nghiệp, làng nghề, xây dựng
Thƣơng mại, dịch vụ, du lịch
Tỷ lệ 56,4% 33,4% 10,2%
Nguồn: UBND xã Bản Lầu 2013, [25].
Từ những số liệu trên, có thể nhận thấy hoạt động nơng nghiệp vẫn là hoạt động kinh tế chủ yếu, chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu kinh tế của xã (56,4%). Tuy
nhiên, các hoạt động phi nông nghiệp cũng đã bắt đầu xuất hiện và chiếm một tỷ lệ khơng nhỏ. Trong đó cơng nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp, làng nghề, xây dựng chiếm 33,4%, thương mại, dịch vụ, du lịch chiếm 10,2%.
Từ sự biến đổi tích cực về cơ cấu kinh tế đó, đã nâng mức thu nhập bình qn của người dân trong xã lên 75,8% so với mức bình quân chung của tỉnh, và giảm tỷ lệ hộ nghèo của xã xuống còn 13,65% trong năm 2013 [25, tr9].
b. Xã hội
Về giáo dục và đào tạo
Xã Bản Lầu đã chỉ đạo tốt công tác dạy và học, đảm bảo duy trì số lớp, chỉ đạo thực hiện đổi mới phương thức dạy và học. Cụ thể,xã đã hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục THCS năm 2004 đến nay tiếp tục được duy trì với tỷ lệ 81.1%. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học THPT, học nghề đạt 73.9%.Quy mô trường lớp tiếp tục được củng cố và phát triển hợp lý đáp ứng được nhu cầu học tập của con em các dân tộc trong toàn xã. Được thể hiện qua bảng 2.4 dưới đây :
Bảng 1.4. Quy mô trƣờng lớp ở xã Bản Lầu giai đoạn 2010-2011
Trường Mầm non Tiểu học THCS THPT
Số lớp 2 2 2 1 Số cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên (người) 22 47 31 45
Nguồn: UBND xã Bản Lầu 2013, [25]. Từ bảng số liệu trên, có thể thấy,tính đến năm học 2010-2011 tồn xã có 07
trường (Mầm non 02 trường, Tiểu học 02 trường và THCS 02 trường và THPT 02 trường) với tổng số 70 lớp = 1.654 học sinh với 145 cán bộ quản lý giáo viên và nhân viên.Trong đó: mầm non 22 người, tiểu học 47 người, trung học cơ sở 31 người, trung học phổ thông 45 người. Số cán bộ quản lý, giáo viên có trình độ chuẩn trở lên đạt 100%.
Đến nay, về vấn đề cơ sở vật chất trong giáo dục và đào tạo ở xã Bản Lầu vẫn tiếp tục được quan tâm đầu tư từ nhiều chương trình của Đảng và Nhà nước.Hiện tại, xã đã có 01 trường Tiểu học được cơng nhận trường đạt chuẩn Quốc
trong những năm sắp tới. Nhìn chung, về cơ bản giáo dục và đào tạo của xã Bản Lầu đã đáp ứng được nhu cầu tối thiểu cho việc dạy và học của con em trong xã, bên cạnh đó cũng khơng ngừng nâng cao cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ giảng dạy để nâng cao chất lượng dạy và học hơn nữa.
Về y tế:
Bản Lầu hiện có 01 trạm y tế đạt chuẩn, đội ngũ cán bộ y tế tại trạm xá xã ở thời điểm hiện tại có 07 người, trong đó có 02 bác sỹ, 01 hộ sinh, 01 cán bộ điều dưỡng và 03 y tá. Hệ thống y tế xã đã nắm bắt được tương đối tình hình bệnh tật của người dân trong xã, thực hiện tốt các chương trình Y tế quốc gia như tiêm chủng vắc xin cho các đối tượng đảm bảo quy định của Bộ Y tế, bước đầu đã đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại chỗ cho người dân tại địa bàn.
Về giao thông:
Với sự giúp đỡ của Đảng và Nhà nước, hiện tại tồn xã có 85,3 km hệ thống đường giao thơng, trong đó đường trục xã là 15 km được dải nhựa đường. Bên cạnh đó, hàng năm, nhân dân ở các thơn trong xã lại đóng góp, tu sửacác tuyến đường liên thơn trong xã.Nhờ có các tuyến đường giao thơng được đầu tư, xây dựng, mà việc đi lại, giao lưu buôn bán của người dân trở nên thuận lợi và dễ dàng hơn. Đó cũng là một phần lý do thúc đẩy sự phát triển kinh tế tại địa bàn xã Bản Lầu như hiện nay. Tuy nhiên, một số trục đường chính đang bị hỏng và có dấu hiệu xuống cấp trầm trọng do các xe quá tải thường xuyên vận chuyển hàng hóa lên cửa khẩu trên huyện, phải đi qua tuyến đường của xã Bản Lầu. Điều đó, gây rất nhiều khó khăn, trở ngại cho cuộc sống, cũng như đi lại của người dân.
Về thuỷ lợi:
Theo số liệu thống kê của UBND xã Bản Lầu năm 2013, số hồ chứa, đập thuỷ lợi hiện có của xã là 8 hồ thuỷ lợi, với tổng diện tích 13ha, số hồ cần nâng cấp 8 hồ (xây dựng 8 đập dâng dài 420m, 8 cống ngầm và 8 cống tràn). Trên địa bàn tồn xã có 22 đập, tổng chiều dài 464m, số đập cần nâng cấp là 9 đập, tổng chiều dài 207m. Tổng chiều dài kênh thủy lợi của xã hiện có 30,37 km, trong đó đã kiên cố 12,37 km (đạt 40,73%), số km kênh cần nâng cấp là 18,0 km.
phong phú, dồi dào nước, điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho sinh hoạt cũng như sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi gia súc. Cần mở rộng và nâng cấp các kênh thủy lợi để nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất của nơng dân.
Ngồi ra, trên địa bàn xã cịn có 1 điểm bưu điện, và 1 trạm phát thanh truyền hình có thể liên lạc, trao đổi thông tin sách báo, công văn của thơn xã. Hiện nay, tồn xã Bản Lầu cũng được phủ sóng điện thoại và có điện lưới quốc gia. Cụ thể: Số trạm biếp áp gồm có 8 trạm, trong đó có 6 trạm đạt yêu cầu và 2 trạmcần nâng cấp thêm. Số km đường dây hạ thế: 28,09 km, trong đó có 28,09 km đã đạt chuẩn. Tỷ lệ hộ dùng điện tồn xã hiện nay là 84,77%.
Bên cạnh đó, xã Bản Lầu hiện có01 nhà văn hố đa năng và 21 nhà văn hố thơn bản, 01 chợ trung tâm xã, diện tích 1.095 m2. Các điểm dịch vụ gồm: 01 cửa hàng dược, 01 cửa hàng xăng dầu, 01 cửa hàng thương nghiệp, 01 cửa hàng vật tư nơng nghiệp.
Nhìn chung, cơ sở vật chất, hạ tầng của xã Bản Lầu đang ngày càng được đầu tư xây dựng, mở rộng và phát triển, điều đó có ý nghĩa rất lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trong xã nói chung, và người Hmơng ở các thơn bản xa trung tâm nói riêng.
Về vấn đề nước sạch và môi trường
Tỷ lệ số hộ sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh trong toàn xã đạt tới 78,9%, một con số khá cao so với nhiều cộng đồng ở khu vực miền núi vùng cao. Tuy nhiên, tỷ lệ hộ có cơ sở chăn ni hợp vệ sinh chỉ đạt 14,9 %. Đặc biệt, tỷ lệ hộ có đủ 03 cơng trình (nhà tắm, nhà vệ sinh, bể nước) đạt chuẩn là 28,1% . Trong tồn xã chưa có dịch vụ vệ sinh mơi trường, thu gom và xử lý rác thải tập trung.
Có thể nói, với đặc thù là một xã miền núi, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội nhiều khó khăn, có những tác động không tốt đến môi trường. Xem xét về tổng thể, vấn đề về môi trường miền núi chịu sự tác động theo hệ thống, bất kỳ sự hạn chế nào của hệ thống dân sinh, kinh tế, xã hội như nghèo đói, trình độ dân trí thấp, nền sản xuất lạc hậu, tình trạng phá rừng trong thời gian dài trước đây và tình trạng xói mịn, rửa trơi đất đai, tập quán sinh hoạt lạc hậu... đều có tác động xấu đến mơi trường. Vì vậy, tình hình chung về mơi trường trên địa bàn xã Bản Lầu trong những
năm gần đây đã có những biến đổi và biểu hiện suy thoái, đặc biệt là việc suy giảm đa dạng sinh hoạt và môi trường khu dân cư nông thôn.
Thực hiện chỉ đạo của Huyện ủy và Ủy ban nhân dân huyện Mường Khương về phát triển kinh tế - xã hội bền vững kết hợp với bảo vệ môi trường, trong những năm qua, chính quyền xã chú trọng công tác tuyên truyền giáo dục để nâng cao nhận thức của đông đảo cán bộ, nhân dân các dân tộc trong xã về bảo vệ môi trường, đẩy mạnh việc phát triển diện tích rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc, khuyến khích phát triển, nhân rộng các mơ hình sản xuất nơng, lâm nghiệp kết hợp, bền vững. Đặc biệt, việc xây dựng và phát triển các mơ hình làng bản, cộng đồng dân cư văn hố thân thiện với mơi trường, đẩy mạnh phát triển văn hoá, xã hội theo hướng bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá tốt đẹp, nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân, nêu gương những điển hình tiên tiến nhằm từng bước hình thành ý thức tích cực cho nhân dân về bảo vệ mơi trường.
Dân cư, dân tộc
Bản Lầu là một xã có địa bàn rộng với tổng số 21 thơn gồm: Cốc Chứ, Làng Ha, Lùng Cẩu, Na Nhung 1, Na Nhung 2, Na Lin, Bổ Quý, Trung Tâm, Na Pao, Lùng Tao, Thủ Lùng, Na Mạ 1, Na Mạ 2, Đồi Gianh, Pạc Bo, Na Lốc 1, Na Lốc 2, Na Lốc 3, Na Lốc 4, Cốc Phương. Trong tổng số 21 thơn này thì có 7 thơn nằm trên đường biên giới với Trung Quốc.
Về dân số, theo số liệu thống kê của Ủy ban nhân dân xã thì tồn xã hiện có 1.040 hộ với 6.140 khẩu, trong đó có 1.110 lao động nam và 1.166 lao động nữ. Trong những năm 2011 - 2013 tổng nhân khẩu của xã tăng 3,14% và số hộ tăng 8,04% chủ yếu do tách hộ, sinh mới và nhập cư. Tỷ lệ gia tăng dân số ở mức tương đối cao năm 2012-2011 là 2,98%, năm 2013-2012 là 3,3%. Lao động nơng nghiệp chiếm 74,8%; 25,2% cịn lại là lao động dịch vụ và các ngành nghề khác [25, tr.15]. Về thành phần dân tộc, thống kê của chính quyền địa phương cho thấy hiện tồn xã có tổng số 11 dân tộc với tỷ lệ dân số được thể hiện trong bảng sau.
Bảng 1.5.Thống kê thành phần dân tộc của xã Bản Lầu năm 2013.
TT Dân tộc Tỷ lệ % dân cư
trong xã 1) Hmông 32 2) Kinh 27 3) Giáy 16 4) Nùng 13 5) Dao 10
6) Các dân tộc khác: Phù Lá, Mường, Thái 2
Nguồn: UBND xã Bản Lầu 2013, [25].
Phản ánh đặc điểm chung của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, các tộc người ở Bản lầu sống đan xen với nhau trong các làng bản tạo nên một sự đa dạng về ngành nghề sản xuất và phân cơng lao động. Trong lịch sử q trình xây dựng ở khu vực này, các dân tộc cư trú ở đây dườn như khơng có mâu thuẫn tộc người, khơng có xung đột trong việc tiếp cận với các nguồn lực đất đai và tài nguyên rừng, tất cả những điều này tạo nên một cộng đồng có mối quan hệ dân tộc tốt đẹp giữa các dân tộc cư trú trên địa bàn xã.
Một số nét chính về người Hmơng ở xã Bản Lầu
Về dân số, theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Hmơng ở
Việt Nam có dân số 1.068.189 người, đứng hàng thứ 8 trong bảng danh sách các dân tộc ở Việt Nam, cư trú tại 62 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố [20, tr.35].Trong đó, Lào Cai có 146.147 người, chiếm 23,8% dân số toàn tỉnh và 13,7% tổng số người Hmông tại Việt Nam [20, tr.37]. Địa bàn cư trú, tại địa bàn xã Bản Lầu, như tơi đã trình bày ở phần trên, dân tộc Hmơng chiếm 32% tổng dân số tồn xã và cư trú chủ yếu ở 5 thơn Na Lốc 1, Na Lốc 2, Na Lốc 3, Na Lốc 4, Cốc Phương.
Thành phần tộc người, thì dân tộc Hmơng ở Lào Cai có bốn ngành chính, phân bố ở
các địa bàn cụ thể như sau[15, tr.9-10]:
- Hmơng Hoa (Hmơng Lềnh) là ngành có số dân đông nhất, chiếm tới 70% số người Hmông ở Lào Cai, họ cư trú ở 8 huyện nhưng chủ yếu
tập trung ở huyện Bắc Hà,Mường Khương, Sa pa, Bảo Thắng, Bảo Yên.
- Hmông Đen (Hmông Đú) cư trú rải rác tại Bát Xát, Sa pa.
- Hmông Xanh (Hmông Chúa) cư trú tập trung tại xã Nậm Xé huyện Văn Bàn.
- Hmông Trắng (Hmông Đư) ở Bắc Hà, Bát Xát, Văn Bàn, Sa pa, Si Ma Cai. Tuy phân biệt thành bốn ngành Hmông khác nhau nhưng trừ ngành Hmông Xanh (Hmông Chúa) ở Văn Bàn cịn có 3 ngành Hmơng Hoa, Hmơng Trắng, Hmơng Đen về ngơn ngữ văn hóa cơ bản giống nhau, sự khác nhau giữa cá nhóm chủ yếu là dựa trên trang phục phụ nữ. Trong ngôn ngữ hơn 93% từ vị cách phát âm của các nhóm Hmơng là giống nhau.
Nguồn gốc, tài liệu nghiên cứu cho thấy người Hmông di cư đến Lào Cai từ
cách ngày nay khoảng hơn hai trăm năm. Người Hmông được cho là từ Quý Châu di cư đến Vân Nam và từ Vân Nam vào Lào Cai trong nhiều đợt khác nhau. Ở thời kỳ cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX, người Hmông ở Quý Châu (Trung Quốc) liên tiếp nổi dậy khởi nghĩa chống sự cai trị hà khắc của phong kiến nhà Thanh. Cuộc khởi nghĩa bị dìm trong biển máu, người Hmông buộc phải di cư xuống Vân Nam, Việt Nam. Đợt di cư đầu tiên vào Lào Cai gồm 80 gia đình (họ Vàng, Lù, Chấn, Sùng, Hồng, Vũ...). Các dịng họ này di cư đến San Khô - Sủ động mù vẩn (động Ngọc Uyển, châu Thủy Vĩ) nay là vùng huyện Si Ma Cai. Thủ lĩnh dẫn đầu đồn di cư người Hmơng đến Lào Cai là ơng Hồng Sín Dần, một tộc trưởng có uy tín, giỏi võ nghệ. Họ sinh sống ở Si Ma Cai được ba đời thì có 30 gia đình lại tiếp tục di cư sang Sa Pa, đồn di cư do ông Lý Thành Pùa dẫn đầu Từ năm 1840 đến năm 1869, người Hmông ở Quý Châu, Vân Nam, Quảng Tây (Trung Quốc) lại kiên cường nổi dậy tham gia phong trào “Thái Bình thiên quốc” chống nhà Mãn Thanh. Cuộc khởi nghĩa thất bại, phong kiến nhà Mãn Thanh đàn áp dã man, hơn một vạn người Hmông ồ ạt di cư sang Việt Nam.
Người Hmông di cư đến địa bàn tỉnh Lào Cai chia làm ba đoàn: một đồn do ơng Sèo Cơ Phìn dẫn đầu đến Pha Long, Mường Khương, một đồn do ông Lùng
Chung chỉ huy di cư sang Bản Lầu, một đoàn do thủ lĩnh họ Hoàng dẫn đầu tiếp tục đến Si Ma Cai. Sau khi định cư một thời gian, người Hmông từ Mù Vẳn (Bắc Hà) lại di cư sang miền Tây theo đường từ Bắc Hà đi Phố Lu vượt sông Hồng sang Mường Bo đến Thanh Phú, Lao Chải (Sa Pa). Một đoàn di dư khác do dòng họ Mã, họ Vàng dẫn đầu từ Pha Long xuống Cốc Lếu, Lào Cai lên Trung Chải, San Sả Hồ (Sa Pa). Một đoàn khác từ Bắc Hà xuống Phố Lu lên Sa Pa đi sang Than Uyên, tới Mù Căng Chải và vào Văn Bàn. Trong đoàn đi lần này có một nhóm Hmơng Xanh sau định cư tại Nậm Xé, huyện Văn Bàn. Đợt thiên di lần thứ ba vào cuối thế kỷ 19 và rải rác đến những năm đầu thế kỷ 20, địa bàn tập trung ở các huyện Bát Xát, Bảo Thắng, Bảo Yên, Than Uyên. Người Hmông dù đến cư trú ở Lào Cai sớm hay muộn đều coi Lào Cai là quê hương, Việt Nam là Tổ Quốc mình[15, tr.25].
Người Hmơng ở Lào Cai thường cư trú ở những sườn núi sơn ngun có độ cao trung bình từ 700 - 1800m. Địa hình người Hmơng cư trú chủ yếu là hai dãy núi cổ chạy song song với nhau theo hướng tây bắc - đông nam , dãy núi Con Voi ở phía đơng và dãy núi Hồng Liên ở phía tây.
Dãy Hồng Liên Sơn có các đỉnh cao: Phan Xi Păng (3143m), Tả Giành Phình (3090m), Phu Lng (2983m) và các bề mặt san bằng cổ nằm ở các bậc độ cao khác nhau (1350m, 1450m, 1700m...). Dãy Hoàng Liên là vùng núi đồ sộ có nhiều đèo hiển trở như đèo Ơ Q Hồ, Khau Co... ở miền đơng, người Hmông cư trú tập trung ở sơn nguyên cổ Bắc Hà, Si Ma Cai, Mường Khương thuộc khối vịm nhơ sơng Chảy nằm ở phía đơng bắc dãy núi Con Voi. Đó là các khối sơn nguyên phân bậc không rõ ràng và phân bố, phân tán thành những khối nhỏ xen kẹp với các khối núi sót.
Trên bề mặt sơn nguyên bị cắt xẻ bởi hệ thống máng trũng có cả dạng đồi, đỉnh bằng nhiều lũng khơ và các lịng chảo cổ Khu vực người Hmông Lào Cai cư