy A3 hiện đại hơi lớn. Yêu cầu cải tiến không ngừng cả về nội dung và hình thức là nhiệm vụ quan trọng để báo Sức khoẻ & Đời sống cũng như hệ thống báo in nói chung tạo được dấu ấn, thu hút đông đảo bạn đọc trong xu thế bùng nổ thông tin với sự phát triển mạnh mẽ của các kênh truyền hình.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Báo chí với vấn đề giáo dục sức khỏe cộng đồng hiện nay (Trang 121 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)