6. Bố cục của luận văn
4.1. Những yếu tố tác động
4.1.1. Yếu tố ngoại sinh
Việt Nam là quốc gia thống nhất gồm 54 dân tộc (53 dân tộc thiểu số chiếm 14% dân số cả nước, cư trú chủ yếu ở miền núi, vùng sâu vùng xa, vùng biên giới). Các dân tộc thiểu số nước ta cư trú xen kẽ trên địa bàn rộng lớn, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phịng và đây là địa bàn có nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng, có hệ thống rừng phịng hộ, rừng đặc dụng phục vụ cho sự nghiệp phát triển của đất nước và bảo vệ bền vững môi trường sinh thái bảo vệ môi trường sinh thái. Đồng bào các dân tộc nước ta có truyền thống đoàn kết lâu đời trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm, chế ngự thiên nhiên, khắc phục thiên tai và xây dựng đất nước. Mỗi dân tộc có sắc thái văn hóa riêng, góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú của nền văn hóa Việt Nam thống nhất.Trong tình hình hiện nay, miền núi là địa bàn tiềm năng, mang tính chiến lược, cơ bản cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Ngay từ khi mới ra đời và trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn xác định vấn đề dân tộc, công tác dân tộc và đồn kết các dân tộc có vị trí chiến lược quan trọng trong cách mạng nước ta.Dựa trên những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc, Đảng ta đã đề ra các chủ trương, chính sách dân tộc, với những nội dung cơ bản chủ yếu là bình đẳng, đồn kết, tương trợ giúp đỡ nhau cùng phát triển. Trải qua các thời kỳ cách mạng, công tác dân tộc đã đạt được những thành tựu to lớn góp phần quan trọng vào sự nghiệp cách mạng chung của đất nước.
Từ năm 1986, Việt Nam đã thực hiện công cuộc Đổi mới tồn diện đất nước. So với cơng cuộc cải cách và chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch tập trung sang kinh tế thị trường ở các quốc gia khác, Đổi mới ở Việt Nam có những nét đặc thù riêng. Bước vào thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hoá, Đảng đã chủ trương
thực hiện tốt chương trình xố đói giảm nghèo, nhất là đối với vùng căn cứ cách mạng, vùng đồng bào dân tộc thiểu số đói, giảm nghèo được xác định là một trong 11 chương trình quốc gia. Thực hiện chủ trương của Đảng, ngày 23-7-1998, Chính phủ ra Quyết định số 133/1998/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình quốc gia xố đói
giảm nghèo giai đoạn 1998-2000 với mục tiêu và nhiều giải pháp cụ thể. Tiếp đó,
ngày 31-7-1998, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền
núi và vùng sâu, vùng xa (gọi tắt là Chương trình 135). Phong trào xố đói, giảm
nghèo được đẩy mạnh với nhiều mơ hình gia đình, thơn, bản, xã, huyện xố đói, giảm nghèo có hiệu quả đã được nhân rộng như: mơ hình tín dụng - tiết kiệm, mơ hình xã hội hố hỗ trợ nhà ở cho người nghèo, mơ hình “một mái nhà, một bể nước, một con bị”, mơ hình dạy nghề ngắn hạn miễn phí, mơ hình liên thơng xuất khẩu lao động…, các dự án thuộc Chương trình quốc gia xố đói, giảm nghèo theo Quyết định số 133 của Thủ tướng Chính phủ đã đi vào hoạt động và đạt hiệu quả rõ rệt.
Cũng theo quyết định đó, tỉnh Lào Cai đã lập danh sách và trình Chính Phủ, UBDT&MN phê duyệt danh sách các xã đặc biệt khó khăn của tỉnh. Theo quyết định 1232/1999/QĐ-TTg ngày 24/12/1999 của Thủ Tướng hính Phủ phê duyệt danh sách các xã đặc biệt khó khăn và biên giới thuộc phạm vi Chương trình 135 và văn bản số 878/UBDT - BTK ngày 30/10/2002 của Ban Dân Tộc về xác định lại danh sách các huyện, xã thuộc chương trình 135, tỉnh Lào Cai có 138 xã đặc biệt khó khăn, trong đó có 131 xã thuộc khu vực III, 7 xã biên giới, được phân bố trên 10 huyện: huyện Si Ma Cai (13 xã), huyện Bắc Hà (20 xã), huyện Bát Xát (21 xã), huyện Sa Pa (17 xã), huyện Mường Khương (16 xã), huyện Văn Bàn (17 xã), huyện Than Uyên (13 xã), huyện Bảo Yên(12 xã), huyện Bảo Thắng (6 xã), thị xã Lào Cai (3 xã). Trong đó xã Bản Lầu của huyện Mường Khương cũng nằm trong diện đó.
Mục tiêu của chương trình 135 đặt ra là:
Nâng cao nhanh đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc ở các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa; tạo điều kiện để đưa nông thôn các vùng này thoát khỏi tỉnh trạng nghèo nàn, lạc hậu, chậm phát triển, hoà nhập vào sự phát triển chung của cả nước; góp phần đảm bảo trật tự an tồn xã hội, an ninh quốc phòng.
Nhiệm vụ:
+ Quy hoạch bố trí lại dân cư ở những nơi cần thiết, từng bước tổ chức hợp lý đời sống sinh hoạt của đồng bào các bản, làng, phum, soóc ở những nơi có điều kiện, nhất là những xã vùng biên giới và hải đảo, tạo điều kiện để đời sống đồng bào nhanh chóng ổn định sản xuất và đời sống.
+ Đẩy mạnh phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm để khai thác nguồn tài nguyên và sử dụng nguồn lao động tại chỗ, tạo thêm nhiều cơ hội về việc làm và tăng thu nhập, ổn định đời sống, từng bước phát triển sản xuất hàng hóa.
+ Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn phù hợp với quy hoạch sản xuất và bố trí lại dân cư, trước hết là hệ thống đường giao thông; nước sinh hoạt; hệ thống điện ở những nơi có điều kiện, kể cả thuỷ điện nhỏ.
+ Quy hoạch và xây dựng các trung tâm cụm xã, ưu tiên đầu tư xây dựng các cơng trình về y tế, giáo dục, dịch vụ thương mại, cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, cơ sở phục vụ sản xuất và phát thanh truyền hình.
+ Đào tạo cán bộ xã, bản, làng, phum, soóc, giúp các cán bộ cơ sở nâng cao trình độ quản lý hành chính và kinh tế để phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.
Những xã đặc biệt khó khăn có vị trí rất quan trọng đặc biệt là an ninh quốc phịng. Do đó, vấn đề phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa (gọi tắt là Chương trình 135) của Đảng và Chính Phủ là một quyết đinh rất đúng đắn và kịp thời, mang tầm chiến lược nhằm đưa các xã đặc biệt khó khăn phát triển tương xứng với vị trí và vai trị của nó
Có thể nói chương trình 135 đã thực sự đi vào cuộc sống của đồng bào các dân tộc tỉnh Lào Cai. Được các cấp các ngành và nhân dân đồng tâm thực hiện. Chương trình đã có tác dụng làm cho đồng bào vùng cao thay đổi 55 nhận thức, biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thay đổi tập quán canh tác cũ lạc hậu. Đặc biệt khối lượng sản phẩm nông sản, thực phẩm làm ra ngày càng nhiều và lưu thơng thuận tiện. Góp phần rất lớn vào việc xố đói giảm nghèo. Điều quản trọng là năng lực điều hành của cán bộ xã đã được nâng lên. Đồng bào các dân tộc tỉnh Lào Cai
ngày càng gắn bó đồn kết xây dựng cuộc sống mới và tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Khu vực miền núi, từ đó cũng đã từng bước thay đổi, nhất là hạ tầng kinh tế - xã hội đã được đầu tư đáng kể. Sản xuất một số vùng đã có bước phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa. Đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào được nâng lên từng bước, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm, giáo dục, y tế, văn hóa - xã hội đều có chuyển biến tích cực, góp phần quan trọng trong việc đảm bảo an ninh chính trị, trật tự xã hội.
Những năm qua Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cấp các ngành triển khai có hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc như: Chương trình phát triển KT- XH các xã ĐBKK (CT135) Chương trình hỗ trợ đất ở, đất sản xuất và cấp nước sinh hoạt cho hộ đồng bào DTTS nghèo, đời sống khó khăn theo Quyết định 1592/QĐ- TTg (Nay là QĐ 755TTg Thủ tướng Chính phủ), Chính sách hỗ trợ đồng bào DTTS đặc biệt khó khăn vay vốn phát triển SX theo Quyết định số 32/QĐ-TTg; Quyết định số 54/QĐ-TTg; Chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn theo Quyết định số 102/QĐ-TTg, Chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào DTTS theo Quyết định số 18/2011/QĐ-TTg, Quyết định số 56/QĐ- TTg, Chính sách cấp khơng thu tiền một số loại báo, tạp chí cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 2472/QĐ-TTg và Quyết định 1977/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ...đã góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội, tích cực thực hiện cơng cuộc xóa đói, giảm nghèo, hàng năm tăng trưởng kinh tế bình qn đạt từ 13->14%/năm
Bên cạnh đó, từ khi có Nghị quyết 22-NQ/TW, ngày 27-11-1989 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách lớn phát triển kinh tế - xã hội miền núi, tình hình miền núi và các vùng đồng bào dân tộc thiểu số có bước chuyển biến quan trọng. Trong đó nhấn mạnh các quan điểm quan trọng như:
Xây dựng cơ cấu kinh tế miền núi theo hướng phát triển kinh tế hàng hóa, liên kết chặt chẽ với các tỉnh đồng bằng, ra sức phát huy thế mạnh của từng vùng.
Tỉnh Lào Cai có 3 huyện là Mường Khương, Bắc Hà, Si Ma Cai nằm trong 62 huyện nghèo của cả nước. Ngay sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP, tỉnh Lào Cai đã tập trung chỉ đạo thực hiện nghị quyết một cách
quyết liệt. Vì vậy, mới qua một năm nhưng kết quả đạt được là hết sức ấn tượng, tạo niềm tin vững chắc của người dân vùng sâu, vùng xa đối với Đảng và Nhà nước.
Thực hiện Nghị quyết số 30a/2008/NQ - CP về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo; Uỷ ban nhân dân tỉnh Lào Cai thường xuyên quan tâm chỉ đạo, đôn đốc các cấp, các ngành tổ chức, triển khai thực hiện chương trình. Căn cứ Quyết định số 2621/QĐ-TTg ngày 31/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số chính sách hỗ trợ sản xuất theo NQ 30a; UBND tỉnh đã cụ thể hố chính sách bằng Quyết định số 1200/QĐ-UBND, ngày 29/4/2014 về quy định cụ thể mức hỗ trợ phát triển sản xuất theo quy định tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ trên địa bàn tỉnh Lào Cai
Ngân sách Trung ương: Tổng nguồn vốn NQ 30a lồng ghép với các chương trình/dự án khác (QĐ 120, CT 135, NQ 37,...) bố trí kế hoạch năm 2014: 423.868 triệu đồng (vốn đầu tư: 361.619 triệu đồng, vốn sự nghiệp: 62.249 triệu đồng), trong đó:
Huyện Mường Khương: 159.004 triệu đồng (vốn đầu tư: 140.818 triệu đồng; vốn sự nghiệp: 18.186 triệu đồng).
Bên cạnh đó, các chính sách hỗ trợ tín dụng được triển khai tích cực như chính sách cho vay 5 triệu đồng/hộ với lãi suất 0% trong thời gian 2 năm để nông dân mua giống gia súc, gia cầm, phát triển ngành nghề tiểu thủ cơng nghiệp; chính sách hỗ trợ 50% lãi suất thương mại cho vay vốn phát triển sản xuất nông nghiệp.
Đối với xã Bản Lầu, các chương trình 135, 134 nhằm hỗ trợ các xã vùng đặc biệt khó khăn, giúp bà con đồng bào dân tộc thiểu số, định canh, định cư ở vùng biên giới gồm bảy thôn của xã. Để thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước, cấp ủy và chính quyền huyện Mường Khương đưa các hộ người Mơng ở vùng núi đá Dìn Chin, Pha Long, Tả Gia Khâu "hạ sơn" xuống Bản Lầu lập nghiệp. Để giúp bà con sinh sống, lập nghiệp trên vùng đất mới, tỉnh và huyện hỗ trợ phương tiện di chuyển nhà ở; trợ cấp tiền; gạo và giống cây trồng, phân bón để sản xuất. Nhà nước giao đất, giao rừng cho bà con canh tác và chăm sóc bảo vệ rừng, "lấy ngắn ni dài", tạo sinh kế bền vững.
Thơng qua các chương trình 134 hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, Chương trình 135 hỗ trợ các xã đặc biệt khó khăn của Đảng và Nhà nước, con đường nhựa rộng rãi, nối từ trung tâm xã Bản Lầu chạy xuyên suốt bảy thôn biên giới từ Đồi Gianh, Pạc Bo, qua bốn thơn có tên Na Lốc và Cốc Phương, nối với xã Nậm Chảy; điện lưới quốc gia đến từng nhà - Đó là chìa khóa mở cánh cửa thơng thương, tiếp cận với thị trường, với cuộc sống mới bên ngoài, giúp đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây thốt khỏi vịng luẩn quẩn đói nghèo, lạc hậu.
Đánh giá sự tác động của chương trình 135 đến sự thay đổi của các nguồn vốn sinh kế ở xã Bản Lầu.
Dưới tác động của chương trình 135 và một số chương trình khác, sinh kế của người Hmơng xã Bản Lầu có sự thay đổi sâu sắc. Sự thay đổi đó có thể nhìn thấy qua sự thay đổi của các nguồn vốn sinh kế như sau:
Nguồn vốn nhân lực
Mặc dù, số lượng dân số tăng lên nhưng chất lượng nguồn nhân lực và nguồn lao động đang có những thay đổi theo chiều hướng tích cực. Dân số bình quân hộ có xu hướng giảm, từ gần 5,5 khẩu /hộ năm 2000 xuống chỉ còn hơn 4,2 khẩu /hộ năm 2014 (bảng 1). Trong khi đó, số lao động bình quân hộ hầu như khơng đổi và có xu hướng tăng. Có được sự thay đổi trên là do tỷ lệ sinh và tỷ lệ tăng dân số có mức giảm đáng kể trong thời gian qua. Đây là cơ sở bước đầu, tạo điều kiện nâng cao mức sống của người dân trong thời gian qua.
Bảng 4.1. Một số chỉ tiêu cơ bản về nguồn vốn nhân lực của xã Bản Lầu giai đoạn 2004-2014
Chỉ tiêu 2004 2009 2014
Dân số bình quân hộ (người) 5,51 4,74 4,22
Lao động bình quân hộ (lao động) 2,25 2,27 2,30
Tỷ lệ học sinh đến trường trong độ tuổi (%) 72,00 95,50 100
(Nguồn: Số liệu thống kê của của xã Bản Lầu năm 2004, 2009, 2014).
Cùng với đó, trình độ học vấn của nguồn nhân lực cũng có sự cải thiện đáng kể khi tỷ lệ trẻ em đến trường trong độ tuổi tăng từ 72 % năm 2004 đến 100 % năm 2014. Ngoài ra, nhiều kiến thức mới và mơ hình mới trong sản xuất cũng
đã được người Hmông ở Bản Lầu tiếp thu và ứng dụng tại địa phương thông qua các phương thức khác nhau. Chính những thay đổi đó, nguồn vốn c o n n g ư ờ i ở địa phương được người dân đánh giá có những thay đổi nhanh chóng trong thời gian qua.
Nguồn vốn vật chất
Cơ sở vật chất của xã Bản Lầu ngày càng được hoàn thiện, đáp ứng tốt hơn nhu cầu sinh hoạt và nhu cầu sản xuất của người d â n t r ê n đ ị a b à n x ã n ó i chung, và cộng đồng tộc người Hmơng nói riêng. Tính đến năm học 2010-2011 tồn xã có 07 trường (Mầm non 02 trường, Tiểu học 02 trường và THCS 02 trường và THPT 02 trường) với tổng số 70 lớp = 1.654 học sinh với 145 cán bộ quản lý giáo viên và nhân viên. Trong đó: mầm non 22 người, tiểu học 47 người, trung học cơ sở 31 người, trung học phổ thông 45 người. Số cán bộ quản lý, giáo viên có trình độ chuẩn trở lên đạt 100%.
Điện lưới quốc gia đã kéo đến 21/21 thơn trong tồn xã ,so với năm 2013 tỷ lệ hộ dùng điện chỉ chiếm 84,77%, thì đến năm 2015 số hộ dùng điện là 100%. Cơng tác chăm sóc sức khoẻ cũng được chú trọng, Bản Lầu hiện có 01 trạm y tế đạt chuẩn, đội ngũ cán bộ y tế tại trạm xá xã, đã nắm bắt được tương đối tình hình bệnh tật của người dân trong xã, thực hiện tốt các chương trình Y tế quốc gia.
Nguồn vốn tự nhiên
Các chương trình dự án của Nhà nước đã hỗ trợ khai hoang đất sản xuất, do vậy mà bà con đã ổn định sản xuất trên mảnh đất của mình và diện tích cũng ngày một tăng lên. Vì thế phần lớn các các hộ điều tra đều nhận định qui mơ diện tích