Khai thác và sử dụng tài liệu số tại thư viện số Trung tâm Thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động của thư viện số tại trung tâm thông tin khoa học quân sự bộ quốc phòng (Trang 74)

Thơng tin Khoa học Qn sự Bộ Quốc phịng

Hoạt động phục vụ thông tin số, tài liệu số của Thư viện được thực hiện phần lớn qua mạng MISTEN - mạng nội bộ của ngành Thông tin KHQS. MISTEN hiện kết nối với trên 200 đơn vị trong toàn quân, mạng được điểu khiển qua hệ thống máy chủ, máy trạm tại Trung tâm và các điểm cầu với sự chịu trách nhiệm chính của Bộ Tư lệnh Thông tin liên lạc qua hệ thống cáp ở các đơn vị gần và qua đường truyền các thuê bao điện thoại quân sự với các đơn vị khoảng cách xa. Năm 2012 sau khi Cục Cơng nghệ thơng tin thành lập thì đơn vị này chính thức phụ trách phần an ninh mạng cho MISTEN.

Với sơ đồ mạng như trên tồn tại một số điểm yếu sau:

An ninh hệ thống: Đây là vấn đề nghiêm trọng nhất, hệ thống khơng có thiết

bị hỗ trợ an ninh, bảo mật như hệ thống tường lửa (Firewall), hệ thống phát hiện xâm nhập (Intrusion Detection System). Dẫn đến:

Nguy cơ đối với toàn bộ hệ thống mạng:

Với hệ thống hiện nay, do địa chỉ IP gán cho các server là địa chỉ public cho phép người dùng trong các đơn vị khác khi đã kết nối tới mạng MISTEN đều có thể truy cập trực tiếp vào các server này không thông qua một lớp bảo vệ nào. Ngoài ra hệ thống máy chủ phục vụ cho mạng nội bộ và mạng ngoài nằm trong cùng một vùng. Do đó, nếu tội phạm máy tính lợi dụng điểm yếu này để tấn cơng vào hệ thống mạng thì sẽ khơng bị phát hiện. Đồng thời người quản trị cũng không nhận được cảnh báo nào cho biết hệ thống đang bị tấn cơng. Từ đó, hacker có thể dị qt, tấn cơng các server này.

Nguy cơ đối với hệ thống máy chủ (servers):

Các server sử dụng hệ điều hành Windows Server 2003 nhưng lại chưa được cập nhật các bản vá đầy đủ. Các dịch vụ mạng trên server chưa được cấu hình sử dụng các chính sách bảo mật nâng cao. Do đó các máy chủ cịn tồn tại các lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng mà tội phạm máy tính có thể dễ dàng khai thác các điểm yếu này để lấy trộm các thông tin trên máy chủ, thay đổi nội dung các dịch vụ được sử dụng trên server gây thiệt hại tới toàn bộ hệ thống mạng.

Nguy cơ đối với hệ thống máy trạm (clients):

Trước đây hệ thống đã triển khai giải pháp phòng chống virus tập trung theo mơ hình client- server do KASPERSKY cung cấp. Các máy tính trong hệ thống đều cài phần mềm KASPERSKY và được cập nhật mẫu thông qua máy chủ KOSS 2. Do đó, hiệu quả ngăn ngừa và phòng chống virus tương đối cao. Tuy nhiên từ năm 2012, gói hỗ trợ này đã kết thúc nên tất cả các máy trong mạng khơng cịn phần mềm chống vius nữa trừ máy chủ. Ngồi ra các máy tính trong mạng chưa phân chia thành các nhóm riêng biệt, nên hacker có thể tấn cơng trực tiếp vào các máy trạm này để lấy cắp các dữ liệu chứa trong đó, hoặc chiếm quyền điều khiển các máy này thực hiện tấn công đến server.

Hiệu n ng của hệ thống:

Hiệu năng của hệ thống vẫn còn nhiều hạn chế:

Do hệ thống mạng chưa được thiết kế theo mơ hình phân lớp dẫn đến lưu lượng mạng chưa được tối ưu, chưa tận dụng tối đa tính tăng và khả năng của thiết bị. Khơng có đường truyền ATM dự phịng, cũng như khơng có đường dự phịng giữa các thiết bị chuyển mạch cho nên nếu sự cố về thiết bị có thể gây ra mất kết nối cục bộ hoặc toàn bộ hệ thống mạng.

Bộ Quốc phòng đã ban hành “Quy chế hoạt động mạng thông tin KH-CN- MT quân sự” số 07/2008/QĐ-BQP ngày 25/1/2008 làm cơ sở cho việc kết nối, truy cập khai thác, phổ biến, cung cấp thông tin lên mạng, bảo đảm tính bảo mật, an tồn thông tin trên mạng. Tuy nhiên hiện nay, ngay tại Trung tâm Thông tin KHQS/BQP cũng như rất nhiều các đơn vị kết nối mạng, đa phần cán bộ, nhân viên... thực hiện chưa nghiêm, chưa nhận thức được nguy cơ của việc thất thốt thơng tin ra bên ngồi, từ đó cịn có các hành động bất cẩn như:

- Bỏ qua (khơng tn thủ) các quy định đảm bảo an tồn của đơn vị khi làm việc với thiết bị, thông tin của hệ thống.

- Sao chép dữ liệu một cách tùy tiện.

- Thao tác không thận trọng dẫn đến làm mất mát các thơng tin quan trọng

Ngun nhân chính của vấn đề này là:

- Chỉ huy đơn vị chưa quyết liệt trong chỉ đạo việc thực hiện đảm bảo an tồn thơng tin trong đơn vị.

- Cán bộ, công nhân viên trong đơn vị chưa nhận thức về các nguy cơ từ những thao tác hàng ngày với máy tính một cách đầy đủ.

- Chưa được đào tạo đầy đủ về cách sử dụng máy tính an tồn cũng như các biện pháp tránh rị rỉ thơng tin.

- Chưa có các cơng cụ giám sát, cảnh báo, bảo vệ cần thiết.

Bên cạnh đó cịn tồn tại một số vấn đề khác như: Mạng LAN của các đơn vị kết nối có thể tùy ý phát triển số lượng máy tính tham gia mạng MISTEN, điều này rất nguy hiểm vì chỉ cần 01 máy tính mắc các lỗ hổng, điểm yếu là kẻ xấu có thể tấn cơng hệ thống máy chủ dịch vụ, các ứng dụng, đánh cắp, phá hủy dữ liệu. Chưa có các quy trình, kiểm tra, đánh giá khắc phục sự cố An tồn thơng tin cho hệ thống mạng. Hầu hết các đơn vị tham gia mạng chưa có cán bộ chuyên trách về CNTT cũng như an ninh thông tin, bảo mật hệ thống.

Chưa có sự phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức kiểm tra về an tồn thơng tin, bảo mật hệ thống để kịp thời phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm theo thẩm quyền quy định, đồng thời hướng dẫn xử lý, ứng cứu các sự cố về an tồn thơng tin.

Nhiều đường truyền thường xuyên bị nghẽn, đứt mạng gây ảnh hưởng lớn cho sự truy cập của người dùng tin, cá biệt có những đơn vị nhiều tháng khơng kết nối được (Viện Lịch sử Quân sự, Trường Quân chính Quân khu 3…).

Với việc thay đổi giao diện và tổ chức trang chủ của mạng năm 2013 cũng đang trở thành nguyên nhân khiến hoạt động của mạng chưa xứng với những yêu cầu đặt ra. Trang chủ hiện tại được chia thành nhiều phần khác nhau với giao diện đẹp, thân thiện, dễ nhìn hơn trước tuy nhiên do bộ khung trang chủ được quản lý bằng một máy chủ riêng, các CSDL được quản lý và lưu giữ trong các máy chủ khác và đơi lúc đường Link khơng chính xác nên khi truy cập vào từng mục nhỏ thì vẫn giữ giao diện trước đây (chưa convert sang giao diện mới), điều này cịn đặc biệt khơng thuận tiện cho NDT thậm chí có tình trạng khơng truy câp được vào CSDL hay thấy được tài liệu nhưng khơng tải về được. Ngồi ra cịn xuất hiện tình trạng cơng cụ tra cứu trên mạng khơng mạnh gây nhiễu thông tin.

Với riêng các CSDL trên mạng tình hình khai thác hiện nay như sau:

DLIB 1 phục vụ trên 350.000 trang tài liệu với khoảng 10.700 đầu sách trong đó có nhiều sách quý hiếm, đặc biệt là các tài liệu viết tay, tài liệu khơng cịn xuất bản như: Tài liệu mật Lầu Năm góc, Bàn về chiến tranh…đã được số hóa dưới dạng pdf, text. Số lượt tra cứu của DLIB 1 là trên 3.000 lượt/ tháng. Thời gian tới Thư

viện đang lập kế hoạch phối hợp với Cục Bản đồ để số hóa kho bản đồ chiến trường (vẽ trực tiếp trong các trận đánh) góp phần làm phong phú số lượng cũng như giá trị kho tài liệu số/ tài liệu điện tử.

Ngồi ra cịn có các CSDL khác trên MISTEN bao gồm:

Cơ sở dữ liệu Tạp chí

CSDL bắt đầu được xây dựng từ năm 2002, được tổ chức dưới dạng các tạp chí điện tử có thể tra cứu. Mơ hình tổ chức được thiết kế theo tên tạp chí, thời gian xuất bản (năm, số), chương mục của các tạp chí và tên bài viết – tên tác giả. Mỗi tạp chí có thể tra cứu theo năm xuất bản, số hoặc nội dung thông tin chữa trong bài viết. CSDL hiện chứa khoảng 100.000 trang tài liệu với khoảng gần 30.000 bài viết dưới dạng pdf và text trong 32 đầu tạp chí tiếng Việt cùng 40 tạp chí tiếng nước ngồi (Anh, Nga, Trung Quốc) gồm mục lục gốc và mục lục dịch (biểu ghi có nhan đề bài viết, tác giả, tóm tắt, số tạp chí và số trang) với khoảng 27.000 biểu ghi. Mỗi năm CSDL được bổ sung trung bình 12.000 trang tài liệu mới. Đây là CSDL được cập nhật thường xuyên với lượng truy cập 200 lượt/tháng.

Cơ sở dữ liệu Thông tin chuyên đề & Phục vụ lãnh đạo

CSDL này hiện có 351 chuyên đề với khoảng 2200 bài viết bao gồm các Thông tin chuyên đề do Trung tâm Thông tin KHQS tự xuất bản từng tháng và Thông tin Phục vụ lãnh đạo phục vụ yêu cầu đột xuất, Chuyên đề Hậu cần quân đội nước ngoài do Trung tâm kết hợp với Học viện Hậu cần xuất bản. Các chuyên đề được biên tập với nội dung bám sát tình hình chính trị, xã hội, kinh tế, qn sự thế giới theo từng giai đoạn. CSDL được tra cứu theo các trường: Tên chuyên đề, cơ quan phát hành, thời gian phát hành và loại chuyên đề. Số lượt truy cập khoảng 150 lượt/ tháng do hầu hết các Chuyên đề trong CSDL được xuất bản và cấp phát cho các đơn vị trong Hội nghị Thông tin hàng tháng.

Giao diện CSDL Thông tin chuyên đề & Phục vụ lãnh đạo  Cơ sở dữ liệu Tài liệu dịch

Bắt đầu xây dựng từ năm 1999, hiện có trên 3600 tài liệu, mỗi tháng bổ sung khoảng 20 tài liệu bao gồm các thơng tin thư mục và tồn văn bài dịch. CSDL được tổ chức và tra cứu theo các trường: nhan đề bài dịch, tên tác giả, người dịch, thời gian xuất bản (tạp chí gốc) và thời gian dịch. Số lượt truy cập khoảng 80 lượt/tháng.

Giao diện CSDL Tài liệu dịch  Cơ sở dữ liệu Jane’s

Giao diện CSDL Jane’s

CSDL cập nhật bản số của 31 loại Jane’s bao gồm các sách Jane tra cứu vũ khí thuộc các quân binh chủng hải, lục, không quân, lực lượng vũ trang các nước trong các khu vực từ năm 1999 đến 2005, sau 2005 do kinh phí có hạn nên Trung tâm ngừng đặt mua đĩa Jane’s đi kèm bản giấy. Người dùng tin lựa chọn sách Jane theo danh sách được đánh số thứ tự, click vào năm xuất bản. Trong từng cuốn Jane có thể tra cứu theo vần chữ cái A, B, C hoặc theo Title, Country, Section,

Company.Do thiếu bổ sung nên CSDL này khơng cịn thu hút được sự quan tâm của NDT.

Cơ sở dữ liệu Vũ khí trang bị

CSDL này là loại hình CSDL tồn văn, cho phép tra cứu thông tin về những loại vũ khí trang bị của các quốc gia trên thế giới bao gồm 3761 biểu ghi. Người dùng tin có thể tra cứu theo các trường: tên vũ khí, hãng sản xuất, quốc gia sản xuất và năm sản xuất.

Giao diện CSDL Vũ khí trang bị

CSDL Vũ khí trang bị phục vụ một cách thiết thực cho quá trình nghiên cứu, học tập của cán bộ các Quân Binh chủng, Tổng cục như Tổng cục Kỹ thuật, Hậu cần; học viên của các Học viện, Trường sĩ quan trong đó có thể kể đến Học viện Kỹ thuật quân sự, Học viện Lục quân, Học viện Hải qn, Phịng khơng khơng quân, Trường sĩ quan Pháo binh, Trường Sĩ quan Thông tin, Vihempic…CSDL này cung cấp những thông tin về đặc tính kỹ chiến thuật, cách sử dụng, bảo quản niêm cất…của vũ khí trang bị quân sự trên thế giới. CSDL Vũ khí trang bị và CSDL Jane’s cùng các sách Jane tra cứu hàng năm là một trong những nguồn thông tin quan trọng cho các bài nghiên cứu, tổng kết về sức mạnh quân sự và tương quan cán cân quân sự giữa các cường quốc quân sự trên thế giới. CSDL này có lượt truy cập khoảng 160 lượt/ tháng.

Cơ sở dữ liệu Multimedia (đa phương tiện)

Đây là loại hình CSDL lưu trữ dưới dạng âm thanh, hình ảnh video kỹ thuật số. CSDL bao gồm các thể loại: tin tức thời sự, chính trị, qn sự, thơng tin chun đề và nhiều thông tin khác liên quan đến khoa học công nghệ và môi trường. Các tài liệu này được sắp xếp theo chun mục như: thời sự, quốc phịng an ninh, chính trị xã hội, khoa học giáo dục…phân mảng chủ đề, thuận tiện cho người khai thác thông tin. CSDL hiện bao gồm 5120 file dạng wmv với độ dài trên 210.000 phút. CSDL Multimedia có số lượng người truy cập trung bình 80 lượt/ tháng do các tài liệu trong CSDL này hầu hết đều được cung cấp dưới dạng đĩa tư liệu, đĩa hình cho các đơn vị tham gia Hội nghị giao tin.

Thư viện ảnh

Giao diện CSDL Thư viện ảnh

CSDL cung cấp các bức ảnh có giá trị về các đề tài liên quan đến quân sự: diễn tập quân sự, tướng lĩnh quân sự, hoạt động của các lực lượng vũ trang…Do mới được xây dựng từ đầu năm 2013 nên CSDL chưa có nhiều ảnh tư liệu và cơng cụ thống kê lượt truy cập; trong đó nổi bật nhất là các album: Sức mạnh quân sự của Syria, Hình ảnh về Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Diễn tập thực binh ứng phó thiên tai khu vực ASEAN năm 2013 (ARDEX-13)…

Cơ sở dữ liệu Hải quân châu Á – Thái Bình Dƣơng

CSDL này được xây dựng từ tháng 7 năm 2013, hiện có khoảng 150 tài liệu xung quanh các chủ đề: lực lượng, chiến lược phát triển, vũ khí trang bị, diễn tập quân sự, multimedia…của Hải quân các nước châu Á – Thái Bình Dương. CSDL này đang được xây dựng nên chưa có các cơng cụ tìm kiếm và thống kê lượt

Cơ sở dữ liệu Biển đảo Việt Nam

CSDL Biển đảo Việt Nam được xây dựng từ trước năm 2010 và cập nhật thường xuyên với các thơng tin có chất lượng cao, đặc biệt có giá trị trong hoàn cảnh hiện nay (tranh chấp Biển Đơng và khu vực châu Á – Thái Bình Dương…) với lượt truy cập khoảng trên 200 lượt/ tháng. CSDL được xây dựng bao gồm các biểu ghi thư mục, tài liệu toàn văn, video, bản đồ…được chia thành các chủ đề chính: địa chính trị - địa kinh tế: 410 tài liệu, địa quân sự 650 tài liệu, chủ quyền Việt Nam 245 tài liệu, tình hình Biển Đơng 665 tài liệu, an ninh biển: 996 tài liệu với 5747 trang, multimedia và bản đồ. Tài liệu trong CSDL Thời gian vừa qua Trung tâm đã phối hợp với Bộ Tài Nguyên và Môi trường để xây dựng một CSDL biển và hải đảo Quốc gia thuộc sự quản lý của Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam. Các loại tài liệu được tìm kiếm nhiều nhất trong CSDL này là tình hình Biển Đơng, Bản đồ và an ninh biển.

Cơ sở dữ liệu Chống diễn biến hịa bình

CSDL chia thành 4 phần chính: Diễn biến hịa bình khoảng 150 tài liệu, tin tức – sự kiện có khoảng 120 tài liệu, phân tích – bình luận có 546 tài liệu và 22 tài liệu Multimedia trên 2000 phút. Khi NDT muốn tra cứu theo nhan đề, tóm tắt, từ khóa, nguồn và thời gian cập nhật. CSDL này có rất ít NDT được truy cập do có chế độ bảo mật riêng .

Giao diện CSDL Chống diễn biến hịa bình

Cơ sở dữ liệu Học tập & làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh

CSDL này mới được xây dựng từ tháng 9 năm 2013 với khoảng gần 100 bài viết về hoạt động thi đua học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong và ngoài Quân đội. CSDL được cập nhật hàng tuần dưới dạng các bài viết. CSDL đang được xây dựng nên chưa có đầy đủ các cơng cụ tìm kiếm và thống kê lượt

Cơ sở dữ liệu Môi trƣờng

CSDL này được xây dựng dựa trên việc tổng hợp lại 2 CSDL Thông tin môi trường và CSDL Khoa học - Công nghệ - Môi trường - Y tế với trên 4000 tài liệu và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động của thư viện số tại trung tâm thông tin khoa học quân sự bộ quốc phòng (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)