Giá trị tài liệu cá nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sưu tầm, thu thập tài liệu lưu trữ các nhà khoa học tiêu biểu của viện hàn lâm khoa học và công nghệ việt nam nghiên cứu trường hợp GS VS nguyễn văn hiệu) (Trang 44 - 52)

8. Bố cục của đề tài

1.3. Tổng quan về tài liệu các nhà khoa học tiêu biểu của Viện Hàn lâm Khoa học và Công

1.3.3. Giá trị tài liệu cá nhân

1.3.3.1. Tài liệu cá nhân là nguồn sử liệu quan trọng phản ánh các hoạt động của đời sống xã hội

là một loại hình sử liệu quan trọng. Chúng chứa đựng một phần thông tin về quá trình phát triển của xã hội, của đất nước, về cuộc sống con người. Chúng ta không thể tái hiện một cách đầ đủ sự liên kết giữa các thế hệ, sự bảo tồn các giá trị đạo đức xã hội, đạo đức gia đình… nếu không có tài liệu lưu trữ của các cá nhân tiêu biểu cũng như của những con người bình thường nhất. Tài liệu lưu trữ cá nhân là một nguồn sử liệu với nhiều giá trị đặc biệt, có thể sử dụng để nghiên cứu nhiều mặt khác nhau của đời sống xã hội.

Tài liệu có xuất xứ cá nhân có những giá trị sau:

Thứ nhất, đâ là nguồn sử liệu có thể sử dụng để nghiên cứu về cuộc đời của từng cá nhân với tất cả những đặc điểm riêng biệt của họ, với đặc thù giai cấp xã hội và dấu ấn thời đại mà họ sinh sống và hoạt động.

Thứ hai, có thể sử dụng tài liệu lưu trữ cá nhân để nghiên cứu về cuộc sống của quần chúng lao động, những con người thuộc đa số nhưng lại thường vắng bóng trong những nguồn tài liệu chính thống.

Thứ ba, đâ là nguồn tài liệu phản ánh một cách rõ nét nhất cuộc sống nội tâm của con người: Nhật ký, hồi ký, sáng tác, thư từ trao đổi.

Thứ tư, tài liệu lưu trữ cá nhân có thể sử dụng để nghiên cứu về mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, sự liên kết giữa các thế hệ. Một trong những nguồn tài liệu có thể sử dụng để nghiên cứu về mối quan hệ này là gia phả.

Thứ năm, đâ là nguồn tài liệu chứa đựng những thông tin lịch sử quan trọng có thể bổ sung nguồn tài liệu chính thống”[22, 16].

Khi đề cập tới ý nghĩa của Phông lưu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh, tác giả Nguyễn Quốc Dũng đã nhận xét: “Tài liệu thuộc Phông lưu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh là di sản văn hoá tinh thần vô cùng to lớn mà Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại đã để lại cho Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân Việt Nam. Tài liệu Phông lưu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh phản ánh thiên tài trí tuệ của vị lãnh tụ, người thầy của cách mạng Việt Nam, nhà tư tưởng mác-xít Lêninnít đã áp dụng thành công chủ nghĩa Mác – Lênin vào hoàn cảnh một nước thuộc địa”

Tài liệu của các cá nhân tiêu biểu có ý nghĩa chính trị sâu sắc, nó thể hiện ý chí của Đảng trong việc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. Mỗi ghi chép, mỗi tài liệu được lưu trữ lại đã phản ánh được tâm tư nguyện vọng của các cá nhân trong việc hoạch định ra những kế hoạch cho cách mạng Việt Nam qua các thời kì khác nhau. Trong dự thảo bài viết Hồ Chủ tịch và quân giới (tài liệu viết tay) nhân dịp kỷ niệm 40 n m th nh lập quân đội nhân dân Việt Nam, GS Trần Đại Nghĩa đã kể lại lời c n dặn của Bác Hồ như sau:

“Cuộc kháng chiến của chúng ta là chiến tranh nhân dân và toàn diện, vận dụng tất cả các hình thức chiến tranh. Quân giới cần cung cấp cho chiến tranh du kích số vũ khí tối thiểu cần thiết và quan trọng hơn là giúp các địa phương tự sản xuất được vũ khí cơ bản (lựu đạn, mìn v v ) để mọi người dân ta khi phải h sinh có vũ khí cơ bản để giết địch trước. Nhân dân ta cuối cùng phải chiến thắng địch với số hy sinh tính mạng thấp nhất của đồng bào và quân đội…” [33]. Như vậy, chúng ta có thể thấy phần nào tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh thông qua ghi chép lại của GS Trần Đại Nghĩa. Đó l việc tạo mọi điều kiện cho tất cả người dân Việt Nam ai cũng có thể đánh địch dù ở hoàn cảnh khó kh n nhất, góp phần vào thắng lợi chung của dân tộc.

Tài liệu lưu trữ của các nhà khoa học tiêu biểu của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam ngoài việc thể hiện ý chí của Đảng nh nước trong việc phát triển nền khoa học Việt Nam hiện đại, hòa nhập cùng với khoa học thế giới, nâng vị thế của khoa học Việt Nam trên trường quốc tế. Ở Việt Nam trước khi có giải thưởng FIELD, giải thưởng danh giá nhất ngành toán học của GS Ngô Bảo Châu n m 2010 được cả thế giới biết đến cũng có những nhà khoa học của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam có những công trình nghiên cứu khoa học thuyết phục hoàn toàn khoa học thế giới tại thời điểm đó. N m 1964 lần đầu tiên trên thế giới có phương pháp giải b i toán quy hoạch lõm do GS Ho ng Tụy nghiên cứu đó l vấn đề thuộc loại rất khó về bản chất nên trên thế giới chưa ai nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu n y dựa trên một lát cắt độc đáo về sau được giới nghiên cứu đặt tên l “Tuy's cut” (lát cắt Tụy) v công trình quy hoạch lõm của ông trở th nh cột mốc đánh

dấu sự ra đời một chuyên ng nh toán học mới: Lý thuyết tối ưu to n cục. Ông được coi l “cha đẻ của Tối ưu to n cục tất định” l do công trình đó. Hoàng

Tụy được Tổ chức quốc tế Tối ưu to n cục trao giải thưởng Constantin

Caratheodory bởi những cống hiến của ông.

1.3.3.2. Tài liệu cá nhân có giá trị lịch sử to lớn

Tài liệu lưu trữ cá nhân phản ánh quá trình sống và làm việc của cá nhân. Trong những tài liệu đó còn có thể là những ghi chép lại những cuộc gặp gỡ của cá nhân đó với những nhân vật lịch sử tiêu biểu khác của dân tộc, những tâm tư tình cảm của những cá nhân với nhau. Đó l những câu chuyện đời thường nhưng phản ánh sâu sắc tầm quan trọng của cá nhân đó với sứ mệnh mà lịch sử giao cho. Trong bài viết “40 ng y cùng về với Bác” (tài liệu viết tay n m 1966), GS Trần Đại Nghĩa đã viết về cuộc gặp của GS với Bác Hồ ở Bắc bộ phủ, ở đó Bác Hồ nói “đâ là một nhiệm vụ quan trọng và nặng nề. Chú cố gắng cộng tác với anh em, ra sức xây dựng ngành quân giới phục vụ bộ đội Đó là việc có ý nghĩa rất lớn đối với dân, với nước” Và cũng từ đó tôi mang tên là TĐN (TĐN l tên viết tắt của Trần Đại Nghĩa- tác giả luận v n). Cũng trong b i viết này, GS Trần Đại Nghĩa cũng đã nhắc đến cuộc gặp gỡ và nói chuyện thân tình với anh V n (đồng chí Võ Nguyên Giáp): Văn nói một câu ngắn ngủi và cảm động: Ở nhà chờ đợi anh, rất mừng là được tin anh về với Bác. Mình trả lời: “Cảm ơn Anh tin tưởng, tôi sẽ cố gắng làm tròn nhiệm vụ Tôi đã chuẩn bị sẵn sàng” Với sự hồi tưởng lại đó đã thể hiện rất rõ vai trò của Trần Đại Nghĩa khi ông trở về nước v đã có những đóng góp to lớn cho cuộc kháng chiến cứu nước vĩ đại của dân tộc.

Trong bài viết “Bảo tàng Nguyễn V n Huyên – một mô hình lưu trữ, bảo t ng cá nhân đặc sắc” của tác giả Phạm Thị Bích Hải đã khẳng định “Những tư liệu và ký ức về một con người, một gia đình, một dòng họ nếu được trân trọng giữ gìn, lưu trữ và biết cách tập hợp, trưng bà , giới thiệu sẽ giúp chúng ta không chỉ hiểu về cuộc đời của một con người mà còn hiểu thêm về lịch sử, văn hóa và xã hội Việt Nam, biết trân trọng quá khứ để đi đến tương lai”[18, 14].

Luận v n thạc sĩ của tác giả Nguyễn Quốc Dũng n m 2009 cũng có nhận xét về ý nghĩa lịch sử của tài liệu Phông Lưu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh như sau: “Thông qua tài liệu thuộc Phông lưu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh giúp chúng ta hiểu rõ hơn về lịch sử của Đảng, lịch sử dân tộc Ngoài ra, đâ còn là nguồn sử liệu phục vụ việc nghiên cứu về lịch sử đảng bộ một số địa phương, các ngành, các cơ quan có liên quan” [11, 48].

Như vậy, tài liệu của các cá nhân có ý nghĩa quan trọng trong việc phản ánh lịch sử của cơ quan tổ chức. Với tài liệu lưu trữ của các nhà khoa học tiêu biểu của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam qua các thời kỳ, nó đã thể hiện được lịch sử phát triển của Việt Nam nói chung cũng như của Viện nói riêng, phản ánh một phần tinh túy của nền khoa học công nghệ của Việt Nam.

1.3.3.3. Tài liệu lưu trữ cá nhân có giá trị khoa học đặc biệt đối với nền khoa học công nghệ của đất nước

Hiện nay, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam l cơ quan nghiên cứu khoa học công nghệ lớn nhất của cả nước l nơi l m việc của khoảng 300 giáo sư phó giáo sư v 6 viện sĩ của các Viện Hàn lâm khoa học trên thế giới. Những nhà khoa học này trong quá trình nghiên cứu của mình đã để lại khối lượng tài liệu rất lớn đó l những công trình khoa học tiêu biểu được giới khoa học trong nước và quốc tế công nhận. Các công trình nghiên cứu khoa học n y l cơ sở để cung cấp các luận cứ khoa học giúp cho Đảng và nh nước hoạch định đường lối, chính sách phát triển trên nhiều phương diện, đưa ra quyết định quản lý, chiến lược, kế hoạch phát triển nền khoa học công nghệ của đất nước.

Kết quả của các công trình nghiên cứu khoa học là việc phát minh ra những cái mới có ý nghĩa giúp giải quyết những vấn đề mà xã hội quan tâm. Các công trình được tiến hành nghiên cứu nghiêm túc, tỉ mỉ công phu được giới khoa học trong nước và thế giới đánh giá cao. Những nghiên cứu đó l cơ sở cho những nghiên cứu của các nhà khoa học đi sau giúp họ có thêm c n cứ để thực hiện những nghiên cứu riêng của mình. Thực tế cho thấy tất cả các

công trình nghiên cứu khoa học dù nhiều hay ít đều phải dựa vào các nghiên cứu từ trước đó giúp cho việc nghiên cứu vừa tránh khỏi sự trùng lặp, vừa giúp tiết kiệm thời gian và kinh tế cho nghiên cứu.

Trong bài viết Nguyễn V n Hiệu – Nhà vật lý tiên phong có đoạn viết: Ngay sau khi bảo vệ thành công luận án tiến sĩ khoa học về Hệ thức tiệm cận các biên độ tán xạ trong lý thuyết trường lượng tử định xứ tương đối tính, Nguyễn V n Hiệu say mê lao vào một hướng nghiên cứu mới rất sôi nổi v đầy hứa hẹn: Nghiên cứu các tính chất đối xứng cao, thống nhất sự đối xứng nội tại của các hạt cơ bản với tính đối xứng của không gian, thời gian. Viện Liên hiệp Nghiên cứu Hạt nhân Dubna quyết định thành lập một tổ nghiên cứu mới và cử Nguyễn V n Hiệu phụ trách. Tổ bao gồm các nhà vật lý thuộc nhiều quốc tịch (Liên Xô, Hunggari, Rumani, Ba Lan và Việt Nam) nhằm nghiên cứu về lý thuyết đối xứng cao.

“Chúng tôi thu được nhiều kết quả mới rất lý thú – Nguyễn Văn Hiệu kể lại – Những công trình khoa học xuất sắc của anh Đào Vọng Đức lúc đó đã được đánh giá cao ở nhiều trung tâm khoa học lớn. Viện Liên hiệp Nghiên cứu Hạt nhân Dubna đề nghị tôi soạn một loạt bài giảng để thuyết trình cho những nhà thực nghiệm về lý thuyết mới này. Các bài giảng đó về sau được viết lại thành sách xuất bản ở Matxcơva Đó là một trong những cuốn sách đầu tiên về lý thuyết đối xứng cao Đến năm 1968, sáu nhà vật lí Liên Xô và Việt Nam do tôi hướng dẫn, bảo vệ thành công luận án phó tiến sĩ Tôi được bầu làm giáo sư về Vật lý lý thuyết và vật lý toán”

…..

N.N. Bogolubuv cho biết: “Do được áp dụng vào nghiên cứu hạt cơ bản, lý thuyết đối xứng phát triển mạnh. Tất cả các nhà vật lý năng lượng cao không thể không biết tới những thành tựu đó Tu nhiên, cho đến nay, vẫn thiếu những sách chuyên khảo trình bày một cách có hệ thống các kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực quan trọng này của lý thuyết hạt cơ bản. Cuốn sách của nhà bác học Việt Nam nổi tiếng Nguyễn Văn Hiệu, người đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển của lý thuyết đối xứng, bù vào chỗ trống ấy. Cuốn sách

được viết với trình độ lý thuyết cao. Không nghi ngờ gì nữa, nó có ích cho tất cả các nhà vật lý lý thuyết, thực nghiệm mới bắt đầu nghiên cứu và cho cả những ai muốn làm quen với lý thuyết đối xứng các hạt cơ bản” [24, 480].

Đây chỉ là một trong những ví dụ, những đánh giá về giá trị khoa học trong tài liệu nghiên cứu của Nguyễn V n Hiệu. Đó thực sự là những nghiên cứu xuất sắc, là tài liệu tham khảo quan trọng mà các nhà khoa học thuộc các thế hệ sau cần phải tìm hiểu khi nghiên cứu về những vấn đề tương tự. Khoa học là thành tựu của nhân loại, bất kỳ một kết quả nghiên cứu n o cũng đều đáng được trân trọng, phát huy và kế thừa những nghiên cứu đó ứng dụng nghiên cứu đó v o đời sống của xã hội theo hướng tích cực thực sự là rất cần thiết, thôi thúc không chỉ các nhà khoa học m các cơ quan quản lý cũng cần phải có những biện pháp nhằm phát huy tối đa những thành tựu đó.

Tiểu kết chương 1

Trải qua hơn 40 n m hình thành và phát triển, Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam không ngừng lớn mạnh cả về quy mô và chất lượng khoa học l nơi tập hợp hàng nghìn nhà khoa học với số lượng không nhiều trong số đó l những cá nhân kiệt xuất (tiêu biểu). Những cá nhân này có những đóng góp quan trọng đối với khoa học, chính trị, kinh tế v n hóa xã hội… Tài liệu của họ phản ánh chân thực nhất đầy đủ nhất về những thành tựu của khoa học Việt Nam từ những ng y đầu còn rất khó kh n khi đất nước tuy đã thoát khỏi chiến tranh nhưng vẫn còn bị bao vây cấm vận từ nhiều cường quốc trên thế giới. Những tài liệu n y l cơ sở để cung cấp những thông tin cho việc dự báo, phát hiện ra những quy luật trong phát triển nền khoa học công nghệ, cung cấp cho Đảng v Nh nước những thông tin để có những kế hoạch, chiến lược phát triển trong tương lai.

Trong chương 1 tác giả luận v n đã khái quát lại hệ thống lý luận về tài liệu lưu trữ có xuất xứ cá nhân như khái niệm, tiêu chuẩn thành lập phông lưu trữ cá nhân, nội dung, thành phần đặc điểm và giá trị của tài liệu lưu trữ có xuất xứ cá nhân ở cả trong v ngo i nước. Từ đó luận v n tập trung phân tích

tổng quan về tài liệu lưu trữ các nhà khoa học tiêu biểu của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam trong đó có việc xác định phông sưu tập lưu trữ cá nhân các nhà khoa học tiêu biểu, nội dung, thành phần cũng như giá trị tài liệu lưu trữ các nhà khoa học tiêu biểu của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Chương 2

TÌNH HÌNH SƯU TẦM, THU THẬP TÀI LIỆU CỦA GS.VS NGUYỄN VĂN HIỆU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sưu tầm, thu thập tài liệu lưu trữ các nhà khoa học tiêu biểu của viện hàn lâm khoa học và công nghệ việt nam nghiên cứu trường hợp GS VS nguyễn văn hiệu) (Trang 44 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)