Đối với báo Lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Báo chí với vấn đề giáo dục sức khỏe cộng đồng hiện nay (Trang 123 - 152)

7. Bố cục luận văn

3.3. Một số kiến nghị cụ thể cho 3 tờ báo được chọn khảo sát

3.3.3. Đối với báo Lao động

Báo Lao động trong phản ánh về giáo dục sức khỏe cộng đồng đã làm tốt nhiệm vụ tuyên truyền của mình. Về đề tài giáo dục sức khỏe cộng đồng báo đã mạnh dạn trong việc phê phán, đưa ra và phân tích những vụ việc nhiều khuất tất liên quan đến lĩnh vực y tế và phòng chống dịch bệnh. Không thuộc cơ quan chủ quản Bộ Y tế như báo Sức khoẻ và Đời sống nên có thể nói Lao động thể hiện vai trò xung kích trên mặt trận chống tiêu cực, đi sâu phân tích vấn đề, đưa ra công luận những sai trái, khuất tất trong ngành y tế. Điều mà báo Sức khoẻ & Đời sống, báo Gia đình & Xã hội còn có nhiều hạn chế, chưa mạnh tay mổ xẻ, bóc tách những ung nhọt ngay trong chính ngành mình. Những vấn đề bức xúc, nóng trong ngành y tế cũng như trong công tác phòng, chống dịch bệnh cần được báo Lao động khai thác, đưa nhiều hơn nữa và với hình thức hiện đại hơn (sử dụng nhiều hơn bảng biểu, biểu đồ...) để khẳng định tính sáng tạo, đổi mới của báo.

Tiểu kết chƣơng 3:

Trong chương 3 của luận văn, tác giả luận văn đã nêu ra một số vấn đề thông tin chăm sóc giáo dục sức khỏe cộng đồng hiện nay trên báo chí nói chung và các báo được chọn khảo sát nói riêng như: tính hợp lý về nội dung và hình thức thể hiện các tin, bài trên các báo; về năng lực của đội ngũ phóng viên, biên tập viên làm mảng thông tin về giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng; về sự hợp tác của các cơ quan chủ quản; về thù lao, nhuận bút của các phóng viên, biên tập viên...

Từ những vấn đề đặt ra trên, tác giả luận văn đã đề xuất một số các giải pháp nâng cao chất lượng thông tin giáo dục sức khỏe cộng đồng hiện nay trên các báo được chọn khảo sát. Một số giải pháp được tác giả luận văn đề xuất ở đây gồm có: Hoàn thiện cơ chế, chính sách đối với hoạt động thông tin về kiến thức chăm sóc sức khỏe cộng đồng của ngành y tế; Đổi mới nội dung và hình thức thông tin về vấn đề giáo dục sức khỏe cộng đồng; Đa dạng hóa hình thức chuyển tải thông tin, phát hành đến độc giả; Duy trì phóng viên chuyên theo dõi mảng y tế; Nâng cao năng lực, trình độ, đạo đức nghề nghiệp, kiến thức của phóng viên, biên tập viên làm công tác thông tin về kiến thức chăm sóc sức khỏe cộng đồng; và thành lập các câu lạc bộ nhà báo viết về y tế, tăng cường mở các lớp đào tạo nhà báo chuyên viết về y tế. Đây là những khuyến nghị đề xuất được đưa ra dựa trên những khảo sát thực tế nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả thông tin giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng trên báo chí hiện nay.

KẾT LUẬN

Trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng, thông tin giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng được xem như là một biện pháp hiệu quả nhất, giúp người dân thay đổi hành vi, tích cực, chủ động dự phòng bệnh tật. Để thực hiện tốt công tác tuyên truyền thông tin giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng báo chí đã có những đóng góp không nhỏ trong việc truyền tải thông tin giáo dục chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Những tác động của báo chí được khảo sát, cụ thể là các báo Lao động, báo Gia đình & Xã hội, báo Sức khỏe & Đời sống đã khẳng định nhu cầu bức thiết của cộng đồng đối với việc giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Đồng thời, những kết quả khảo sát cũng cho thấy Đảng, Nhà nước ta luôn chăm lo đến đời sống và sức khỏe của nhân dân. Qua đó thấy được tính nhân văn, ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa - xã hội luôn đặt quyền lợi và sức khỏe của con người lên hàng đầu.

Trong chương 1, luận văn đã xây dựng cơ sở, nền tảng lý luận và thực tiễn về giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng trên báo chí thông qua việc trình bày hệ thống các khái niệm có liên quan đến vấn đề sức khỏe. Tiếp đó, luận văn đi tìm hiểu, nghiên cứu các văn bản, chủ chương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trong công tác giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng để thấy được chức năng, nhiệm vụ của báo chí nói chung trong việc giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Đồng thời, trong chương 1 này của luận văn, tác giả luận văn cũng đã phân tích vai trò của báo chí đối với vấn đề giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng và làm rõ những yêu cầu trong thông tin giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng trên báo chí. Và luận văn cũng đã nêu nên một cách khái quát tình hình thông tin về giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng trên báo chí hiện nay.

Trong chương 2 của luận văn, tác giả luận văn cũng đã nêu rõ những nội dung về tuyên truyền chủ chương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực y tế, về sức khỏe; thông tin về các sự kiện, vấn đề sức khỏe, giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng; vấn đề nghiên cứu khoa học về sức khỏe cộng đồng. Về hình thức, chương 2 đã tiến hành khảo sát về tổ chức thông tin trên các ấn phẩm; cách thức sử dụng thể loại báo chí và cách sử dụng ngôn ngữ trên các báo được chọn khảo sát trong việc thông tin về giáo dục chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Quá trình khảo sát của luận văn đã chỉ ra những thành công cũng như những bất cập trong hoạt động truyền thông báo chí với vấn đề giáo dục sức khỏe cộng đồng hiện nay.

Trong chương 3 của luận văn, tác giả đã nêu một số vấn đề, những tồn tại hạn chế trong truyền thông báo chí với vấn đề giáo dục sức khỏe cộng đồng hiện nay. Tác giả luận văn đã mạnh dạn đề xuất một số các giải pháp nâng cao chất lượng thông tin giáo dục sức khỏe cộng đồng hiện nay trên các báo như: các báo cần phải bám sát quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; cải tiến chất lượng về nội dung và hình thức đưa tin của các báo; cần không ngừng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ phóng viên, biên tập viên... có như vậy các báo mới góp phần tích cực vào sự nghiệp truyền thông báo chí với vấn đề giáo dục sức khỏe cộng đồng hiện nay.

Do những hạn chế về mặt thời gian và trình độ nghiệp vụ nên luận văn chắc chán còn có sơ suất, thiếu sót, lỗi nghiệp vụ chuyên môn. Nhưng thiết nghĩ đây là những vấn đề cần thiết nhằm đáp ứng công tác truyền thông báo chí với vấn đề giáo dục sức khỏe cộng đồng hiện nay, vì vậy tác giả rất mong nhận sự góp ý quý báu cần thiết của các chuyên gia, các thầy cô giáo, đồng nghiệp để rút kinh nghiệm và khắc phục tốt hơn trong các nghiên cứu tiếp theo của bản thân.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hoàng Anh (2003), Một số vấn đề sử dụng ngôn ngữ báo chí, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội.

2. Ban tuyên giáo Trung ương (2007), Tăng cường lãnh đạo, quản lí điều kiện để báo chí nước ta phát triển mạnh mẽ, vững chắc trong thời gian tới, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.

3. Báo Lao động năm 2018-2019: https://laodong.vn/

4. Báo Gia đình & Xã hội năm 2018-2019: http://giadinh.net.vn/

5. Báo Sức khỏe & Đời sống năm 2018-2019: https://www.suckhoedoisong.vn/

6. Bộ chính trị (2005), Nghị quyết 46/NQ-TW về Công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe của nhân dân trong tình hình mới:

https://thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thao-Y-te/Nghi-quyet-46-NQ-T W-cong-tac-bao-ve-cham-soc-va-nang-cao-suc-khoe-nhan-dan-trong-tin h-hinh-moi/53277/noi-dung.aspx

7. Bộ chính trị (2012), Nghị quyết 21/NQ-TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012-2020: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thao-Y-te/Nghi-quyet-46-NQ-T W-cong-tac-bao-ve-cham-soc-va-nang-cao-suc-khoe-nhan-dan-trong-tin h-hinh-mhttp://bhxhhn.com.vn/bhxh/toan-van-nghi-quyet-so-21-nq-tw-v e-tang-cuong-su-lanh-dao-cua-dang-doi-voi-cong-tac-bhxh-bhyt-giai-do an-2012-2020.htmloi/53277/noi-dung.aspx

học, Hà Nội.

9. Hoàng Nữ Thái Bình (2013), Thông tin về kiến thức chăm sóc sức khoẻ nhân dân trên báo chí ngành y tế hiện nay, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội.

10. Lê Thanh Bình (chủ biên) (2012), Báo chí và thông tin đối ngoại, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

11. Chỉ thị 07/CT-BYT của Bộ Y tế ngày 19/6/2014:

https://luatvietnam.vn/y-te/chi-thi-07-ct-byt-bo-y-te-87754-d1.html 12. Hoàng Đình Cúc - Đức Dũng (2007), Những vấn đề báo chí hiện đại,

Nxb Lí luận chính trị, Hà Nội.

13. Đức Dũng (2003), Lí luận báo phát thanh, Nxb Văn hóa nghệ thuật, Hà Nội.

14. Đỗ Võ Tuấn Dũng (2004), Truyền thông giáo dục sức khỏe cho cộng đồng trên báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội.

15. Nguyễn Văn Dững (chủ biên) (2001), Báo chí những điểm nhìn thực tiễn, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.

16. Nguyễn Văn Dững (chủ biên) (2006), Truyền thông - lí thuyết và kỹ năng cơ bản, Nxb Lí luận chính trị, Hà Nội.

17. Nguyễn Văn Dững (chủ biên) (2011), Báo chí truyền thông hiện đại,

Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

18. Nguyễn Văn Dững (2012), Cơ sở lí luận báo chí, Nxb Lao động, Hà Nội.

19. Vũ Cao Đàm (2005), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

20. Đảng Cộng sản Việt Nam (1990), Chỉ thị số 63-CT/TU về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác báo chí xuất bản, Hà Nội.

21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 52 (1992 – 1993), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

22. Hà Minh Đức (chủ biên) (1994) (1996), Báo chí – những vấn đề lí luận thực tiễn, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

23. Nguyễn Thị Trường Giang (2010), Báo mạng điện tử - những vấn đề cơ bản, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội.

24. Nguyễn Văn Hà (2011), Giáo trình Cơ sở lí luận báo chí, Nxb Đại học quốc gia Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh.

25. Nguyễn Thị Hạnh (2017), Vai trò của báo chí trong chiến dịch truyền thông phòng, chống bệnh dịch sốt xuất huyết Dengue và bệnh dịch do vi rút Zika, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐHQGHN), Hà Nội.

26. Đỗ Thu Hằng (2000), Những vấn đề cơ bản về Tâm lí tiếp nhận của công chúng báo chí, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.

27. Đinh Thị Thúy Hằng (2007), PR-Kiến thức và Đạo đức nghề nghiệp, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội.

28. Vũ Quang Hào (2009), Ngôn ngữ báo chí, Nxb Thông tấn, Hà Nội. 29. Vũ Thị Hoa (2008), Báo chí phản ánh quá trình Việt Nam gia nhập tổ

chức thương mại thế giới (WTO), Luận văn Thạc sĩ Truyền thông đại chúng, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐHQGHN), Hà Nội. 30. Nguyễn Thị Thanh Hòa (2012) Thông tin y tế - sức khỏe trên báo in

hiện nay, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐHQGHN), Hà Nội.

31. Vũ Đình Hòe (chủ biên) (2000), Truyền thông đại chúng trong công tác lãnh đạo, quản lí, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

32. Đinh Văn Hường (2006), Các thể loại báo chí Thông tấn, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

33. Đinh Văn Hường (2007), Tổ chức và hoạt động của tòa soạn, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

34. Luật báo chí 2016:

https://luatvietnam.vn/chinh-sach/luat-103-2016-qh13-quoc-hoi-10484 7-d1.html

35. Nguyễn Thị Kim Liên (2006), Đánh giá thực trạng và hiệu quả một số giải pháp can thiệp truyền thông - giáo dục sức khỏe trong chăm sóc sức khỏe trẻ em tại tuyến cơ sở, trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội. 36. Hồ Chí Minh (1945-1946), Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb Chính trị quốc

gia, Hà Nội.

37. Nghị quyết số 46-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 23/02/2005 về Công tác bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới:

https://thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thao-Y-te/Nghi-quyet-46-NQ-T W-cong-tac-bao-ve-cham-soc-va-nang-cao-suc-khoe-nhan-dan-trong-ti nh-hinh-moi/53277/noi-dung.aspx

38. Lê Thị Nhã (2010), Lao động nhà báo, lí thuyết và kỹ năng cơ bản, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội.

39. Trần Nhâm (1992), Cẩm nang pháp lý về hoạt động y tế, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

40. Đỗ Chí Nghĩa (2012), Vai trò của báo chí trong định hướng dư luận xã hội, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

41. Đỗ Chí Nghĩa (2014), Nhà báo và sáng tạo báo chí trong tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Thông tin và truyền thông, Hà Nội.

42. Nguyễn Hữu Ninh (1987), Những bệnh của gia súc lây sang người, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

43. Nhiều tác giả (1996), Từ điển báo chí, Nxb thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh.

44. Nhiều tác giả (2005), Nhà báo viết về nghề báo, Nxb trẻ, Hà Nội. 45. Khoa báo chí (2006), Lao động nhà báo, Hà Nội.

46. Hoàng Phê (1992) Từ điển Tiếng Việt, Trung tâm từ điển ngôn ngữ, Hà Nội.

47. Trần Thế Phiệt (1996), Tác phẩm báo chí, tập 3, Nxb Giáo Dục, Hà Nội.

48. Philippe Treton, Ken Blanc Hard (Vũ Đình Phong dịch, 1996), Bùng nổ truyền thông: Sự ra đời một ý thức hệ mới, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.

49. Trần Đắc Phu (chủ biên) (2011), Sổ tay hướng dẫn lồng ghép truyền thông, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

50. Trần Quang (2005), Các thể loại báo chí chính luận, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

51. Trần Hữu Quang (2006) Xã hội học báo chí, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.

52. Dương Xuân Sơn (2009), Các thể loại báo chí chính luận nghệ thuật, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

53. Dương Xuân Sơn - Đinh Văn Hường - Trần Quang (2007), Cơ sở lí luận báo chí truyền thông, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

54. Tạ Ngọc Tấn, Nguyễn Tiến Hải (1995), Tác phẩm báo chí, tập 1, Nxb Giáo Dục, Hà Nội.

55. Tạ Ngọc Tấn (2005), Cơ sở lí luận báo chí, Nxb Lí luận chính trị, Hà Nội.

56. Trần Thị Thảo (2016), Vấn đề thông tin tư vấn, chỉ dẫn an toàn thực phẩm trên báo chí Việt Nam, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn(ĐHQGHN), Hà Nội.

Nội.

58. Bùi Thị Thu Thủy (2010), Thông tin sức khỏe trên báo chí Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Báo chí học, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐHQGHN), Hà Nội.

59. Trung tâm Từ điển học, Từ điển Tiếng Việt (2007), Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng.

60. Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe (2002), Nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe trong công tác chắm sóc sức khỏe nhân dân:

PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1 Phiếu thăm dò ý kiến

PHIẾU KHẢO SÁT BÁO CHÍ VỚI VẤN ĐỀ GIÁO DỤC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG HIỆN NAY

Kính thưa: Qúy vị!

Để phục vụ cho nghiên cứu, xây dựng luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học, chúng tôi thực hiện cuộc khảo sát về Báo chí với vấn đề giáo dục sức khỏe cộng đồng hiện nay”; rất mong nhận được sự hợp tác, giúp đỡ

của quý vị qua việc đánh dấu vào ô trống trong câu hỏi dưới đây. Kết quả từ cuộc khảo sát này sẽ phục vụ cho việc nghiên cứu, đề xuất với cơ quan có thẩm quyền nhằm đưa ra các phương hướng và các giải giáp nhằm nâng cao hiệu quả báo chí với vấn đề giáo dục sức khỏe cộng đồng hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Báo chí với vấn đề giáo dục sức khỏe cộng đồng hiện nay (Trang 123 - 152)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)