Khái quát về Trung tâm Thông tin Khoa học Quân sự Bộ Quốc phòng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động của thư viện số tại trung tâm thông tin khoa học quân sự bộ quốc phòng (Trang 37)

Quốc phịng

1.3.1 Lịch sử hình thành phát triển

Trung tâm Thông tin Khoa học quân sự Bộ Quốc phòng là cơ quan đầu ngành về công tác Thông tin KHQS trong quân đội, được thành lập ngày 29/12/1994 theo quyết định 921 của Bộ trưởng Bộ quốc phòng với tên ban đầu là Trung tâm Thông tin Khoa học Công nghệ và Môi trường. Ngày 1/12/2008, Căn cứ nghị định số 104/2008 NĐ-CP ngày 16 tháng 9 năm 2008 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng. Bộ trưởng Bộ Quốc phịng quyết định đổi tên Trung tâm Thơng tin Khoa học Công nghệ và Môi trường thành Trung tâm Thông tin Khoa học Quân sự.

1.3.2 Chức năng nhiệm vụ

Trung tâm TT.KHQS trực thuộc Bộ Quốc phòng, là cơ quan đầu ngành về công tác Thông tin KHQS của quân đội, đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng uỷ Quân sự Trung ương và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm:

- Tham mƣu, giúp Bộ trƣởng Bộ Quốc phòng thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về công tác thông tin KHQS trong quân đội, gồm:

+ Nghiên cứu, xây dựng trình Thủ trưởng Bộ Quốc phòng phê duyệt và tổ chức thực hiện các chủ trương, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển thông tin KHQS trong quân đội; tham mưu đề xuất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về xây dựng, củng cố hệ thống tổ chức ngành Thông tin KHQS trong quân đội đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ;

+ Chủ trì soạn thảo, trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về thông tin KHQS trong quân đội;

+ Trực tiếp quản lý, chỉ đạo về nghiệp vụ, triển khai tổ chức hoạt động thông tin KHQS trong toàn quân;

+ Đề xuất với Bộ Quốc phịng các vấn đề liên quan đến cơng tác xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ thông tin KHQS trong quân đội; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về thông tin khoa học cho cán bộ, nhân viên thơng tin KHQS trong tồn quân ;

+ Tổ chức, quản lý, nghiên cứu, ứng dụng khoa học-công nghệ trong lĩnh vực thông tin KHQS quân sự;

+ Tổ chức và quản lý công tác hợp tác thông tin KHQS trong nước và nước ngoài theo quy định hiện hành của Bộ Quốc phòng. Tổ chức hội thảo khoa học trong nước và quốc tế về lĩnh vực Thông tin KHQS quân sự theo chương trình, kế hoạch đã được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phê duyệt;

+ Dự toán ngân sách nghiệp vụ ngành bảo đảm hoạt động thơng tin KHQS trong tồn qn, trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phê duyệt và phối hợp với cơ quan tài chính kiểm tra việc thực hiện chi tiêu ngân sách;

+ Kiểm tra, đánh giá, tổng kết định k kết quả thực hiện nhiệm vụ thông tin KHQS trong quân đội, báo cáo Bộ Quốc phòng.

- Tiến hành các hoạt động thông tin KHQS quân sự, gồm:

+ Xây dựng kho tin:

Nghiên cứu xác định nhu cầu tin của các đối tượng dùng tin trong quân đội; tổ chức thu thập tư liệu đa ngành trong và ngoài quân đội, trong và ngồi nước về lĩnh vực KHQS nói chung và KHQS quân sự nói riêng theo đúng các quy định hiện hành, phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ huy, quản lý, nghiên cứu, sản xuất cấp chiến lược, chiến dịch;

Tổ chức xử lý đầy đủ, kịp thời, chính xác các tư liệu thu thập được theo những quy định nghiệp vụ chung; Tổ chức quản trị kho tin bằng các công nghệ mới phù hợp các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế, tiến hành tư liệu hố các nguồn tin dưới hình thức các loại hình cơ sở dữ liệu, bảo đảm đáp ứng nhanh chóng, chính xác nhu cầu tìm tin của mọi đối tượng;

+ Xử lý và phổ biến thơng tin:

Tổ chức biên soạn, xuất bản Tạp chí Khoa học qn sự, các ấn phẩm thơng tin KHQS theo danh mục đăng ký; kịp thời phổ biến thông tin chuyên đề khoa học quân sự dưới hình thức trực tiếp hoặc dưới dạng băng hình, băng ghi âm...vv, phục vụ lãnh đạo và các cơ quan đơn vị trong tồn qn; thực hiện cơng tác bảo mật thông tin, nộp lưu chiểu theo đúng quy định hiện hành của Bộ Quốc phòng;

Tổ chức xây dựng và quản trị mạng INTRANET thông tin khoa học của quân đội; giám sát việc sử dụng và phổ biến nguồn thông tin điện tử trên mạng;

Trả lời yêu cầu về thông tin của Thủ trưởng Bộ và các cơ quan, đơn vị trong quân đội, ưu tiên phục vụ yêu cầu tin cấp chiến lược chiến dịch;

Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng giao.

1.3.3 Cơ cấu tổ chức

Sơ đồ tổ chức

1.3.4 Cơ sở vật chất kỹ thuật

Hiện nay, Trung tâm nằm tại tầng 7, 8, 9 của tòa nhà C3, số 1b Nguyễn Tri Phương, Ba Đình, Hà Nội. Riêng thư viện nằm trên tầng 8,9 tòa nhà với kho tài liệu diện tích trên 300m2. Thư viện hiện có 12 máy tính, trong đó 1 máy tính tra cứu mạng Internet, 1 máy tra cứu mạng MISTEN, 10 máy còn lại phục vụ cán bộ thư viện. Ngồi ra cịn một hệ thống máy chủ nằm tại tầng 7.

1.3.5 Nguồn lực thông tin

Vốn tài liệu của Thư viện bao gồm khoảng 100.000 tài liệu được lưu theo các kho: Kho tài liệu Tiếng Việt (Kho V) với trên 25.000 tài liệu, Kho tài liệu tiếng Việt khổ lớn (VL) với trên 27.000 tài liệu, Kho tài liệu mật (TL) khoảng trên 17.000 tài liệu, Kho Latinh (L) trên 1.300 tài liệu, Kho Chuyên đề (CD) với trên 1.500 tài liệu, Kho tiếng Nga (S) trên 600 tài liệu, Kho tài liệu tiếng Trung Quốc (H) với trên

700 tài liệu, Kho Tạp chí (CV, CS, CL, TKDB) khoảng trên 14.000 cuốn, Kho sách tra cứu (Z) với trên 2.700 tài liệu . Ngồi ra cịn kho T/V, T/S. Hiện nay Thư viện đã tiến hành số hóa khoảng trên 500.000 trang tài liệu thuộc các kho V, VL và Tạp chí Tiếng Việt (CV) và sẽ tiếp tục cơng tác này trong thời gian tới.

MISTEN là mạng Intranet của ngành Thơng tin KHQS, do tính chất bảo mật nên không kết nối trực tiếp với mạng Internet cũng như không kết nối trực tiếp với các mạng Intranet của các ngành khác. Mạng thuộc quản lý của Trung tâm Thông tin KHQS/BQP, do Trung tâm xây dựng từ năm 1998. Từ khi bắt đầu hoạt động đến nay, mạng đã kết nối cho trên 200 đơn vị trong toàn quân, cung cấp thông tin phục vụ các cấp lãnh đạo, cán bộ nghiên cứu và hoạt động nghiệp vụ của ngành Thơng tin KHQS các cấp trong tồn qn.

Các đầu mối đơn vị kết nối với mạng thơng qua trang chủ (website) Thơng tin KHQS có địa chỉ: http://misten.bqp.vn của Trung tâm thông tin. Đây là trang chủ cung cấp mọi thông tin về KHQS và nhiều thông tin khác cũng như các dịch vụ trên mạng MISTEN. Lượng truy cập tính đến hiện nay là gần 3.000.000, trung bình khoảng 500 lượt/ ngày

Trang chủ theo giao diện cũ

1.3.6 Đội ngũ cán bộ

Trung tâm hiện có 64 cán bộ, trong đó phần lớn cán bộ có trình độ đại học và trên đại học, được đào tạo qua các trường lớp chính quy trong qn đội, đã có kinh nghiệm nghiên cứu, làm việc thực tế ở nhiều đơn vị với hầu khắp các quân binh chủng như: lục qn, phịng khơng – khơng quân, hải quân, tăng thiết giáp, hậu cần, tình báo, đối ngoại…; ngồi ra cịn có một số cán bộ được đào tạo ở các trường ngoài quân đội như: trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn, Đại học Ngoại Ngữ thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội.

Riêng Phịng Tư liệu hiện có 8 cán bộ với các chức danh sau: Trưởng, Phó phịng, Trợ lý Quản lý dịch, Trợ lý Bổ sung, Trợ lý Quản trị Thư viện số toàn quân, Trợ lý xử lý dữ liệu, Nhân viên Thư viện. Phịng cịn thiếu Phó trưởng phịng và Trợ lý Bổ sung, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động. của Phòng đặc biệt là trong tình trạng Phịng mới tách bộ phận vào cuối năm 2011 và mất đi 7 cán bộ trong đó có 1 nhân viên nhập máy, 4 cán bộ cơng nghệ thơng tin, 2 trợ lý phân tích thơng tin và 1 Trợ lý phân loại sau khi thông qua khung biên chế mới. Thư viện số tại Trung tâm được phụ trách về mặt kỹ thuật bởi 1 Trợ lý Quản trị Thư viện số toàn quân và hoạt động với 3 cán bộ thư viện.

1.3.7 Đặc điểm nhu cầu tin tại Trung tâm Thông tin Khoa học Quân sự Bộ Quốc phòng Bộ Quốc phòng

Là cơ quan cấp chiến lược, nhu cầu tin tại Trung tâm có thể được chia thành các nội dung chính sau:

- Nhu cầu tin về chủ trương, đường lối, chính sách về quốc phịng, qn sự và an ninh: thông tin về định hướng xây dựng và phát triển quân đội, quốc phòng; về các Nghị quyết, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về quốc phịng, qn sự và an ninh; mơ hình tổ chức qn đội nước ngồi, cơng tác đào tạo, huấn luyện quân đội của các nước; lịch sử quân sự Việt Nam và thế giới; thực trạng quốc phòng – an ninh của các nước; khái quát tình hình kinh tế - xã hội các nước; những vấn đề lý luận của chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh liên quan đến quốc phòng – an ninh và quân sự.

- Nhu cầu tin về nghệ thuật quân sự: học thuyết quân sự, chiến lược quân sự, chiến lược quốc phịng, chính sách quốc phịng – an ninh; nghệ thuật chiến dịch, chiến thuật, đối tượng tác chiến…; các vấn đề phòng chống chiến tranh trong điều kiện hiện nay và tương lai; lịch sử các cuộc chiến tranh và xung đột cục bộ, khu vực trên thế giới; các vấn đề hậu phương chiến lược, xây dựng nền quốc phòng tồn dân; đối phó với vũ khí cơng nghệ cao, vũ khí sát thương lớn…

- Nhu cầu tin về địa – chính trị trên thế giới: tình hình chính trị - quân sự, bối cảnh chiến lược trên thế giới và trong khu vực liên quan đến quốc phòng – an ninh và quân sự của nước ta; quan hệ chiến lược giữa các nước; tác động của tồn cầu hóa; quan điểm và cách ứng xử của ta trong quan hệ đối ngoại với các nước có liên quan với Việt Nam; chính sách và chiến lược đối ngoại của các nước lớn, các nước trong khu vực…

- Nhu cầu tin về tổ chức xây dựng lực lượng: xu hướng thay đổi tổ chức lực lượng quân sự và quốc phòng, biên chế trang bị quân đội các nước và chiến lược trang bị; chiến tranh cơng nghệ cao và biện pháp đối phó về mặt tổ chức; luật quốc phòng và quân sự các nước; tổ chức xây dựng, huấn luyện, đào tạo, quản lý lực lượng dự bị động viên của các quốc gia; tổ chức và sử dụng lực lượng gìn giữ hịa bình Liên Hợp quốc…

- Nhu cầu tin về công tác kỹ thuật, hậu cần, kinh tế quân sự, công nghiệp quốc phịng: thơng tin về cơng nghiệp quốc phịng và một số lĩnh vực công nghiệp quốc gia có liên quan đến quốc phịng như cơ khí, luyện kim, điện tử, viễn thơng, quang học, hóa học, vật liệu mới, năng lượng; chiến lược đảm bảo trang bị, bảo đảm kỹ thuật, bảo đảm hậu cần; kết hợp kinh tế với quốc phòng, kết hợp kinh tế - xã hội với quốc phòng – an ninh; bảo đảm hậu cần, xã hội nhân văn quân sự của các nước trên thế giới…

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA THƢ VIỆN SỐ TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN

KHOA HỌC QUÂN SỰ BỘ QUỐC PHÒNG

2.1 Ứng dụng phần mềm thƣ viện số tại Trung tâm Thơng tin Khoa học Qn sự Bộ Quốc phịng

Để xây dựng một thư viện số thì điều đầu tiên cần chú ý là phải có một phần mềm quản lý tài liệu số phù hợp, hiện đại. Dưới đây là một số tiêu chí, yêu cầu cần chú ý khi lựa chọn phần mềm thư viện số:

 Phần mềm phải cung cấp khả năng lưu trữ các dạng tư liệu số hố, bao gồm hình ảnh, text, âm thanh, video.

 Phần mềm phải cung cấp khả năng tìm kiếm tồn văn với các loại tư

liệu là các file điện tử, thí dụ Microsoft Word, Excel, WordPerfect, Acrobat PDF, HTML, XML, v.v...

 Phần mềm phải cung cấp khả năng tự xác định các thuộc tính của các file dữ liệu số hoá được đưa vào để cho phép tra cứu theo các thuộc tính đó, thí dụ kích cỡ file, loại nén (với hình ảnh, âm thanh và video), MIME type, cỡ và độ sâu (đối với hình ảnh), độ dài (đối với âm thanh và video)...

 Phần mềm phải cung cấp khả năng mô tả siêu dữ liệu cho các tư liệu số theo DCMI (Dublin Core Meta Data Initiative), cung cấp khả năng tra cứu và trao đổi siêu dữ liệu (metadata) bằng khuôn dạng XML theo chuẩn Resource Description Format (RDF) của W3C.

 Phần mềm phải cung cấp các tính năng quản lý truy cập để đảm bảo

tính bảo mật và phân quyền sử dụng các tư liệu số.

 Phần mềm có các chức năng cơ bản sau:

- Thu thập và bổ sung các tư liệu cần số hoá

- Số hoá và Xử lý các dữ liệu thu thập được

- Biên mục, nhập vào cở sở dữ liệu, tạo các điểm truy cập để tìm kiếm

- Tổ chức thông tin và khai thác, tra cứu các ấn phẩm dữ liệu số

Với những tiêu chí như trên, hiện tại Trung tâm chọn sử dụng song song hai phần mềm quản lý thư viện số DLIB1 và DLIB2

2.1.1 Phần mềm DLIB 1

Đây là phần mềm quản lý thư viện số do CMC cung cấp. Phần mềm này cung cấp khả năng lưu trữ và khai thác các dạng tài liệu số hố, âm thanh, hình ảnh, phim, dữ liệu toàn văn với nhiều định dạng khác nhau; hỗ trợ xây dựng các giáo trình, Sách điện tử, biến các loại tài liệu này trở thành các dữ liệu của thư viện; cho phép bạn đọc truy cập và khai thác thông tin trực tuyến đồng thời có thể kết hợp với phần mềm thư viện điện tử ILIB để hiện đại hóa thư viện một các toàn diện, nâng cao năng lực và vai trị của thư viện.

Truy cập vào chƣơng trình:

Giao diện chính DLIB

DLIB có các phân hệ chính sau:

- Biên mục - Quản lý nhóm - Quản lý truy cập - Quản trị hệ thống - Cấu hình hệ thống - OPAC

Ngồi ra cịn có các phần: - Đăng nhập:

- Đổi mật khẩu:

Dưới đây là nội dung chính các phân hệ của DLIB 1

2.1.1.1 Biên mục

Module biên mục này là module quan trọng và cơ bản nhất của hệ thống chương trình. Module này nhằm mục đích mơ tả và biên mục chi tiết cho biểu ghi Dlib tuân thủ theo chuẩn Dublin Core. Chương trình hỗ trợ khả năng biên mục qua màn hình làm việc Marc Editor tương tự như màn hình nhập tin Marc21.

Module biên mục bao gồm các chức năng cho phép người sử dụng thực hiện thêm mới, sao chép, sửa, xố, cho biểu ghi biên mục, đồng thời có thể tạo liên kết với dữ liệu dạng số hoá như file văn bản, bản vẽ, hình ảnh, nhạc, bài nói, phim, ...

Nội dung cơ bản của module Biên mục:

Tạo Worksheet nhập tin

Để biên mục, nhập biểu ghi thư mục cho tài liệu thì điều đầu tiên cần làm là tạo một biểu mẫu nhập tin (Worksheet nhập tin) dựa trên các trường dữ liệu Dublin Core cho riêng từng người dùng. Worksheet có thể ở dạng đầy đủ hoặc dạng tóm tắt tu theo nhu cầu sử dụng của người dùng.

Tại đây có thể tạo mới hồn tồn một worksheet hoặc sao chép worksheet s n có và sửa chữa theo ý muốn, xóa worksheet khi khơng cần thiết. Các trường trong worksheet này hoàn toàn giống với một biểu ghi trong biên mục (được trình bày kỹ hơn ở phần sau) và default các trường chính như: ngơn ngữ, người nhập tin, người xử lý, người hiệu đính…Sau khi chọn worksheet người dùng có thể bắt đầu biên mục tài liệu.

DLIB có thể sử dụng một worksheet cho hầu hết các loại tài liệu, điều này khác với ILIB (mỗi loại tàim liệu cần worksheet riêng với các trường khác nhau tuy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động của thư viện số tại trung tâm thông tin khoa học quân sự bộ quốc phòng (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)