Đơn vị tính: ha Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh (%) Bình quân (%) 2012/2011 2013/2012 Diện tích kinh doanh 150,00 177,00 200,00 118,00 113,00 115,50 Diện tích trồng mới 30,00 23,00 50,00 76,70 217,40 147,10 Tổng diện tích 180,00 200,00 250,00 111,10 125,00 118,10
Về giống và kỹ thuật sản xuất: Người dân trao đổi từ các địa phương của
huyện Hà Khẩu (Trung Quốc).Quy hoạch phát triển vùng sản xuất chuối mô của huyện Mường Khương đến năm 2015 là 450 ha. Từ chỗ chỉ có bản Cốc Phương trồng, giờ đây chuối mơ đã có mặt ở khắp 21 thơn, bản của xã Bản Lầu. Năng suất và sản lượng chuối của xã Bản Lầu liên tục tăng qua các năm bởi kinh nhiệm sản suất của người dân ngày càng được nâng cao cũng như mức độ đầu tư cao hơn, điều đó được thể hiện cụ thể qua bảng 3.5 dưới đây.
Bảng 3.5: Diện tích, năng suất, sản lƣợng chuối của xã Bản Lầu năm 2011-2013
Đơn vị tính: ha
ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
So sánh (%) Bình quân (%) 2012/ 2011 2013/ 2012 Tổng diện tích Ha 180,00 200,00 250,00 111,10 125,00 118,10 Diện tích Thu hoạch Ha 150,00 177,00 172,00 118,00 92,70 105,40
Năng suất Tấn/ha 19,30 20,90 20,30 108,30 97,10 102,70
Sản lượng
tươi Tấn 2.900,00 3.700,00 3.500,00 127,60 94,60 111,10
Giá bán 1000 đ 8,00 6,00 6,50 75,00 108,33 91,67
Giá trị
sản xuất 1000 đ 23.200.000,00 22.200.000,00 22.750.000,00 95,69 102,48 99,09
Kỹ thuật trồng và chăm sóc: Kỹ thuật trồng chuối mơ ở Bản Lầu được tiến
hành như sau: Thông thường người dân trồng chuối theo tập quán tách chồi. Tuy nhiên hiện nay khoa học phát triển, nên chuối giống được tạo từ nuôi cấy mô tế bào.Với kỹ thuật này cây sau trồng 12-16 tháng tuổi cho năng suất và chất lượng quả cao hơn việc trồng chuối từ chồi.Hơn nữa việc trồng chuối từ mô đồng loạt dẫn đến chuối ra buồng và chín đồng đều nên rất thích hợp trồng thành vùng sản xuất thâm canh chuối.
Thời vụ trồng:chuối được trồng quanh năm, nhưng tốt nhất nên trồng khi đất đủ ẩm hoặc vào đầu mùa mưa, cây sinh trưởng tốt cho tỉ lệ sống cao hoặc xác định thời điểm trổ buồng, thu hoạch mà chọn thời gian trồng thích hợp với điều kiện chủ động được nước tưới.
Phương thức và mật độ trồng:cây chuối được trồng theo hàng với khoảng cách hàng cách hàng 2,0 - 2,5m. Khoảng cách giữa hai cây là 2m tương đương với 2000 - 2500 cây/ha.
Cách làm đất, bón lót và trồng cây:
Làm đất: Tiến hành đào hố với kích thước 50x50x50 cm.
Bón lót: Bón lót 5kg phân chuồng hoai + 0,3kg supe lân hoặc 0,3kg phân NPK cho mỗi hố, dùng cuốc trộn đều phân với đất, lấp cho gần đầy hố. Tiến hành bón phân trước khi trồng từ 15 - 30 ngày.
Trồng cây: Khi thời tiết thuận lợi như trời dâm mát, đất đủ ẩm thì tiến hành trồng cây. Dùng dao sắc rạch bỏ túi bầu (tránh để vỡ bầu), đặt cây giống vào giữa hố, lấp đất đến qua cổ rễ và nén chặt. Trồng xong cần tưới đẫm nước ngay để tránh mất nước và rễ tiếp xúc với đất được tốt.
Chăm sóc sau trồng:chuối là cây chịu nóng kém nên cần rất nhiều nước vì vậy phải thường xuyên tưới nước giữ ẩm, để cây phát triển bình thường. Ở giai đoạn cây con tưới 2 ngày/lần, cây trưởng thành 2 lần/tuần. Vào mùa mưa chú ý thoát nước tốt cho vườn chuối để tránh ngập úng.
- Bón thúc:0,3 - 0,4kg ure và 0,4 - 0,5 Kali clorua/cây/vụ.
Lần 2: Khoảng 4,5 tháng SKT bón 40% lượng đạm và 40% lượng Kali Lần 3: Khoảng 7,5 tháng SKT bón 30% lượng đạm và 30% lượng Kali - Tỉa chồi và để chồi: tỉa chồi phải thường xuyên khoảng 1 tháng/lần, dùng dao cắt ngang thân sát mặt đất và hủy đỉnh sinh trưởng. Nên tiến hành tỉa vào lúc trời nắng ráo, tránh để đọng nước xung quanh làm chồi con bị thối lây sang cây mẹ. Việc để chồi thực hiện sau khi trồng 5 tháng, chừa lại cây con mập, khỏe mọc cách xa cây mẹ trên 20cm, sao cho mỗi bụi có 3 cây cách nhau khoảng 4 tháng.
- Bẻ bắp và chống buồng: Sau khi xuất hiện 1-2 nải trung tính, tiến hành bẻ bắp vào buổi trưa để hạn chế sự mất nhựa. Nên dùng cây chống buồng tránh đỗ ngã.
* Phòng trừ sâu bệnh:cây chuối thường xuất hiện một số loại sâu hại như: - Sùng đục củ: Cây chuối có biểu hiện mọc yếu, lá rụng nhiều. Thường xuyên vệ sinh vườn chuối, sử dụng Basudin rải trên cổ gốc chuối để trừ sùng.
- Bù lạch: thành trùng rất nhỏ, có màu nâu hay đen thường tập trung ở các lá bắc để chích hút các trái non, làm trái có những chấm màu nâu đen (ghẻ), làm mất vẻ đẹp, rất khó xuất khẩu. Phịng trị: phun thuốc Decis hoặc Sherpa 25 EC ở giai đoạn mới trổ và trái còn nhỏ.
* Thu hoạch
Từ trồng đến trổ khoảng 6-10 tháng và từ trổ đến thu hoạch khoảng 2 - 3 tháng tùy theo giống. Thường độ chín của quả được xác định qua màu sắc vỏ, độ no đầy và góc cạnh của trái. Lúc thu buồng tránh làm cho trái bị trầy xước.
Chuối được thu hoạch mỗi năm một lần, độ chín thu hái của chuối là lúc độ già đạt 85 - 90%. Lúc đó vỏ chuối còn xanh thẫm, quả đã lớn hết cỡ, đầy đặn, hầu như khơng cịn gờ cạnh, thịt chuối có màu trắng ngà đến vàng ngà. Độ chín thu hái của chuối thường đạt được sau 115 - 120 ngày phát triển kể từ khi trổ hoa. Thu hoạch chủ yếu bằng phương pháp thủ công, chuối trồng trên đồi, vận chuyển xa, vào mỗi vụ thu hoạch chuối phải huy động một số lượng lao động lớn để gùi, rồi chở chuối từ đồi xuống các điểm tại Hà Khẩu (Trung Quốc) nơi xe tải có thể vào được, việc thu hoạch chuối một cách thủ công như vậy làm cho chuối dễ bị dập, ảnh hưởng đến chất lượng chuối và giá thành sản phẩm, chi phí vận chuyển cao vì thế
Thu hoạch q sớm có lợi về giá bán nhưng chuối chưa đảm bảo về chất chất lượng dẫn đến HQKT thấp.Thu hoạch quá muộn chuối ngon nhưng số lượng suy giảm mặc dù giá thành cao tuy vậy HQKT cũng không được cao. Chênh lệch giá cả của chuối chính vụ và chuối trái vụ là rất lớn từ 3000đ-4000đ/kg vì vậy cần phải có hướng dẫn kỹ thuật của cán bộ khuyến nơng để giúp người dân có thể nắm bắt kỹ thuật trồng chuối trái vụ nhằm nâng cao HQKT của cây chuối mô.
Bảo quản sau thu hoạch: việc tiêu thụ chuối của người nông dân thường là bán quả tươi, khơng gặp khó khăn trong việc thu mua. Vì vậy việc bảo quản khơng cần quá khắt khe, sau khi chuối được chặt từ cây thì chuyển đến nơi xe tải của các thương lái Trung Quốc có thể vào được.
Ảnh 3: Vợ chồng chị Thào Máy vui mừng vì sản lượng và giá chuối thị trường năm nay mang lại thu nhập khá cho gia đình. Ảnh tư liệu của tác giả.
Việc phát triển cây chuối mơ cũng có những tác động nhất định, như làm cho bộ mặt kinh tế của xã có nhiều thay đổi. Phát triển sản xuất cây chuối mơ góp phần giải quyết việc làm cho người lao động tại chỗ trong nông thôn, sản phẩm quả được tiêu thụ lưu thông trên thị trường tạo điều kiện thúc đẩy các dịch vụ sản xuất phát triển, góp phần làm thay đổi nơng thơn theo hướng cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa. Góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng tổ chức hàng hoá. Đồng thời, cải tạo môi trường sinh thái theo hướng phát triển môi trường sinh thái bền vững. Do trồng cây chuối mô đúng kỹ thuật góp phần phủ xanh đất trống đồi
trọc, nâng cao độ che phủ, cải thiện môi trường sinh thái hạn chế rửa trơi, xói mịn suy thối đất, hạn chế nguy cơ và thiệt hại do mưa lũ gây ra, nguồn tài nguyên đất đai sẽ được sử dụng hợp lý, đồng thời người dân có thu nhập cao sẽ hạn chế phá rừng làm nương. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, sử dụng tài nguyên thiên nhiên hợp lý, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế nông nghiệp, sử dụng đất hợp lý với từng loại cây trồng để đem lại việc làm và thu nhập cho người lao động nơng thơn. Từng bước xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy nền kinh tế - xã hội của địa phương, giữ vững an ninh chính trị và chủ quyền quốc gia dọc tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc.
b. Cây dứa Queen
Ảnh 4 : Người dân đem dứa bày bán ngay sau khi thu hoạch xong. Nguồn: Ảnh tư liệu điền dã dân tộc học. điền dã dân tộc học.
Căn cứ vào điều kiện tự nhiên và thực trạng canh tác, xã Bản Lầu đã lựa chọn cây dứa làm cây trồng chính trên đất đồi, bởi dứa là loại cây trồng không kén đất, chịu được hạn, khơng địi hỏi vốn đầu tư cao lại tương đối dễ chăm sóc. Vì thế, từ những năm 2006, 2007 một số hộ gia đình đã mạnh dạn đầu tư trồng dứa, cây dứa được coi là cây trồng chủ lực để xố đói, giảm nghèo.
Mỗi hộ gia đình tại Bản Lầu có từ 3-5 vạn gốc dứa. Cây dứa “lên ngôi” giúp cho người dân có việc làm, tăng thu nhập. Chính vì vậy, người dân ở đây đang chú ý đầu tư có chiều sâu để giữ "thương hiệu" dứa Bản Lầu.Bởi vậy trong những năm qua diện tích trồng dứa ở đây khá ổn định, khơng mở rộng bừa bãi vì người dân đầu tư thâm canh dứa hàng hóa, đảm bảo đầu ra được ổn định, hạn chế tình trạng được mùa rớt giá.
Với tổng diện tích cho thu hoạch là 500 ha, sản lượng dứa quả Bản Lầu năm 2015 ước đạt 12.500 tấn, trong đó 50% được xuất khẩu sang Trung Quốc. Đây là vụ dứa chính vụ và thời gian thu hoạch sẽ kéo dài cho đến hết tháng 4/2014. Hiện đã có nhiều tư thương ở các tỉnh trong nước và phía Trung Quốc đến các gia đình trồng dứa đặt hàng ngay từ sau tết Nguyên đán 2015.Trưởng thơn Cốc Phương Thào Dìn cho biết:
"Vụ dứa năm ngối, nhà tơi thu hoạch được hơn 100 tấn quả, bán cho Nhà máy chế biến dứa xuất khẩu Bắc Giang được gần 200 triệu đồng. Cả thôn Cốc Phương nhà nào cũng trồng dứa. Thấy nhiều nhà giàu lên bằng trồng dứa nên mọi người trong thôn tự học nhau mà làm thôi" (Tài liệu phỏng vấn ngày 25/6/2015)
Vậy là, lề lối sản xuất tự cung tự cấp, khép kín; tập quán du canh du cư tồn tại bao năm naytrong đồng bào Hmông ở đây đã thay đổi.Khơng cịn cảnh độc canh lúa nương, cây ngô địa phương năng suất thấp.Để phát triển kinh tế, người Hmông ở Bản Lầu đã biết sản xuất hàng hóa. Phong trào trồng dứa xuất khẩu đã lan tỏa từ những mơ hình làm ăn khá, giỏi trong thôn, xã, lôi cuốn mọi người làm theo.
Cán bộ khuyến nơng tập trung hướng dẫn kỹ thuật, chính quyền lo việc quy hoạch, quản lý đất đai cho trồng dứa phù hợp định hướng phát triển nông - lâm bền vững của huyện và tỉnh. Ngồi trưởng thơn Thào Dìn, các hộ như Thào Vư ở thơn Cốc Phương, Sủng Phìn ở thơn Na Lốc 4, Tráng Seo Dinh ở thôn Ðồi Gianh, Vàng Seo Sẩu ở thôn Pạc Bo,..đều là những hộ có thu nhập hàng trăm triệu đồng từ tiền bán dứa quả hằng năm. Chủ tịch UBND xã Bản Lầu Ðỗ Duy Phiên cho biết: Cả xã Bản Lầu hiện có 300 ha dứa xuất khẩu, tạo việc làm và nguồn thu nhập khá cho gần 200 hộ gia đình người Hmơng ở địa phương.
Ảnh 5:Anh Thào A Minh bên nương dứa của gia đình mình. Nguồn: Ảnh tư liệu điền dã dân tộc học. điền dã dân tộc học.
Một ví dụ điển hình ở vùng dứa xã Bản Lầu là gia đình ơng Thào A Diu tại thơn Cốc Phương, gia đình ơng trồng dứa từ nhiều năm nay, năng suất trung bình năm 2013 đạt từ 27-30 tấn , trừ tất cả mọi chi phí thì gia đình ơng thu về khoản lãi đến gần trăm triệu đồng.Đến nay, nhiều người đã trở thành nông dân sản xuất giỏi, trở thành triệu phú từ cây chuối, cây dứa như các ông Thào A Diu, Thào A Minh, Thào A Thắng, Thào A Dìn, Vàng Seo Dìn… ở hai thơn Na Lốc, Cốc Phương. Từ những tấm gương này, nhiều hộ gia đình trong xã đã đầu tư phát triển cây dứa, tồn xã đã có 750 ha, cho doanh thu hàng chục tỷ đồng. Việc trồng dứa đã đem lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân và bước đầu là bài toán thoát nghèo cho bà con trong xã.Chị Thào Thị Cở, 26 tuổi, dân tộc Hmông, chủ một đồi dứa ở thôn Na Mạ, cho biết: “Nếu dứa quả to và nặng (khoảng 4 lạng trở lên), tư thương Trung Quốc trả giá gần 1,7 nhân dân tệ/kg (tương đương 5.000 đồng/kg). Năm nay gia đình tơi trồng 3 vạn gốc dứa, sẽ thu hoạch trên 20 tấn quả, dự kiến bán được 100 triệu đồng”. (Tài liệu phỏng vấn ngày 25/8/2015).
Anh Cư Seo, 43 tuổi, dân tộc Hmông cho biết, nếu so giá dứa xuất khẩu với trồng ngô, cấy lúa, thì trồng dứa lợi hơn nhiều. Vụ dứa năm 2015theo ước tính, gia đình anh sẽ thu về 140 triệu đồng.Anh Thào Dìn, dân tộc Hmơng,được mệnh danh là "Vua dứa, chuối" của xã Bản Lầu cho biết :
"Kinh nghiệm trồng dứa bao nhiêu năm cho thấy, thời vụ thu hoạch dứa đúng thời gian mới là khâu quyết định nhất.Bởi khi dứa chín dễ bị thối, khách hàng chê là chủ “đói”. Vụ dứa năm nay, gia đình anh ước thu hơn 300 triệu đồng. Cách đây vài năm, bà con ở đây thu hoạch chủ yếu dùng sức người, sức ngựa vận chuyển. Bây giờ bà con gùi rồi vận chuyển bằng xe máy nên đảm bảo thời gian và cũng bớt vất vả, mọi người đều phấn khởi". (Tài liệu phỏng vấn ngày 25/8/2015).
Ngồi những gia đình trồng dứa có tiếng ở Bản Lầu mỗi năm thu hoạch hàng trăm triệu đồng như ơng Thào Dìn, Thào Diu (thơn Cốc Phương); Vàng Seo Dìn, Vàng Phủng, Vàng Seo Qng (thơn Na Lốc 3), danh sách triệu phú từ dứa ở Bản Lầu tiếp tục dài thêm qua các năm.
Theo ơng Dương Hồng Trung, Phó chủ tịch UBND xã Bản Lầu, mỗi ha dứa năng suất trung bình đạt từ 25 - 30 tấn, với giá bán khá ổn định so với năm trước, trung bình từ 4.500 - 5.000 đồng/kg, người trồng dứa ở xã Bản Lầu (Mường Khương) thu được trên 150 triệu đồng/ha, ước thu khoảng 70 tỷ từ vụ dứa năm 2015.
Trải qua nhiều biến động, cây dứa cũng có năm được mùa, mất giá vì khâu tiêu thụ bấp bênh do thị trường khơng ổn định. Có năm, một số hộ trồng dứa khơng theo được đành chấp nhận bỏ cuộc. Năm 2012, xã Bản Lầu có diện tích dứa 750 ha, lớn nhất tỉnh Lào Cai, trong đó, có 500 ha cho thu hoạch, nhưng giá dứa bình quân chỉ đạt 2.500 đồng/kg đã làm nhiều hộ lao đao. Nhưng gắn bó với cây dứa nhiều năm bà con nông dân nơi đây vẫn quyết tâm vượt qua khó khăn, bằng mọi giá giữ được diện tích. Quả là đất không phụ công người nông dân đã “một nắng hai sương”, từ năm 2013, khi khâu tiêu thụ được đảm bảo thì vụ dứa năm nay, Bản Lầu vẫn cịn nguyên 500 ha dứa cho thu hoạch.
“Sở dĩ mối lo đầu ra của dứa Bản Lầu những năm nay hầu như khơng cịn là do huyện đã chủ động việc tiêu thụ ngay từ khi kết thúc vụ thu hoạch dứa năm trước. Theo đó, huyện tổ chức việc gặp gỡ các doanh nghiệp, tư thương thường xuyên mua dứa ở Mường Khương để rút kinh nghiệm các vấn đề liên quan; thành lập đồn cơng tác đi tiếp thị tại một số nhà máy chế biến tại Hải Phòng, Bắc Giang, Hưng Yên, Vĩnh Phúc và huy động được sự vào cuộc của các nhà máy thông qua cam kết hỗ trợ bà con vật tư, kỹ thuật, bao tiêu sản