Tiêu chí về thông tin giáo dục sức khỏe cộng đồng trên báo chí

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Báo chí với vấn đề giáo dục sức khỏe cộng đồng hiện nay (Trang 43)

7. Bố cục luận văn

1.5. Tiêu chí về thông tin giáo dục sức khỏe cộng đồng trên báo chí

Thông tin giáo dục sức khỏe cộng đồng trên báo chí có ý nghĩa quan trọng. Và để đánh giá chất lượng của thông tin giáo dục sức khỏe cộng đồng trên báo chí cần phải đảm bảo các tiêu chí sau:

Thứ nhất, thông tin giáo dục sức khỏe cộng đồng phải bám sát quan điểm, đường lối của Đảng, cơ chế, chính sách của Nhà nước về lĩnh vực y tế nói chung và giáo dục sức khỏe cộng đồng nói riêng, đặc biệt với tình hình diễn biến thực tế. Ví dụ, dịch cúm AH5N1, dịch sởi, dịch sốt vi rút, dịch Ebola, dịch tả lợn Châu phi hay mới đây là đại dịch COVID - 19 đã làm ảnh hưởng tới mọi mặt của đời sống xã hội và sức khỏe con người.

Thứ hai, là thông tin giáo dục sức khỏe cộng đồng phải đi sâu, đi sát vào thực tế, phản ánh tình hình sức khỏe, dịch bệnh đang diễn ra, những vấn đề nổi cộm của ngành y và những vấn đề mà độc giả quan tâm.

Thứ ba, là thông tin phải, đảm bảo tính định hướng nên cần phải chính xác. Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với tất cả các cơ quan báo chí, nhất là đối với lĩnh vực nhạy cảm, liên quan trực tiếp đến tính mạng con người, đó là lĩnh vực Y tế. Sự xác thực của thông tin giáo dục sức khỏe cộng đồng là yêu cầu mang tính bắt buộc, bên cạnh đó thông tin về giáo dục sức khỏe cộng đồng cũng mang tính định hướng dư luận, định hướng công chúng báo chí. Bởi hiện nay có rất nhiều vấn đề nảy sinh trong ngành y tế, nếu thông tin đưa ra không chính xác, thiếu định hướng sẽ dẫn đến hệ lụy rất lớn. Thông tin y tế phải lấy được từ các nguồn chính thống: bộ, sở y tế, những cán bộ, chuyên gia của ngành y.

thời. Bản chất để làm nên một tác phẩm báo chí về thông tin giáo dục sức khỏe cộng đồng đó là tính nhanh nhạy của thông tin. Giá trị của thông tin nằm ở chỗ thông tin đó có mới hay không. Trong xu thế cạnh tranh thông tin như hiện nay, mạng xã hội, kênh truyền thông đa phương tiện cũng có khả năng cập nhập thông tin rất nhanh. Nếu không phát huy được lợi thế của mình, báo chí sẽ dần mất đi công chúng.

Thứ năm, thông tin giáo dục sức khỏe cộng đồng phải chính xác, cụ thể, đầy đủ, ngắn gọn, súc tích để người đọc dễ theo dõi, dễ hiểu, dễ nhớ, phù hợp với mọi đối tượng độc giả. Nếu quá dài, không chỉ làm đối tượng khó tiếp nhận, khó nắm bắt được nội dung.

Thứ sáu, thông tin giáo dục sức khỏe cộng đồng trên báo chí phải thiết thực, bổ ích đối với công chúng. Đây cũng là một yếu tố hết sức quan trọng. Nếu như trước đây thông tin giáo dục sức khỏe cộng đồng trên báo chí về cơ bản là đơn chiều, thì ngày nay thông tin của báo chí là đa chiều. Do đó, nếu thông tin đưa lại không có nội dung hoặc nội dung không hấp dẫn, gần gũi, thiết thực thì sẽ dẫn đến sự nhàm chán. Tất cả các cơ quan báo chí phải tuân thủ những nguyên tắc, yêu cầu chung như đã nói ở trên. Thông tin giáo dục sức khỏe cộng đồng trên báo chí cũng không nằm ngoài ngoại lệ này. Nội dung thông tin giáo dục sức khỏe cộng đồng phải vừa phù hợp, khách quan vừa mang tính định hướng chính trị.

Ngoài ra, báo chí còn là nơi kết nối giữa bạn đọc với mình, tính tương tác phải được đặt lên hàng đầu. Bởi báo chí là nơi truyền tải thông tin đến với bạn đọc, nhất là báo chí thông tin giáo dục sức khỏe cộng đồng thì việc thông tin không chỉ dừng ở một phía, mà báo chí phải nhìn nhận cách đánh giá, tiếp nhận thông tin từ độc giả để có hướng điều chỉnh cho đúng. Nhiều thông tin chuyển tải có phù hợp hay không? Có thực sự cần thiết với bạn đọc hay không? Có tác dụng giáo dục thế nào?... Ngược lại, nếu như cùng một vấn đề

mà báo chí cứ cày xới nhiều lần, không có sự đổi mới trong cách tiếp cận nội dung thông tin cũng như những hình thức diễn đạt sẽ làm cho bạn đọc nhàm chán không muốn tiếp cận nữa. Sức khỏe và thông tin giáo dục sức khỏe cộng đồng là một trong những lĩnh vực xã hội chú trọng quan tâm, do đó tác giả viết bài phải đưa những thông tin chính xác, đáp ứng yêu cầu trên.

Để thông tin giáo dục sức khỏe cộng đồng trên báo chí có được hiệu quả tốt hơn đến với bạn đọc thì báo chí cần phải có những cách tiếp cận cũng như có những biện pháp cụ thể khác nhau, song về cơ bản đều có một số biện pháp tương đồng như tăng lượng phát hành, hướng tới hoạt động của một số tòa soạn độc lập, phát triển đội ngũ cộng tác viên.

Tiểu kết chƣơng 1:

Trong chương 1 của luận văn, tác giả đã trình bày những vấn đề lý luận và thực tiễn về vấn đề giáo dục sức khỏe cộng đồng hiện nay trên báo chí với các khái niệm có liên quan đến đề tài luận văn như: “Báo chí”, “Sức khỏe và giáo dục sức khỏe”, “Cộng đồng và giáo dục sức khỏe cộng đồng”. Cũng trong chương 1 này, tác giả luận văn đã tìm hiểu, nghiên cứu các văn bản, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về giáo dục sức khỏe cho cộng đồng.

Bên cạnh đó, tác giả luận văn đã phân tích vai trò của báo chí với vấn đề giáo dục sức khỏe cộng đồng hiện nay và làm rõ các tiêu chí trong thông tin giáo dục sức khỏe cộng đồng trên báo chí như: thông tin giáo dục sức khỏe cộng đồng phải bám sát quan điểm, đường lối của Đảng, cơ chế, chính sách của Nhà nước; thông tin giáo dục sức khỏe cộng đồng phải mang đi sâu, đi sát vào thực tế, phản ánh tình hình sức khỏe, dịch bệnh đang diễn ra; thông tin đảm bảo tính định hướng nên cần phải chính xác; thông tin phải nhanh nhạy, kịp thời; phải thiết thực, bổ ích đối với công chúng; thông tin phải mang tính tương tác.

Những phân tích và lí giải ở chương 1 sẽ là cơ sở để khảo sát, nghiên cứu, phân tích rạch ròi, tỉ mỉ về nội dung và hình thức của thông tin về vấn đề giáo dục sức khỏe cộng đồng hiện nay ở chương 2 của luận văn.

CHƢƠNG 2:

THỰC TRẠNG THÔNG TIN GIÁO DỤC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG TRÊN CÁC BÁO ĐƢỢC CHỌN KHẢO SÁT

2.1. Vài nét về các báo đƣợc chọn khảo sát

2.1.1. Báo Sức khỏe và Đời sống

Báo Sức khỏe và Đời sống có tên gọi ban đầu là báo Sức khỏe, cho đến ngày 4/10/1995 báo đổi thành tên là Sức khỏe và Đời sống.

Báo Sức khỏe và Đời sống là cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế. Là diễn đàn vì sự nghiệp bảo vệ sức khỏe toàn dân, có chức năng tuyên truyền về những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân; thông tin về mọi mặt hoạt động của ngành Y tế và đời sống xã hội.

Nhiệm vụ của báo Sức khỏe và Đời sống là tuyên truyền các đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực y tế và các lĩnh vực khác có liên quan đến sức khỏe cộng đồng; thông tin về mọi mặt hoạt động trong lĩnh vực y tế và các vấn đề có liên quan, về chiến lược, chính sách và các kế hoạch hoạt động hàng năm của ngành y tế; phản ánh và hướng dẫn dư luận xã hội trên lĩnh vực y tế, tạo diễn đàn cho các nhà quản lý, các nhà khoa học, các cán bộ làm công tác chuyên môn trong ngành y tế và quần chúng nhân dân trao đổi thông tin về lý luận, thực tiễn, kinh nghiệm, đề xuất ý kiến, nguyện vọng về các vấn đề liên quan trong lĩnh vực y tế; phát hiện và nêu gương người tốt, nhân tố mới trong ngành y tế; phản ánh đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật và các hiện tượng tiêu cực trong ngành y tế và xã hội; giới thiệu các thành tựu trong lĩnh vực y học, dược học, văn hóa, xã hội cùng các lĩnh vực khác liên quan tới y tế trong nước và quốc tế để góp phần nâng cao kiến thức và đáp ứng nhu cầu của bạn đọc; tổ chức các hoạt động, cung cấp và phục vụ thông tin dưới các hình thức xuất bản các

ấn phẩm, hội thảo khoa học... giới thiệu các thành tựu và sản phẩm trong lĩnh vực y tế.

Báo Sức khỏe và Đời sống hiện có 5 ấn phẩm báo chí và 1 trang điện tử. Báo Sức khỏe và Đời sống phát hành 4 kỳ/tuần, 16 trang, khổ 29x42cm, ra các ngày 3-5-7 và chủ nhật hàng tuần. Với đặc thù của mình, báo Sức khỏe và Đời sống có những lợi thế hết sức to lớn trong công tác thông tin phản ánh và giáo dục sức khỏe cộng đồng hiện nay trên báo chí mà không phải tờ báo, tạp chí nào cũng có được.

2.1.2. Báo Gia đình và Xã hội

Báo Gia đình và Xã hội là cơ quan ngôn luận của Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình thuộc Bộ Y tế.

Báo xuất bản số đầu tiên vào ngày 09/04/1999, phát hành 1 kỳ/tuần. Đến tháng 05/2001, tăng 3 kỳ/tuần, gồm 2 số thường, một số cuối tuần (ấn phẩm phụ) và một số cuối tháng. Tháng 12/2002, tăng thành 4 đầu báo với tổng số 20 ấn phẩm/tháng (gồm 3 số thường và 1 số cuối tuần); 1 tuần san cuối tháng (1 kỳ/tháng); 2 chuyên đề cho vùng sâu, vùng xa/tháng. Những ấn phẩm này phát hành ổn định từ đó đến tháng 6/2007 số cuối tuần có sự thay đổi về hình thức, khổ nhỏ hơn (29x27cm), tách riêng số báo, tạo phong cách riêng khác biệt với 3 số thường, đồng thời tiện lợi cho việc sử dụng; ngoài ra còn phát hành thêm phụ trương Mẹ & bé, Sức khỏe. Hệ thống phát hành rộng rãi trên cả nước. Báo Gia đình và Xã hội có trang điện tử từ năm 2006.

Trong những năm qua, Báo Gia đình và Xã hội là công cụ truyền thông có hiệu quả đối với công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình và công tác y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân; nâng cao chất lượng cuộc sống; giáo dục về sức khỏe sinh sản; giới thiệu các tấm gương sáng của ngành; cung cấp cho bạn đọc những thông tin bổ ích về gia đình, xã hội và đời sống kinh tế, chính trị của đất nước. Với 20 năm phát triển và trưởng thành, ngoài việc làm tốt các

nhiệm vụ chính trị mà Đảng, Nhà nước và Ngành giao phó, Báo Gia đình & Xã hội đã tổ chức được nhiều chương trình xã hội - từ thiện có ý nghĩa thiết thực như Chương trình Tặng quần áo cho trẻ em vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn; Chương trình Xe lăn cho người khuyết tật.

2.1.3. Báo Lao động

Báo Lao động là cơ quan ngôn luận của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Đây là một trong những tờ báo lâu đời và có ảnh hưởng lớn trong hệ thống báo chí của nước nhà.

Chỉ sau khi thành lập 1 tháng, ngày 14/7/1929, Ban chấp hành Trung ương lâm thời của Đông Dương Cộng sản Đảng đã ra chỉ thị về việc thành lập một tổ chức công đoàn tại Bắc Kỳ. Ngày 28/7/1929, Tổng Công hội Đỏ Bắc Kỳ được thành lập, ông Nguyễn Đức Cảnh, Ủy viên Trung ương lâm thời Đông Dương Cộng sản Đảng được cử làm Trưởng ban Trị sự.

Hai tuần sau, với sự giúp đỡ của một cơ sở Đảng, ngày 14/8/1929, một tờ báo in bằng bản đất sét, trên giấy Đáp Cầu một mặt ráp một mặt nhẵn, khổ 22x30cm, lấy tên là báo Lao động đã ra đời trong căn phòng nhỏ 10m2 ở ngõ Thông Phong, phố Hàng Bột, Hà Nội.

Ngày 3/12/1989, số 1 của Lao động Chủ nhật phát hành. Đầu tháng 3/1990, Báo ra loạt phóng sự điều tra về tín dụng ở nước hoa Thanh Hương của Nguyễn Văn Mười Hai.

Năm 1995, báo Lao động đã được mời tham dự triển lãm quốc tế tại Paris và Le Havre (1996). Tại triển lãm này, tờ Courrier International bình chọn báo Lao động là tờ báo nổi tiếng cùng 200 tờ báo khác trên thế giới.

Hiện nay, Báo có 2 hình thức xuất bản là ấn phẩm giấy và bản điện tử. Về nội dung, Báo luôn giữ vững quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, cung cấp thông tin ở tất cả các lĩnh vực của đời sống: chính trị, kinh tế, thể thao, pháp luật... Đối tượng

báo hướng đến những độc giả nằm trong độ tuổi lao động từ 18 đến 60 tuổi. Về phát hành, đây là tờ báo duy nhất trong cả nước có trang địa phương miễn phí tặng độc giả. Với năng suất phát hành 6 kỳ/tuần, với số lượng 230.000 bản/kỳ, báo Lao động là một trong những báo lớn nhất ở Việt Nam.

2.2. Thực trạng thông tin giáo dục sức khỏe cộng đồng hiện nay trên các báo đƣợc chọn khảo sát

2.2.1. Số lượng tác phẩm

Trong cuốn Tác phẩm báo chí tập 1 do tác giả Tạ Ngọc Tấn chủ biên, có định nghĩa về khái niệm tác phẩm báo chí: “là một chỉnh thể, trong đó mối quan hệ hữu cơ giữa nội dung và hình thức là quan hệ bên trong cơ bản của nó. Trong thông tin báo in, sản phẩm báo chí hoàn chỉnh (tờ báo) giữ vai trò phương tiện giao tiếp giữa chủ thể và khách thể thông tin. Tác phẩm báo chí được xem xét trên hai phương diện nội dung và hình thức. Về nội dung tác phẩm báo chí là một phạm vi, một bộ phận của cuộc sống hiện thực được phản ánh qua sự lựa chọn, nhận thức sáng tạo của nhà báo. Những tiêu chí về nội dung có ý nghĩa quyết định trong việc đánh giá chất lượng tác phẩm báo chí. Yếu tố nội dung gồm: chi tiết, chính kiến, vấn đề, đề tài, tư tưởng. Về hình thức bao gồm: kết cấu, thể loại, ngôn ngữ, các biện pháp sáng tạo tác phẩm báo chí” [55, tr. 1].

Tác giả luận văn đã tiến hành khảo sát trên các báo Sức khỏe & Đời sống; báo Gia đình & Xã hội và báo Lao động trong thời gian từ tháng 6/2018 - 6/2019. Kết quả khảo sát cho thấy trong khoảng thời gian trên các báo đã có 528 số (trong đó, báo Sức khỏe & Đời sống 192 số; báo Gia đình và Xã hội 48 số và báo Lao động 288 số) với 48.244 tác phẩm được đăng tải.

Với 48.244 tác phẩm báo chí (tin, bài, ảnh) được đăng tải trong thời gian từ tháng 6/2018 - 6/2019 ở trên 3 báo Sức khỏe & Đời sống; báo Gia đình & Xã hội, báo Lao động, bằng phương pháp đọc chi tiết các nội dung tác

phẩm bài báo tác giả ghi nhận có 2.329 tác phẩm phản ánh các nội dung về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng (trong đó, báo Sức khỏe & Đời sống có 933 tác phẩm; báo Gia đình & xã hội 632 tác phẩm và báo Lao động 764 tác phẩm).

Bảng 2.1 Số lượng tác phẩm thông tin giáo dục sức khỏe cộng đồng hiện nay trên các báo được chọn khảo sát

Các báo Tổng Sức khỏe & Đời sống Gia đình & Xã hội, Lao động SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) Số lượng tác phẩm báo chí 17.569 36,4 10.081 20,9 20.594 42,7 48.244 100 Số lượng tác phẩm báo chí có chủ đề về chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cộng đồng 933 1,9 632 1,3 764 1,9 2.329 5,1 Số lượng tác phẩm có nội dung khác 16.636 34,5 9.449 19,6 1.295 40,8 45.015 94,9

(Nguồn: Kết quả khảo sát trên các báo của tác giả luận văn tháng 9/2019)

Với số lượng 2.329 tác phẩm phản ánh về sức khỏe, y tế trên tổng số 48.244 tác phẩm báo chí của 3 tờ báo khảo sát, chiếm 5,1% cho thấy công tác

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Báo chí với vấn đề giáo dục sức khỏe cộng đồng hiện nay (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)