Hoàn thiện các văn bản pháp lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động của thư viện số tại trung tâm thông tin khoa học quân sự bộ quốc phòng (Trang 92)

Công tác soạn thảo, đề nghị thông qua các văn bản pháp lý làm điều kiện cho phát triển Thư viện điện tử, Thư viện số ở Việt Nam nói chung và hoạt động TT. KHQS và thư viện TT.KHQS nói riêng cũng vơ cùng quan trọng. Điều này có tác

dụng khuyến khích, động viên cũng như tạo ra các khung, chế tài cho hoạt động thư viện trong thời gian tới. Trong đó việc xây dựng và thơng qua Luật Thư viện thay thế cho Pháp lệnh Thư viện hiện này và hoạt động cần được chú ý hơn cả.

Riêng với Ngành TT.KHQS cần đặc biệt quan tâm đến tổ chức biên chế cho thư viện, nâng thư viện từ tổ lên ban, phòng đồng thời ra các chế tài bắt buộc các cơ quan cấp dưới nộp sản phẩm thông tin, nhất là dưới dạng tài liệu số về thư viện Trung tâm. Ngoài ra các vấn đề về quyền, trách nhiệm của các cơ quan, cá nhân trong ngành cũng cần được nghiên cứu cụ thể tạo điều kiện cho sự phấn đấu của các cán bộ nói chung và ngành nói riêng.

3.3 Tăng cƣờng đầu tƣ phát triển nguồn lực thông tin - tài liệu số

Hiện nay, tại Trung tâm Thơng tin KHQS/BQP khơng có chủ trương xây dựng một thư viện khoa học quân sự tầm cỡ quốc gia, vì đã có Thư viện Trung ương Qn đội đảm nhận chức năng này, song song với xây dựng các thư viện điện tử, thư viện số của các dự án, Trung tâm Thông tin KHQS đã và đang xây dựng trung tâm lưu trữ, quản lí dữ liệu số quân sự tập trung. Trước mắt, toàn bộ dữ liệu số thư viện điện tử của 25 đơn vị đã và đang được tập trung tại Trung tâm, được phân loại, xử lí, lưu trữ, quản lí khơng chỉ ở trên một hệ thống máy chủ mạnh nhất mà cịn được quản lí, lưu trữ ở các dạng khác nhằm bảo đảm tuyệt đối an tồn dữ liệu. Vì thế, về lâu dài, Trung tâm Thơng tin KHQS sẽ là nơi lưu trữ, quản lí tất cả dữ liệu số của hệ thống thông tin KHQS trong BQP. Hiện tại, do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, hệ thống cơ sở dữ liệu số của các đơn vị có thư viện điện tử chưa thật đồng bộ, việc tra cứu, khai thác giữa thư viện này với thư viện khác đơi khi cịn gặp khó khăn (đường truyền, máy chủ, lỗi cơ sở dữ liệu do đơn vị cơ sở quản lí…), nhưng nếu dữ liệu được tập trung, quản lí tại hệ thống máy chủ của Trung tâm thì việc khai thác sẽ thuận lợi hơn nhiều, tính hiệu quả của Dự án chắc chắn sẽ nhân lên.

Cần xây dựng chính sách, chiến lược phát triển nguồn thông tin – tài liệu số phù hợp, chú trọng thu thập lượng tài liệu nội sinh trong quân đội, đặc biệt là các nghiên cứu khoa học, luận văn, luận án trong các học viện, nhà trường như Học viện Quốc phòng. Học viện Lục quân, Học viện Kỹ thuật quân sự, Học viện Chính trị, các trường sĩ quan của các quân binh chủng…

Có thể đầu tư mua sắm, trao đổi các CSDL có giá trị của các cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế liên quan đến Khoa học quân sự như: CSDL PROQUEST, MEDLINE, HINARY,…

Bảo đảm thông mạng các đường link với các thư viện số đã được đầu tư xây dựng trong Dự án Thư viện số toàn quân nhằm tăng cường khối lượng cũng như chất lượng của nguồn lực số trong Ngành TT.KHQS đồng thời cũng giúp giảm dung lượng lưu trữ cho các máy chủ thư viện hiện nay.

Hệ thống số hóa KABIS 2 cần được bảo dưỡng, bảo trì thường xun nhằm phục vụ tốt nhất cho cơng tác số hóa tài liệu. nếu có điều kiện có thể trang bị thêm máy tính mới cài đặt các phần mềm xử lý trong hệ thống để có thể tận dụng hết khả năng của máy quét (hiện tại tất cả các phần mềm quét và xử lý tài liệu nằm trên chung một máy tính, điều này khiến người vận hành không thể sử dụng cùng lúc kết quả chụp). Việc này đang trở nên vô cùng cấp thiết khi thiết kế của hệ thống cho phép chụp 200.000 trang tài liệu trước khi phải thay một số linh kiện của máy ảnh, chổi than…và hiện tại số trang mà cán bộ thư viện đã chụp là trên 300.000 dẫn tới chất lượng hình ảnh và tốc độ qt khơng đảm bảo như trước.

Tiếp tục tăng cường xây dựng các CSDL hiện có và đề xuất CSDL mới phù hợp tình hình trong nước và quốc tế

3.4 Nâng cao trình độ cán bộ thƣ viện

Trong thời đại thư viện số, cán bộ thư viện được xem như là người tổ chức và chuyên gia thông tin, môi trường làm việc của họ là môi trường “số”. Nhiệm vụ của một cán bộ thư viện số được xem xét với các góc độ sau:

+ Thu thập tư liệu: Lựa chọn, bổ sung, xử lý, bảo quản, tổ chức phục vụ các bộ sưu tập số

+ Thiết kế cấu trúc kỹ thuật cho tài liệu số, CSDL + Biên mục: mô tả nội dung tài liệu số (siêu dữ liệu)

+ Xây dựng kế hoạch, hỗ trợ các dịch vụ số (định hướng thông tin, tư vấn chuyển giao…) đồng thời thiết kế, duy trì và chuyển giao các sản phẩm thơng tin chất lượng

+ Tạo lập các giao diện thân thiện với người sử dụng trên hệ thống mạng + Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với thơng tin số trong mơi trường mạng + Bảo đảm an ninh thông tin.

Để thực hiện được những nhiệm vụ như trên, mỗi cán bộ thư viện cần đáp ứng được các yêu cầu về kiến thức, năng lực như sau

- Có kiến thức tổng hợp: để đáp ứng được yêu cầu của TVS, người cán bộ thư viện cần có những kiến thức cơ bản về các ngành khoa học thư viện, khoa học thông tin, công nghệ thông tin, ngoại ngữ và một số chuyên ngành cụ thể khác

- Khả năng nắm bắt thông tin cao:

+ Có phản ứng nhanh nhạy với các nguồn thơng tin khác nhau

+ Có niềm đam mê trong cơng việc, ý thức tìm kiếm, thu thập, xây dựng, xử lý và cung cấp thơng tin có giá trị

+ Có kỹ năng trong việc tìm kiếm, sàng lọc và đánh giá thơng tin để từ đó bổ sung thơng tin – tài liệu phù hợp

+ Có khả năng tổ chức, quản lý thơng tin và phổ biến thông tin đến người dùng tin đúng lúc, đúng đối tượng;

- Năng động, sáng tạo, tinh thần đồng đội cao, có tầm nhìn chiến lược, biết xây dựng dự án.

Trong thời gian tới, vấn đề đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ đáp ứng được các yêu cầu, nhiệm vụ của thư viện số cần được thủ trưởng Bộ, thủ trưởng Trung tâm quan tâm hơn nữa. Cán bộ thư viện cần được học tập, giao lưu nâng cao trình độ nghiệp vụ cũng như trình độ ngoại ngữ. Đặc biệt là vấn đề ngoại ngữ khi hiện tại Thư viện có rất nhiều tài liệu với các ngơn ngữ: tiếng Việt, tiếng Trung, tiếng Nga, tiếng Anh, tiếng Pháp…trong khi cán bộ thư viện chuyên trách không được đào tạo chuyên ngành bất k loại ngoại ngữ nào. Phần lớn tài liệu cần thuê cộng tác viên xử lý, điều này ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng sản phẩm dịch vụ vì cộng tác viên có chun mơn cao về khoa học quân sự nhưng hầu như khơng có kiến thức về nghiệp vụ thư viện nên các công tác biên mục, nhập dữ liệu cán bộ thư viện đều phải hiệu đính lại gây tiêu tốn thời gian và ảnh hưởng đến tính cập nhật của tài liệu

Bên cạnh đó, cán bộ thư viện của Trung tâm tuy được tạo điều kiện để tham gia các khóa học nâng cao trình độ như các khóa đào tạo sau đại học và ngoại ngữ nhưng lại gần như không được tham dự hội nghị, lớp tập huấn chuyên ngành do các cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế tổ chức như

Hiện nay, hàng năm Trung tâm tổ chức ít nhất 3 hội nghị tập huấn ngành TT.KHQS tại 3 miền Bắc, Trung, Nam tạo điều kiện cho cán bộ thư viện – thông tin được học tập, giao lưu trao đổi kinh nghiệm. Tuy nhiên các hội nghị này hầu hết tập trung tổng kết công tác ngành, giới thiệu tư liệu mới và mời các diễn giả nói chuyện về tình hình chính trị, xã hội, quân sự trên thế giới và hầu như không chú ý tới hoạt động thư viện. Có thể nói Thư viện Quân đội đã thực hiện rất tốt nhiệm vụ này khi tổ chức tập huấn kết hợp giao lưu cho cán bộ thư viện toàn quân trong khoảng tháng 4, 5 hàng năm và mời các chuyên gia thư viện trong nước đến giảng dạy. Trong thời gian tới mong rằng Trung tâm sẽ tổ chức và cử cán bộ tham gia các lớp đào tạo theo hướng này.

3.5 Tăng cƣờng công tác hợp tác và liên kết

Thư viện điện tử, thư viện số là loại hình thư viện hồn tồn mới mẻ đối với hệ thống các thư viện nhà trường quân đội. Trên cơ bản chúng ta vừa triển khai xây dựng vừa học tập để nâng cao trình độ quản lí, vận hành TVĐT/TVS. Vì thế, tăng cường giao lưu, trao đổi kinh nghiệm công tác giữa các đơn vị có TVĐT/TVS, với trung tâm thơng tin khoa học trong và ngồi nước là điều hết sức cần thiết, nên làm và làm thường xuyên. Các đơn vị có thể hỗ trợ cho nhau về nhân lực, vật lực, đồng thời có thể cùng nhau tổ chức các lớp học bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, tổ chức hội thảo trao đổi chuyên sâu về từng khía cạnh của TVS. Hiện nay, Ngành Thơng tin KHQS đã có đường truyền giao ban trực tuyến riêng và Cổng Thông tin Điện tử Bộ Quốc phịng do Trung tâm Thơng tin KHQS trực tiếp quản lí, đó là điều kiện hết sức thuận lợi để các đơn vị cơ sở có thể trao đổi thơng tin với nhau một cách nhanh chóng, kịp thời.

Trong những năm qua, trung tâm đã có mối quan hệ hợp tác với nhiều cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước: Cục Khoa học Quân sự Lào, Liên hiệp thư viện

các Trường Đại học phía Bắc, Liên hiệp Thơng tin Khoa học công nghệ Việt Nam, Bộ Giáo dục – đào tạo, Bộ Kế hoạch – đầu tư, Hội Nhà báo Việt Nam, Công ty xuất nhập khẩu sách báo Việt Nam (Xunhasaba). Tổng công ty phát hành sách Trung ương. Các nhà xuất bản: Chính trị quốc gia, Khoa học kỹ thuật, Việt – Mỹ STRENS BOOKS, Đại học Quốc gia Hà Nội, Quân đội nhân dân, Giáo dục. Trung tâm thông tin thư viện: Cục thông tin Khoa học và công nghệ Quốc gia, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại sứ quán Hoa K , Thư viện Trung ương Quân đội, Thư viện Quốc gia Việt Nam…

Trong thời gian tới, Trung tâm cần có kế hoạch tăng cường hơn nữa việc hợp tác liên kết với các cơ quan Thông tin – Thư viện trong và ngoài quân đội nhằm trao đổi chia sẻ nguồn lực thông tin, học hỏi kinh nghiệm của nhau, phát huy mặt mạnh, hạn chế nhược điểm để từng bước nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ người dùng tin.

Thư viện cần hợp tác chặt chẽ với các cơ quan hiện đã thiết lập quan hệ và một số cơ quan Thơng tin – Thư viện có uy tín khác: Thư viện Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Thư viện Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm Học liệu Đại học Thái Nguyên, Trung tâm Học liệu Đại học Huế, Trung tâm Học liệu Đà N ng...Phạm vi hợp tác có thể bao gồm nghiệp vụ, mượn liên thư viện, đào tạo cán bộ...

3.6 Tăng cƣờng công tác đào tạo ngƣời dùng tin

Hiện nay, thư viện Trung tâm chưa từng tổ chức bất cứ một lớp huấn luyện về khai thác thông tin nào tại trụ sở chính. Điều này dẫn đến việc người dùng tin hầu như không nắm được hoạt động tra cứu, tìm kiếm thơng tin - tài liệu nên cán bộ thư viện thường xuyên phải hướng dẫn hoặc trực tiếp phục vụ trả lời theo yêu cầu.

Có nhiều ngun nhân khiến tình trạng trên xảy ra trong đó ngun nhân chủ yếu nhất là công tác đào tạo người dùng tin chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của thủ trưởng cũng như người làm công tác tham mưu. Tuy hàng năm Trung tâm có tổ chức Hội nghị tập huấn ngành ở các địa điểm khác nhau trên cả nước (thay đổi theo chế độ luân phiên giữa các quân khu, quân đoàn, học viện nhà trường), Hội

nghị giao tin vào ngày 20 hàng tháng và lớp tập huấn đặc biệt cho các đơn vị mới tham gia Dự án Thư viện số nhưng với nguồn kinh phí eo hẹp, các đối tượng được dự Hội nghị, tập huấn lại chủ yếu là thủ trưởng, cán bộ lãnh đạo, phụ trách cấp cơ sở thay vì những cán bộ thư viện – người trực tiếp làm nghiệp vụ hay người dùng tin. Thêm vào đó, nội dung của các Hội nghị tập trung vào thơng báo tình hình xu hướng qn sự, chính trị, kinh tế-xã hội trong và ngồi nước, giới thiệu tư liệu mới và tổng kết công tác ngành.

Do vậy, chất lượng hoạt động khai thác thông tin trên mạng MISTEN nói chung và thư viện số của Trung tâm nói riêng cịn chưa tương xứng với tiềm lực. Hầu hết các CSDL chưa thực sự phát huy được mục đích và ý tưởng ban đầu khi xây dựng. Như thế, có thể khẳng định việc mở các lớp huấn luyện, đào tạo người dùng tin là vô cùng cần thiết và cấp bách. Trung tâm nên mở các lớp đào tạo tập trung theo từng đơn vị, cử cán bộ hướng dẫn người dùng tin phương thức, cách thức tìm kiếm, tra cứu, khai thác thông tin – tài liệu để từng người dùng tin có thể nắm được hoạt động này. Việc đào tạo tốt nhất nên diễn ra trước khi cấp thẻ thư viện.

KẾT LUẬN

Xây dựng Thư viện số dùng chung trong quân đội, đặc biệt là trong các học viện nhà trường quân đội là chủ trương thể hiện tầm nhìn chiến lược của Bộ Quốc Phịng. Bên cạnh tính hiệu quả trong công tác phục vụ nghiên cứu và học tập, hệ thống thư viện điện tử, thư viện số Ngành Thơng tin KHQS cịn mang lại cho mạng MISTEN của Ngành Thông tin KHQS một khối lượng thông tin khổng lồ, nhất là các CSDL chuyên ngành của các học viện, nhà trường.

Có thể khẳng định, Thư viện số dùng chung, Giao ban Thông tin - Tư liệu trực tuyến và Cổng Thông tin Điện tử Bộ Quốc phòng là những minh chứng cho vị trí và vai trị quan trọng của Ngành Thơng tin KHQS trong quân đội, là sự tin cậy của Đảng, Nhà nước, Bộ Quốc phịng đối với Ngành Thơng tin KHQS. Chúng ta tin tưởng rằng, với sự quan tâm, chỉ đạo thường xuyên của Quân ủy Trung ương, Thủ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng Tham mưu, Trung tâm Thông tin KHQS/BQP, cùng với sự nỗ lực của các đơn vị cơ sở, Ngành Thông tin KHQS sẽ ngày càng phát triển và lớn mạnh hơn nữa, góp phần khơng nhỏ vào sự nghiệp xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.

Với tư cách là cơ quan đầu ngành, trong những năm qua Thư viện Trung tâm ln hồn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, phấn đấu xây dựng TVĐT/TVS với nguồn lực thông tin – tài liệu ngày càng khổng lồ, là đầu tàu gương mẫu cho các đơn vị tham gia Dự án Thư viện số tồn qn nói riêng và tồn Ngành TT.KHQS nói chung. Tuy vẫn cịn nhiều thiếu sót và tồn tại nhưng khơng thể phủ nhận những cố gắng không mệt mỏi của thủ trưởng, cán bộ chiến sĩ đã và đang tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào công tác này. Hy vọng trong thời gian tới, hoạt động của Thư viện số sẽ được đầu tư cả nhân lực và vật lực hơn nữa để nâng cao chất lượng, hiệu quả sao cho xứng với tầm vóc Ngành TT.KHQS, góp phần vào xây dựng Quân đội Nhân dân Việt Nam chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại nhằm chuẩn bị tốt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động của thư viện số tại trung tâm thông tin khoa học quân sự bộ quốc phòng (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)