Giá trị sản xuất của xã Bản Lầu năm 2013

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biến đổi sinh kế của người hmông ở xã bản lầu, huyện mường khương, tỉnh lào cai (Trang 69 - 73)

STT Chỉ tiêu Giá trị (1.000đ) Cơ cấu (%)

1 Nông nghiệp 93.874.500,00 56,40

1.1 Chuối 15.750.000,00 16,78

1.2 Dứa 56.250.000,00 59,92

1.3 Các loại cây trồng khác 21.874.500,00 23,30

2 Công nghiệp & tiểu thủcông nghiệp 55.592.350,00 33,40

3 Thương mại- dịch vụ 16.977.300,00 10,20

Tổng giá trị sản xuất 166.444.150,00 100,00

Giá trị sản xuất của xã Bản Lầu chủ yếu là từ sản xuất nông nghiệp, cây trồng chính là cây chuối và dứa.Đây là hai loại cây trồng thế mạnh của xã và là cây trồng mũi nhọn. Vì thế UBND xã cũng chú trọng vào đầu tư phát triển cây dứa và chuối bằng việc hỗ trợ thủ tục vay vốn, đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn cũng như tập huấn khoa học kỹ thuật cho người dân, khuyến khích người dân sản xuất lớn theo hướng hàng hóa tập trung. Ngành cơng nghiệp và tiểu thủ cơng nghiệp là ngành mới phát triển nhưng đã đem lại nhiều giá trị to lớn cho xã nhưng giải phóng lao động nơng nhàn và hiệu quả kinh tế đáng kể thông qua giá trị sản xuất của ngành công nghiệpv- tiểu thủ công nghiệp chiếm tới 33,4% cơ cấu giá trị sản xuất toàn xã.

Cây dứa Queen và chuối mô được trồng tại Bản Lầu từ năm 1990 và dần trở thành cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao và có mặt trong các nghị quyết phát triển kinh tế xã hội của Đảng và chính quyền xã Bản Lầu. Hai loại cây này được đưa vào trồng tại xã giúp giải quyết bài tốn trồng cây gì giúp nâng cao hiệu quả kinh tế co các hộ dân.góp phần đáng kể trong việc nâng cao thu nhập và ổn định đời sống cho người dân trên địa bàn. Góp phần vào việc xây dựng nông thôn mới trên địa bản xã Bản Lầu.

Bên cạnh đó, trong khí thế xây dựng nơng thôn mới, với lợi thế đồng đất rộng, màu mỡ, dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy, UBND xã, nhân dân Bản Lầu tập trung thâm canh các giống lúa đặc sản cho giá trị kinh tế cao. Đến nay, trên đồng đất Bản Lầu, các giống lúa đặc sản luôn chiếm tỷ lệ cao trong đó có trên 30ha chuyên trồng lúa đặc sản séng cù. Bên cạnh đó, xã quy hoạch và phát triển các vùng chuyên canh trồng cây hàng hóa với những vùng chuyên canh có giá trị kinh tế cao như: vùng dứa hơn 700ha, vùng chuối hơn 250ha, vùng chè hơn 200ha…

Sau gần 10 năm thực hiện đề án “Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp” của Đảng bộ huyện, Bản Lầu đã trở thành điển hình về sản xuất các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, đưa giá trị thu nhập bình quân đầu người đạt trên 15 triệu đồng/người/năm. Bên cạnh việc mở rộng diện tích các vùng chuyên canh, vùng trồng cây ăn quả, Bản Lầu cũng đã và đang đưa cây cao su vào trồng trên đất đồi dốc, bạc màu, để cải tạo đất. Ngồi trồng trọt, chăn ni cũng được coi là thế mạnh, xã đã phát triển đàn gia súc gần 5.000 con và hơn 25.000 con gia cầm… tạo

việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân. Sản xuất phát triển, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện.Đến nay tỷ lệ hộ nghèo của xã còn hơn 15%, giảm 23% so với năm 2010.

Nhờ đó, trong những năm gần đây, kinh tế của người Hmơng đã có nhiều chuyển dịch cơ cấu, xuất hiện các vùng trồng cây đặc sản, cây ăn quả, mà ở đây tôi gọi là cây cơng nghiệp vì nó có mục đích phụ vụ nhu cầu của thị trường chứ không chỉ đơn giản là để tiêu thụ trong khuôn khổ hộ gia đình. Kết quả là nhiều hộ gia đình người Hmơng ở trong xã Bản Lâu đã và đang có xu hướng thốt khỏi tình trạng sản xuất nương rẫy theo hướng tự cung tự cấp. Ở phần tiếp theo tơi sẽ phân tích cụ thể hơn một số loại cây trồng làm biến đổi sinh kế truyền thống của người Hmông ở Bản Lầu trong những năm qua.

a. Cây chuối mô

Cây chuối mô được được đưa vào trồng thử nghiệm ở xã Bản Lầu ngay từ những năm 1990, khi có chương trình phối hợp giữa Bộ đội Biên phòng và Hội Nơng dân, Đồn Biên phịng Bản Lầu đã cùng với Hội nông dân huyện Mường Khương mạnh dạn tổ chức hội nghị đầu bờ tại thôn Cốc Phương, đưa giống chuối cao sản về trồng thử nghiệm. Qua nhiều năm thăng trầm, đến năm 1998, lần lượt cây chuối đã trở thành một trong những cây trồng chủ đạo giúp địa phương xóa đói giảm nghèo, ổn định đời sống.

Ảnh 1: Hình ảnh vườn chuối mơ ở thôn Na Lốc xã Bản Lầu. Nguồn: Tài liệu điền dã dân tộc học.

Trong những năm đầu trồng chuối chưa có cán bộ khuyến nông hay hội nông dân phổ biến kỹ thuật, một số người Hmông ở Bản Lầu đã mạnh dạn sang nước bạn Trung Quốc để làm thuê và học tập kinh nhiệm từ người dân Trung Quốc bằng một ý trí quyết tâm làm giàu của mình. Sau đó, những người này về lại áp dụng và phổ biến cho những người khác trong thơn mình, cứ như vậy đến bây giờ họ đã thành thạo trong việc trồng, chăm sóc và bảo quản chuối cho gia đình mình. Tuy nhiên, với cây chuối mô là loại cây trồng được nhân giống theo phương pháp vơ tính cơng nghệ cao vì vậy u cầu kỹ thuật trồng và chăm sóc cần phải tỉ mỉ và khó khăn hơn các cây trồng nhân giống bằng phương pháp khác. Vì thế, nguồn vốn con người ở đây cần được quan tâm hơn nữa, quan trọng nhất là vấn đề nâng cao trình độ học vấn cho người dân, đặc biệt ở đây là đồng bào người Hmơng ít có điều kiện được học tập.Bởi lẽ trình độ học vấn có ảnh hưởng rất lớn tới kết quả sản xuất nông nghiệp. Theo điều tra, những hộ có thu nhập khá từ kinh doanh sản xuất chuối thường là những hộ có trình độ học vấn cao hơn những hộ khác, tuy trình độ học vấn không chênh lệch nhiều nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều tới HQKT sản xuất chuối. Hiện nay, tại địa bàn xã Bản Lầu, các cán bộ nông nghiệp ở huyện cũng đã phối kết hợp với lãnh đạo xã , cũng như cán bộ các thôn, mở các lớp học và nâng cao kỹ thuật trồng và chăm sóc chuối, kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh, bên cạnh đó cịn mở các lớp học về kỹ thuật nhân giống, điều đó góp phần tích cực để người dân có thể chủ động về nguồn giống cũng như giảm đi một nguồn chi phí giống.

Bên cạnh đó, quy mơ, diện tích cây chuối mơ trên địa bàn xã Bản Lầu hiện nay ngày càng được phát triển và mở rộng, một phần lớn do có sự hỗ trợ của Nhà nước về vốn như: cho vay với lãi suất ưu đãi, kéo dài thời hạn trả, trợ giá cây giống, phân bón,... Đây chính là nguồn vốn tài chính đầu tư cho người dân trong việc nhập giống, và máy móc, phân bón, thuốc trừ sâu phục vụ cho việc sản xuất, tạo nguồn thu nhập, góp phần tạo dựng một mơ hình sinh kế bền vững cho người dân nơi đây.

Ảnh 2: Cây chuối mơ được chăm sóc rất cẩn thận. Nguồn: Ảnh tư liệu của tác giả.

Cây chuối mô được đánh giá là cây trồng mới phù hợp với khí hậu và thổ nhưỡng xã Bản Lầu, chi phí sản xuất thấp mà lại có tác dụng hạn chế xói mịn khi trồng trên đất đồi.Cây chuối mô đem lại HQKT cao gấp 3-4 lần so với trồng lúa, sắn, ngô… và đem lại hiệu quả kinh tế-xã hội lớn. Cây chuối mô được trồng tại xã từ năm 2000 nhưng tính đến cuối năm 2013 tổng diện tích chuối trồng trên địa bàn xã là 250 ha được trồng chủ yếu ở các thôn Na Lốc và Cốc Phương, diện tích cho thu hoạch là 200 ha, sản lượng thu hoạch đạt 3.500 tấn, giá trung bình 6000đ/kg, tổng trị giá đạt 21 tỷ đồng giảm 1 tỷ 750 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước (do thị trường tiêu thụ không ổn định, giá thấp nên đã gây thiệt hại cho nông dân).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biến đổi sinh kế của người hmông ở xã bản lầu, huyện mường khương, tỉnh lào cai (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)