Chợ phiên và trao đổi buôn bán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biến đổi sinh kế của người hmông ở xã bản lầu, huyện mường khương, tỉnh lào cai (Trang 57)

6. Bố cục của luận văn

2.4. Chợ phiên và trao đổi buôn bán

Đa số người Hmông ở Bản Lầu tranh thủ thời gian nông nhàn để tham gia buôn bán nhỏ ở chợ. Có một số người Hmơng đến chợ là những người bán một ít nơng sản, hàng thủ cơng để mua một số thứ nhu yếu phẩm thật cần thiết như dầu,

muối, vải... Cơ cấu mặt hàng ở chợ phản ánh nền kinh tế tự cung tự cấp của người Hmông: nhiều thanh niên và cả người già đến chợ chỉ để bán một vài con gà, một “thồ” ngô... đủ số tiền mời bạn bè, họ hàng ăn một bữa thắng cố... Với họ đến chợ là để chơi, nhằm đáp ứng nhu cầu giao lưu tình cảm chứ khơng nhất thiết phải trao đổi hàng hóa. Vì vậy, dù hệ thống chợ phiên có tương đối phát triển hơn các vùng nôi địa, nhưng kinh tế truyền thống của người Hmông là kinh tế tự cung tự cấp nặng nề. Hình thức trao đổi ở chợ thực ra cũng là trao đổi vật, trao đổi tiền tệ không đáng kể. Hầu hết các nhu cầu ăn, mặc đều dựa vào thu nhập từ nương rẫy.

Tiểu kết chƣơng 2

Bản Lầu là một xã biên giới vùng thấp của huyện Mường Khương, là địa bàn cư trú của 11 tộc người khác nhau, trong đó người Hmơng chiếm tới 1/3 tổng dân số của xã. Là nơi có vị trí địa lí thuận lợi, với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, có địa bàn tiếp giáp với Trung Quốc, thuận lợi cho các hoạt động sản xuất và giao lưu kinh tế, văn hóa và quan hệ tộc người.

Các hình thức sinh kế truyền thống của người Hmông ở Bản Lầu trong khá phong phú và đa dạng, mang rõ bản chất của một nền kinh tế khá tổng hợp của nương rẫy, lúa nước, chăn ni, v.v. Ngồi canh tác nương rẫy và canh tác lúa nước, các hộ gia đình người Hmơng ở Bản Lầu đây cịn có các hoạt động chăn ni, thủ công nghiệp như nghề rèn, dệt vải…rất phát triển. Tất cả những điều này cho thấy nền kinh tế của các hộ gia đình người Hmơng ở Bản Lầu còn dựa nhiều vào thiên nhiên, khai thác các nguồn lợi sẵn, và mang năng tính tự cung tự cấp.

Chƣơng 3

BIẾN ĐỔI SINH KẾ CỦA NGƢỜI HMÔNG Ở BẢN LẦU TỪ KHI ĐỔI MỚI 3.1. Biến đổi sinh kế

Biến đổi sinh kế là điều tất yếu diễn ra trong quá trình Đổi mới và phát triển kinh tế theo định hướng thị trường hàng hóa của Nhà nước. Xã Bản Lầu cũng khơng nằm ngồi vịng thay đổi để thích nghi với hồn cảnh và xu thế trong nước và tồn cầu đó. Và một trong những yếu tố dẫn tới sự lựa chọn chiến lược sinh kế như cây trồng, vật ni, và các hình thức sinh kế mới… đều phụ thuộc và chịu tác động rất lớn từ các nguồn vốn sinh kế. Vận dụng khung sinh kế bền vững vào luận văn của mình để giải thích sự biến đổi sinh kế của cộng đồng người Hmông ở xã Bản Lầu trước tiên tôi sẽ chỉ ra 5 loại nguồn vốn đang tồn tại và có tác động đến việc lựa chọn các hình thức sinh kế, cũng như để duy trì sinh kế bền vững ở đây như sau:

Nguồn vốn con ngƣời

Nguồn vốn con người được xem là nhân tố quan trọngnhất trong chiến lược phát triển sinh kế, con người là một chủ thể tạo ra các hoạt động sinh kế. Bên cạnh đó, các thành tố thuộc về con người như: sức khỏe, kiến thức, kĩ năng, nhận thức đóng vai trị quan trọng trong việc hoạch định, phát triển và đạt được mục tiêu sinh kế. Trong đó, sức khỏe con người là sơ sở nền tảng để con người thực hiện các hoạt động sinh kế, trình độ học vấn, nhận thức và kĩ năng là những yếu tố để đưa ra quyền quyết định và lựa chọn phương thức sinh kế phù hợp với khả năng. Bảng 3.3 dưới đây sẽ cho chúng ta thấy rõ được tình hình nhân khẩu, lao động của xã Bản Lầu trong giai đoạn 2011-2013

Bảng 3.1: Tình hình số hộ, nhân khẩu và lao động của xã Bản Lầu giai đoạn 2011 - 2013

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

SL (%) SL (%) SL (%)

1. Tổng số nhân khẩu Khẩu 5.772 - 5.944 - 6.140 -

2. Tổng số hộ Hộ 878 - 958 - 1.040 -

3. Tổng số lao động Người 1.914 100 2.096 100 2.276 100

- Lao động nam Người 937 48,96 1.023 48,81 1.110 48,77

- Lao động nữ Người 977 51,04 1.073 51,19 1.166 51,23

-Lao động nông nghiệp Người 1.584 82,76 1.677 80,01 1.702 74,78

- L.đphi nông nghiệp Người 330 17,24 419 19,99 574 25,22

(Nguồn: UBND xã Bản Lầu năm 2013, [15])

H.4. Biểu đồ thể hiện cơ cấu lao động của xã Bản Lầu năm 2013.

Nguồn: UBND xã Bản Lầu năm 2013, [15].

Qua bảng 3.3 và biểu đồ H.1 có thể thấy xã Bản Lầu có nguồn lao động khá dồi dào với cơ cấu lao động trẻ và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp (chiếm 74,78%) cịn lĩnh vực phi nơng nghiệp chỉ chiếm tỷ lệ thấp (25,22%) . Bên

cạnh đó,theo nguồn thống kê của Hội phụ nữ của xã, trung bình mỗi hộ gia đình có 4 người, và tỉ lệ nam là 47,5% và nữ chiếm 52,5%, số liệu này được thu thập dựa trên những thành viên trong gia đình hiện nay đang cư trú trên địa bàn, không bao gồm con cái đã tách ra khỏi hộ.

Số con trung bình của các hộ là 2,2 con, với tình hình như vậy thì việc đầu tư cho con cái cả mặt vật chất lẫn trí tuệ trong địa bàn thơn khá thuận lợi và không gặp những trở ngại đáng kể trong vấn đề nâng cao chất lượng cuộc sống.

Theo thống kê số liệu cho biết, lứa tuổi thanh thiếu niên hiện tại có trình độ khá cao và đồng đều có tới 97,8% được đi học hết cấp 3 và trong tổng số thanh niên trên địa bàn thôn có khoảng 30% hiện đang có trình độ cao đẳng và đại học. Chỉ có 0,5% trong tổng dân số của thôn là mù chữ. 18,2% học hết cấp 1, 33,7% học hết cấp 2. Có 40,6% dân số học hết cấp 3. Và 7,0% dân số có trình độ đại học, cao đẳng.

H.5. Biểu đồ trình độ học vấn của ngƣời dân xã Bản Lầu

Nguồn: Số liệu phân tích từ ban mặt trận xã Bản Lầu.

Qua biểu đồ trên, nhìn chung trình độ học vấn của người dân trong xã tương đối cao so với mặt bằng chung của cả huyện. Tỷ lệ mù chữ khá thấp, chỉ tồn tại ở một số tộc người thiểu số ở các địa bàn thôn xa trung tâm xã và đi lại khó khăn, khơng có điều kiện đi học.Tuy nhiên trong những năm trở lại đây, các bậc cha mẹ

đã ý thức được tầm quan trọng của việc nâng cao trình độ cho con em mình, họ ý thức được chính trình độ dân trí thấp là ngun nhân dẫn tới tình trạng nghèo đói. Vì thế tất cả các gia đình trong thơn đều tạo điều kiện cho con cái mình đi học, với mục đích nâng cao trình độ cho thế hệ tương lai, tạo nguồn nhân lực có trình độ có chun môn nhằm phục vụ quê hương và đất nước.

Trình độ dân trí của dân hiện nay ngày càng được nâng cao hơn so với trước kia, vì vậy khả năng lựa chọn kế sinh nhai của người dân cũng ngày càng được cải thiện và đảm bảo hơn.Tuy nhiên, với mức trình độ như vậy so với thực tế ngồi xã hội hiện nay thì người dân khó có thể tìm kiếm được một cơng việc có mức thu nhập cao khi mà xã hội ngày càng hiện đại và địi hỏi cao nguồn lao động trí tuệ, có trình độ chun mơn. Vì vậy, người dân buộc phải lựa chọn những cơng việc thiên về tính chất lao động chân tay, đòi hỏi sức lực dồi dào, kĩ năng thấp mà ít địi hỏi trình độ những cơng việc ấy.

Có thể nói hiện tại về nguồn vốn con người, sức khỏe của người dân hiện đang là yếu tố chủ đạo quyết định hiệu quả của các hoạt động sinh kế. Mặc dù tỉ lệ dân số trong thơn có hơn 70% làm trong ngành nơng nghiệp nhưng đời sống của người dân khơng q thấp so với mức bình qn của cả nước, bình quân mức thu nhập của người dân là 15 triệu đồng/năm. Tổng thu nhập của cả xã năm 2013 là 67 tỷ đồng. Với mức thu nhập như vậy thì có thể đánh giá được đời sống của người dân sống trên địa bàn là khá cao, và bền vững.

Nguồn vốn con người là yếu tố đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng một chiến lược sinh kế hiệu quả và phát triển lâu dài. Nguồn vốn này nếu được trau dồi và chú trọng thì trong tương lai có thể khắc phục được những hạn chế của các yếu tố khác như tài chính, vật chất, tự nhiên, xã hội…Ngược lại một khi mà nguồn vốn con người không được chú trọng, ngày càng hạn hẹp thì đó sẽ là bức tường cản trở gây nên khó khăn trong đời sống của người dân.

Nguồn vốn xã hội

Con người sống trong một xã hội sẽ trực tiếp tham gia vào các mạng lưới xã hội khác nhau và được thể hiện qua sự tương tác diễn ra hàng ngày trong lao

động,sản xuất cũng như các q trình khác. Và sự tác động từ phía xã hội đó, cũng là một yếu tố quyết định tới các hoạt động sinh kế của chính họ.

Xã Bản Lầu là một hệ thống xã hội nhỏ nằm trong một xã hội lớn hơn bao trùm, mỗi thành viên tham gia vào mạng lưới xã hội có những chức năng, vai trị, nhiệm vụ khác nhau nhưng có mối quan hệ chặt chẽ và tương hỗ lẫn nhau. Xã có bộ máy các cán bộ lãnh đạo và các Ban, Hội quản lý ,có trách nhiệm đứng ra giải quyết các vấn đề liên quan đến lợi ích chung của cộng đồng, thông tin cho bà con các nghị quyết, thể chế chính sách, các quyền lợi của nhân dân. Những người dân trong thơn có mối liên kết, quan hệ hàng xóm, láng giềng thắm thiết do ở cạnh nhà nhau, mọi người thường xuyên giúp đỡ, chia sẻ với nhau những lúc khó khăn, bệnh tật.

Bên cạnh đó, với người dân trong xã, đặc biệt là người Hmơng ở đây có tính cộng đồng cao, họ sống trong trong từng bản riêng biệt, gắn bó có những hoạt động sinh kế giống nhau, cho nên họ thành lập lại những nhóm hội như: hội trồng chè, hội trồng dưa hấu, hội nghề cá… nhằm bảo vệ quyền lợi cũng như cùng nhau chia sẻ những kinh nghiệm trong cách làm ăn, chia sẻ giúp đỡ với nhau trong hoạn nạn, khó khăn.

Theo thống kê, có 100% người dân tham gia vào hội phụ nữ, 100% số người trong độ tuổi thanh niên tham gia vào đoàn thanh niên, 100% các hộ gia đình tham gia vào hội trồng chuối, dứa của thôn. Sở dĩ, tất cả người dân đều tham gia vào các tổ chức đoàn thể như vậy vì người dân được hỏi cho rằng khi họ tham gia vào các tổ chức như vậy sẽ được hưởng các quyền lợi từ các tổ chức ấy như được tham gia các buổi tập huấn về các phương thức làm ăn, được hoạt động vui chơi, phong trào ở địa phương trong những ngày lễ, ngày hội…vv

Có thể nói người dân khi tham gia vào mạng lưới xã hội, và nằm trong các mối quan hệ ấy, đương nhiên các hoạt động sinh kế của người Hmông ở đây đều chịu sự tác động từ bối cảnh thể chế của nguồn vốn xã hội. Mối quan hệ cộng đồng của người Hmông rất chặt chẽ, trực tiếp ảnh hưởng đến sự biến đổi phương thức , loại hình sinh kế đối với tất cả hộ dân trong cùng một thôn, và cả địa bàn xã, với tư

Nguồn vốn tự nhiên

Yếu tố tự nhiên có vai trị rất quan trọng đối với con người trong quá trình tồn tại và phát triển, đặc biệt là đối với người Hmông ở xã Bản Lầu, đa số các hoạt động sinh kế của họ dựa vào nông nghiệp. Hàng ngày, con người sử dụng nguồn nước, đất, khơng khí để tồn tại và các nguồn tài nguyên khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của mình. Mỗi sự biến đổi của tự nhiên, mơi trường đều có mối quan hệ mật thiết và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sinh kế của con người.

Trong các nguồn tài nguyên thiên nhiên, có thể nói đất đai là một trong những nguồn tài nguyên quan trọng và thiết yếu, nguồn tài nguyên này mang lại nhiều lợi ích nếu con người biết cách khai thác và sử dung hợp lí nó một cách bền vững.

Có thể thấy xã Bản Lầu được thiên nhiên khá ưu đãi, điều kiện về thổ nhưỡng ở đây có nhiều thuận lợi như: Đất đai có độ dày tầng canh tác >50cm chiếm 72%, độ dày tầng canh tác < 50cm chiếm 28%. Độ phì đất cấp 1 & 2 (tốt và rất tốt) chiếm đến 85,6% tập trung ở vùng đồi và vùng thung lũng, độ phì cấp 3 (trung bình) chiếm 11,9% chủ yếu ở vùng núi thấp, độ phì cấp 4 (xấu) chỉ chiếm 2,5% ở khu vực núi cao, độ dốc lớn [25].

Điều đó thực sự có ý nghĩa cho phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp như: trồng cây lương thực (lúa, ngơ) và đặc biệt là những cây trồng có hiệu quả kinh tế cao như: Dứa, chuối, chè, cao su...

Bảng 3.2 : Tình hình sử dụng đất đai xã Bản Lầu năm 2013.

Loại đất Năm 2013

Diện tích (ha) Tỉ lệ (%)

Tổng diện tích đất tự nhiên 5.711 100

1.Đất nông nghiệp 5.242,13 91,79

2.Đất phi nông nghiệp 453,45 7,94

3.Đất chưa sử dụng 15,2 0,27

Bên cạnh nguồn đất đai thuận lợi trong việc tiếp cận và sử dụng cho hoạt động sinh kế của người dân, các yếu tố về các nguồn tự nhiên khác cũng như nguồn nước đều khơng gặp trở ngại và khó khăn trong tiếp cận. Bản Lầu có hai con suối lớn là suối Na Nhung và suối Na Lốc bắt nguồn từ xã Nậm Chảy và khu vực Cao Sơn, lưu lượng nước của các suối chính khá ổn định kết hợp với các khe suối nhỏ tạo nên mạng lưới thuỷ văn khá dày, phục vụ tốt cho sản xuất và sinh hoạt.Với các điều kiện thuận lợi như vậy, người dân trong xã đã khai thác tốt nguồn lợi sẵn có từ thiên nhiên.

Như vậy, nguồn tài nguyên thiên nhiên của xã Bản Lầu rất dồi dào và phong phú, chính điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động sinh kế của người dân.Người dân ở đây có đủ diện tích đất để trồng trọt, chăn nuôi, rất dồi dào về nguồn nước phục vụ cho sản xuất và các hoạt động sinh kế dựa vào ngành nông nghiệp.

Nguồn vốn vật chất

Vật chất là một yếu tố thiết yếu trong cuộc sống của chúng ta, nguồn vốn này bao gồm cơ sở hạ tầng, nhà ở, nhà ở, các công cụ sản xuất… Theo thống kê ở xã Bản Lầu về tình trạng nhà ở hiện nay, thì tổng số nhà ở tồn xã là: 1.300 nhà ở dân cư, trong đó có: 845 nhà (chiếm 65%) đạt tiêu chuẩn của Bộ xây dựng. 455 nhà (chiếm 35%) chưa đạt chuẩn (khơng đảm bảo diện tích m2/người, xây dựng lâu năm chưa được cải tạo, nâng cấp)

Số nhà tạm, dột nát: 58 nhà, chiếm 4,7% .

Số nhà kiên cố và bán kiên cố: 1.242 nhà, chiếm 95,3%

Thực trạng về nhà ở dân cư cho thấy, cơ bản nhà ở đều đã được xây dựng kiên cố và bán kiên cố.Với thực trạng nhà ở như trên thì có thể thấy mơi trường sống của người dân thuộc vào dạng nhà ở an toàn, đa số nhà ở kín gió, cao ráo, thống mát, điều này góp phần giúp người dân có tinh thần và khỏe mạnh, đặc biệt khi thời tiết xảy ra các thiên tai, phức tạp.

Trong những năm trở lại đây, được sự hỗ trợ của chương trình 135 cùng với đóng góp của nhân dân, các con đường vào thơn đã được bê tơng hóa phục vụ nhu

cầu đi lại cũng như vận chuyển hàng hóa dễ dàng cho bà con góp phần tạo điều kiện thuận lợi trong các hoạt động sinh kế.

Tài sản vật chất trong gia đình cũng được xem như là một nguồn vốn quan trọng, nguồn vốn này được thể hiện qua biểu đồ sau:

H.6. Nguồn tài sản vật chất trong gia đình

Nguồn: Tài liệu điền dã dân tộc học.

Qua biểu đồ ta thấy nguồn tài sản của người Hmông ở xã Bản Lầu tương đối phong phú, 100% số hộ gia đình đều có tivi, 96,4% có đầu đĩa DVD…những phương tiện này một mặt góp phần đáp ứng nhu cầu giải trí của người dân, mặt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biến đổi sinh kế của người hmông ở xã bản lầu, huyện mường khương, tỉnh lào cai (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)